Tăng chất lượng dịch vụ logistics doanh nghiệp phải đánh đổi Trade off

Năm 2021, chi phí logistics tại Việt Nam chiếm khoảng 16,8% giá trị hàng hóa trong khi mức chi phí này trên thế giới hiện chỉ khoảng 10,6%. Có thể thấy, chi phí logistics đã và đang là “gánh nặng” trên vai các doanh nghiệp xuất khẩu và tình trạng này còn có thể nặng nề hơn trong năm nay.

Năm 2022 là năm mà hoạt động xuất khẩu được kỳ vọng sẽ tiếp tục khởi sắc nhờ vào sự phục hồi của nền kinh tế thế giới và các cam kết về thuế quan ưu đãi mà các Hiệp định thương mại tự do Việt Nam tham gia được thực thi đầy đủ hơn. Cùng với đó, làn sóng chuyển dịch đầu tư để tái cơ cấu chuỗi cung ứng của các tập đoàn nước ngoài với quy mô sản xuất lớn và mạng lưới khách hàng rộng khắp sẽ là động lực mới cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Tại Việt Nam, gói phục hồi kinh tế với các chính sách hỗ trợ của Chính phủ (bao gồm cả thuế, phí) được kỳ vọng sẽ giúp cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh COVID-19 thời gian vừa qua nhanh chóng phục hồi.

Tuy nhiên, theo nhận định của một số chuyên gia, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục phải đối mặt với nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng do căng thẳng thương mại, địa chính trị leo thang; giá hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu là đầu vào của sản xuất tiếp tục tăng cao, gây áp lực lớn lên hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cùng với đó, căng thẳng địa chính trị và giá dầu tăng trên toàn thế giới khiến chi phí vận tải, logistics tăng “phi mã” càng làm cho chi phí xuất nhập khẩu gia tăng, làm giảm lợi thế cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam.

Chi phí logistics Việt Nam tương đương khoảng 16,8% GDP

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, 2 năm qua, tác động của dịch bệnh COVID-19 đã đẩy giá cước vận tải biển lên cao, tăng 4-6 lần và đến nay chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”.

Còn theo tính toán của Hiệp hội Logistics Việt Nam (VLA), năm 2021 chi phí logistics vẫn chiếm khoảng 16,8% giá trị hàng hóa Việt Nam trong khi mức chi phí này trên thế giới hiện chỉ khoảng 10,6%.

Ông Nguyễn Tương, Cố vấn cấp cao Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam cho biết, chi phí logistics gồm lưu trữ hàng hóa, bao bì, đóng gói, kho bãi, luân chuyển hàng hóa, làm thủ tục hải quan... chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng giá thành sản phẩm nên chi phí này tăng cao kéo theo giá thành hàng hóa bị đẩy lên cao. Và đây là “thách thức” không nhỏ đối với doanh nghiệp và hàng hoá Việt Nam thời điểm hiện tại.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định: Giá cước vận tải biển năm nay đã lập kỷ lục mới cao hơn mức “đỉnh” của năm 2021.

Cụ thể, giá cước đi Thái Lan (cảng Bangkok, Laem Chabang) dao động từ 1.600-2.500 USD/ container; giá cước đi Philippines (Davao, Cebu, General Santos) dao động 4.000-5.300 USD/container; đi các cảng bờ Tây nước Mỹ dao động từ 12.000-14.000 USD/ container (tùy hãng); đi bờ Đông nước Mỹ như (Baltimore, Miami, New Orleans, Houston…) dao động ở mức cao từ 19.000-22.000 USD/ container…

Cùng với cước vận tải biển, VASEP cho biết, sang năm 2022, phí chuyên chở container tiếp tục được nhiều hãng tàu thông báo điều chỉnh tăng đến 20%, dù trước đó mức giá đã rất cao, tăng vài lần so với thời điểm trước khi có dịch.

Trong khi cước vận tải biển và chi phí thuê container đang “phi mã”, thì theo ông Nguyễn Tương, việc thu phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển tại TPHCM (gọi chung là phí hạ tầng cảng biển) từ ngày 1/4/2022 vừa qua lại càng khiến doanh nghiệp thêm khốn khó.

Thủ tục khiến doanh nghiệp “hụt hơi”

Ông Đinh Hữu Thạnh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Bee Logistic Việt Nam cho rằng: Hiện nay, một số chính sách, thủ tục về xuất nhập khẩu đang là nguyên nhân khiến doanh nghiệp “hụt hơi”.

Theo ông Thạnh, đơn cử như doanh nghiệp xuất khẩu đang gặp vướng mắc với quy định của hải quan cho phép hàng hóa vận chuyển chỉ có thể được đóng gói lại nhưng không được phép lắp đặt; số lượng hàng hóa đầu vào phải đúng với đầu ra,… Những quy định này đang cản trở doanh nghiệp làm logistics với bên thứ ba.

