Tbt là viết tắt của từ gì

  1. Văn phòng TBT Việt Nam: Văn phòng TBT Việt Nam trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, được thành lập ngày 25/03/2003 theo Quyết định số 356/QĐ - BKHCN của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, là đầu mối quốc gia thực hiện việc hỏi đáp và thông báo về các Quy định kỹ thuật, Tiêu chuẩn, Quy trình đánh giá sự phù hợp và các vấn đề khác liên quan đến hàng rào kỹ thuật trong thương mại theo hướng dẫn của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

II. Mạng lưới TBT Việt Nam: Theo Quyết định số 114/2005/QĐ-TTg ngày 26 tháng 5 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của mạng lưới Cơ quan Thông báo và Điểm hỏi đáp của Việt Nam về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.

Mục tiêu thành lập Mạng lưới:

- Để đảm bảo hệ thống văn pháp quy kỹ thuật, tiêu chuẩn và các quy trình đánh giá sự phù hợp với văn bản pháp quy kỹ thuật và tiêu chuẩn phù hợp với pháp luật Việt Nam, đồng thời đáp ứng các nguyên tắc cơ bản của Hiệp định TBT, bao gồm không phân biệt đối xử, không cản trở thương mại và minh bạch trong quá trình xây dựng và thực thi;

- Tăng cường sự phối hợp hành động giữa các bộ, ngành và địa phương trong việc thi hành Hiệp định TBT ở Việt Nam nhằm thực hiện các nghĩa vụ của Hiệp định và đảm bảo lợi ích chính đáng của quốc gia.

Mục đích của việc thành lập Mạng lưới: Đảm bảo choViệt Namthực hiện các quy định về minh bạch hoá của Hiệp định TBT, thông báo cho các nước thành viên WTO (thông quaUỷban TBT của WTO) về những văn bản pháp quy kỹ thuật, các quy trình đánh giá sự phù hợp sắp ban hành có khả năng gây cản trở thương mại giữa các nước thành viên WTO.

Nhiệm vụ của Mạng lưới: Cung cấp thông tin và giải đáp các vấn đề liên quan đến hàng rào kỹ thuật trong phạm vi quản lý để gửi cho bên liên quan ở trong nước và nước ngoài