Do đó, Bee logistic Việt Nam đề xuất cần cải tiến quy định tại các kho ngoại quan hoặc các khu vực quản lý hải quan cho phép doanh nghiệp logistics có thể lắp đặt, gia công cũng như đóng gói, dán nhãn hàng hóa… vì đây là các hoạt động cơ bản mà các doanh nghiệp logistics trên thế giới đã làm từ rất lâu.

Bee logistic cũng kiến nghị về việc doanh nghiệp cần có thêm thông tin, hướng dẫn trong việc tiếp cận với dự án đầu tư trung tâm logistics tại các tỉnh, thành phố. Những thông tin hữu ích sẽ là tiền đề để các doanh nghiệp có thể liên kết tập trung nguồn lực đầu tư và phát triển các trung tâm logistics tại Việt Nam.

Cùng quan điểm, ông Jonathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) nêu kiến nghị: Để kéo giảm chi phí cho doanh nghiệp, cần tiếp tục tăng cường đơn giản hóa, minh bạch thủ tục hải quan để giảm chi phí và tăng tính dự đoán cho doanh nghiệp. Trong đó, cần nhanh chóng xây dựng và sử dụng các hệ thống trao đổi điện tử dữ liệu giữa doanh nghiệp, hải quan và cơ quan liên quan.

Về vấn đề đầu tư hạ tầng logistics, đại diện Vụ vận tải (Bộ GTVT) cho rằng, doanh nghiệp cần kiện toàn mô hình tổ chức, chú trọng đến việc kết nối các chuỗi dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics bằng việc huy động các nguồn lực xã hội (bao gồm cả nguồn lực tài chính) vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kho bãi, các trung tâm logistics…

Theo ông Nguyễn Tương, thực tế cho thấy, ngoài những nguyên nhân khách quan từ tình hình thế giới thì nguyên nhân chủ quan đó là hầu hết các doanh nghiệp logistics Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động thiếu liên kết, cơ sở hạ tầng logistics chưa đồng bộ, chưa có tính kết nối cao giữa các loại hình vận tải, giao nhận… khiến chi phí logistics thời gian qua tăng cao.

Chính vì thế, để giảm thiểu áp lực về chi phí logistics, ông Nguyễn Tương cho rằng, các doanh nghiệp logistics cần thúc đẩy hợp tác kinh doanh, đầu tư trong ngành nhằm tạo ra chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ ngày càng hiệu quả và chuyên nghiệp.

Đồng thời, doanh nghiệp logistics phải vận dụng mọi biện pháp để giảm chi phí bằng cách thay đổi phương thức điều hành, thay đổi giữa các phương thức vận chuyển sao cho hợp lý cũng như phát triển mạnh đội tàu biển Việt Nam trong tương lai. Ngoài ra, để giảm chi phí, doanh nghiệp logistics cũng cần nâng cao chất lượng dịch vụ; đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số cũng như sắp xếp lại tổ chức tinh gọn hơn, hiệu quả hơn.

Sáng kiến “Hộ chiếu logistics thế giới”

Để góp phần cùng doanh nghiệp logistics kéo giảm chi phí, bà Nguyễn Minh Phương, Trưởng phòng Hợp tác Tây Á-châu Phi, Vụ Thị trường châu Á-châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Công Thương phối hợp với Sáng kiến “Hộ chiếu logistics thế giới” (WLP) tổ chức Hội thảo Diễn đàn sáng kiến Hộ chiếu logistics thế giới và Khả năng tăng cường hợp tác Việt Nam-Các tiểu vương quốc Arab Thống Nhất (UAE) trong lĩnh vực logistics diễn ra trong ngày 20/4.

UAE là đối tác quan trọng của Việt Nam tại khu vực Trung Đông. Thông qua UAE, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có cơ hội tiếp cận tới nhiều quốc gia trong khu vực. Sự hợp tác hiệu quả với UAE trong lĩnh vực logistics sẽ góp phần thúc đẩy trao đổi thương mại giữa Việt Nam với khu vực Trung Đông, châu Phi.

Các sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam khi được UAE cấp hộ chiếu đều được tạo thuận lợi và hỗ trợ về thông quan, miễn thuế hàng không, giảm thời gian kiểm tra và đưa lên phương tiện vận tải nhanh chóng, miễn phí, giảm thời gian lưu kho lên tới 48 giờ, hàng hóa có thể được thông quan trước khi đến cảng, nhờ đó dự kiến sẽ tiết kiệm thời gian và 40% chi phí vận hành.

Hiện một số cảng của UAE thực hiện miễn giảm thuế, phí cho hàng hóa có hộ chiếu logistics, hàng hóa khi qua con đường tơ lụa Dubai sẽ tiết kiệm tiền lưu kho; có thể chuyển hàng thông suốt từ nơi xuất phát cho đến đích.

Với những lợi thế trên, cơ quan Hải quan Dubai đang kỳ vọng hàng hóa giao thương từ Việt Nam đến các thị trường mới tăng từ 0,5% lên đến 27%.

Nguồn: Báo điện tử Chính phủ

Với sự phát triển của Internet và công nghệ. Việc học tập, trao dồi kiến thức không còn bó hẹp ở lớp học mà được mở rộng ra nhiều hình thức khác nhau. Chỉ cần một chiếc laptop, hay một chiếc smartphone bạn ngay lập tức có thể truy cập vào  ‘kho’ kiến thức vô hạn của thế giới. Và Massive Open Online Course – MOOC ra đời trong xu thế đó. Được biết đến như Khoá học đại trà trực tuyến mở, tiên phong bởi các Giáo sư trường ĐH Stanford, và như tên gọi của nó, là một khoá học trực tuyến (online) nhắm tới số lượng lớn người tham gia trên phạm vi rộng lớn (massive), được truy cập miễn phí qua mạng internet (tính mở – open).

Tăng chất lượng dịch vụ logistics doanh nghiệp phải đánh đổi Trade off

Do là khoá học trực tuyến, mỗi khoá học có thể thu hút hàng chục thậm chí hàng trăm nghìn người tham dự trên toàn thế giới. Hầu hết các khoá học MOOC là phi tín chỉ (non-credit) và học viên sau khi hoàn thành khoá học có thể được cấp chứng nhận.

Cùng VILAS điểm qua 3 khóa học online về Logistics/Supply Chain mà bạn nên thử để nâng cao kiến thức của mình về ngành công nghiệp tiềm năng này nhé!

1. Khóa học online Supply Chain Fundamentals:

Tăng chất lượng dịch vụ logistics doanh nghiệp phải đánh đổi Trade off

Khóa học cơ bản về Chuỗi Cung ứng này là một phần của chương trình MITx MicroMasters Credential in Supply Chain Management, được cung cấp bởi # 1 xếp hạng chương trình Thạc sĩ SCM tại Viện Công nghệ Massachusetts.

Khóa học này sẽ cung cấp các kỹ năng cơ bản cho quản lý Chuỗi Cung ứng và Logistics. Bạn sẽ được học các phương pháp phát triển và áp dụng các công cụ phân tích, tiếp cận và kỹ thuật được sử dụng trong thiết kế và vận hành hệ thống Logistics và Chuỗi Cung ứng tích hợp. Chương trình được thiết kế từ góc độ quản lý, với sự nhấn mạnh về vị trí và cách các công cụ cụ thể có thể được sử dụng để cải thiện hiệu suất tổng thể và giảm tổng chi phí của một Chuỗi Cung ứng. Đặt trọng tâm vào việc phát triển và sử dụng các mô hình toán học cơ bản để minh họa các khái niệm cơ bản liên quan đến cả hoạt động Logistics nội bộ và liên công ty.

Các lĩnh vực chủ đề chính sẽ được tập trung trong khóa học này bao gồm:

  • Dự báo nhu cầu, lập kế hoạch và quản lý
  • Lập kế hoạch, quản lý và kiểm soát tồn kho
  • Lập kế hoạch vận chuyển, quản lý và thực thi

Mặc dù mục tiêu chính của khóa học này là phát triển và sử dụng các mô hình để giúp phân tích các tình huống được đề cập ở trên, chương trình sẽ sử dụng nhiều ví dụ từ ngành công nghiệp cụ thể để minh họa các khái niệm trong thực tế. Đây không phải là một khóa học thuần túy lý thuyết hay nghiên cứu điển hình, mà là một khóa học phân tích được áp dụng giải quyết các vấn đề thực sự được tìm thấy trong thực tế.

Nội dung chính của chương trình:

  • Quản lý rủi ro trong quản lý Chuỗi Cung ứng
  • Phân khúc khách hàng mục tiêu, sản phẩm và kênh phân phối; thiết kế danh mục tối ưu các phương pháp và chiến lược Logistics cho các phân khúc khác nhau này
  • Xác định, thiết kế và triển khai phương pháp dự báo phù hợp cho từng phân khúc
  • Xác định, thiết kế và triển khai chính sách bổ sung hàng tồn kho phù hợp cho từng phân khúc.
  • Định tuyến giao thông tối ưu và lựa chọn phương thức cho từng phân đoạn

Thông tin khóa học: https://www.edx.org/course/supply-chain-fundamentals

2. Khóa học online Supply Chain Executive:

Tăng chất lượng dịch vụ logistics doanh nghiệp phải đánh đổi Trade off

Logistics và Supply Chain ngày càng thể hiện tầm quan trọng của mình trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, làm sao để tối ưu quy trình và chi phí không phải là một câu chuyện dễ dàng. Việc xây dựng các chiến lược và thiết kế bộ máy tối ưu chính là một trong những công việc các doanh nghiệp đang nỗ lực thực hiện để mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp. Để đạt được những mục tiêu này trong khóa học online VILAS đã tích hợp mô hình The Fresh Connection (TFC) của Inchainge.

Đến với khóa học Supply Chain Executive, học viên sẽ có cơ hội tìm hiểu cách thức vận hành một hệ thống Supply Chain của một doanh nghiệp, đánh giá những Trade-off (Đánh đổi) có thể có để đẩy nhanh tiến trình ra quyết định và mang lại lợi nhuận & tăng trưởng cho cty.

Nội dung khóa học bao gồm:

  • Tăng ROI (Lợi tức đầu tư) sử dụng Logistics
  • Trade-off (Đánh đổi) trong hoạt động Logistics: Chất lượng dịch vụ vs Chi phí vs Vốn.
  • Mô hình SCOR để phân tích chuỗi cung ứng
  • Tính bền vững trong chuỗi cung ứng
  • Hiệu ứng Bullwhip và cách hạn chế rủi ro
  • Chiến lược liên quan đến:
    • Dự báo nhu cầu
    • Tìm nguồn cung ứng
    • Sản xuất
    • Vận hành kho
    • Phân phối
    • Vận chuyển

Nhiều chủ đề trong khóa học sẽ được minh họa thông qua các casestudy từ các công ty chuỗi cung ứng toàn cầu. Đến cuối khóa học này, bạn sẽ có thể mô tả, hiểu và thiết kế tốt hơn hệ thống Logistics / Chuỗi cung ứng dựa trên kiến ​​thức hiện có trong lĩnh vực thú vị này.

Mục tiêu khóa học:

Những gì bạn sẽ học:

Thông tin khóa học: https://vilas.edu.vn/chuyen-vien-chuoi-cung-ung-supply-chain-executive-3.html

3. Khóa học Logistics Optimization with Excel Solver

Tăng chất lượng dịch vụ logistics doanh nghiệp phải đánh đổi Trade off

Quản lý Logistics thường liên quan đến việc quản lý dòng sản phẩm trong chuỗi cung ứng một cách hiệu quả. Nhiệm vụ lập kế hoạch và quản lý lưu lượng như vậy là rất quan trọng nếu công ty muốn cạnh tranh tốt trên thị trường. Giao thông vận tải là một trong những hoạt động quan trọng của Logistics và chiếm một phần lớn chi phí Logistics. Hầu như mọi công ty giao dịch bằng cách này hay cách khác với việc vận chuyển sản phẩm của họ từ nơi họ được sản xuất đến nơi họ được tiêu thụ.

Lập trình tuyến tính là một mô hình thường được sử dụng trong khoa học quản lý và  có một loạt các ứng dụng trong nhiều lĩnh vực quản lý kinh doanh khác nhau. Trong khóa học này, bạn sẽ học cách áp dụng các kỹ thuật lập trình tuyến tính để tối ưu hóa các dòng chảy trong hoạt động Logistics bằng cách sử dụng bổ trợ Excel Solver.

Đến với khóa học online này, bạn sẽ được tìm hiểu cơ bản về Bài toán tối ưu hóa để xây dựng và giải quyết các mô hình Quy hoạch tuyến tính, sau đó mở rộng và giải quyết các vấn đề Logistics phức tạp hơn về 3 vấn đề cực kì quan trọng trong hoạt động Quản trị Logistics và Lập kế hoạch phân phối:

  • Vận tải
  • Chuyển tải
  • Lên kế hoạch sản xuất và quản lí hàng tồn kho

Mục tiêu khóa học:

  • Có khả năng mô hình hoá các vấn đề Logistics thành các chương trình tuyến tính có thể được tối ưu hóa với Excel Solver.
  • Hệ thống hóa các vấn đề trong hoạt động Logistics và đưa ra quyết định kinh doanh tốt hơn.

Khóa học này dành cho ai?

  • Sinh viên đại học và sau đại học (chuyên ngành Logistics / Chuỗi Cung ứng)
  • Chuyên gia Logistics và chủ doanh nghiệp
  • Người mới muốn tìm hiểu về tối ưu hóa ra quyết định bằng cách sử dụng lập trình tuyến tính
  • Những người học không có hoặc ít kiến ​​thức trước về chủ đề này.

Lưu ý: Khóa học này mang tính chất cơ bản cho người mới bắt đầu trong các hoạt động Logistics và KHÔNG dành cho người học nâng cao.

Thông tin khóa học: https://www.udemy.com/logistics-optimization-using-excel-solver/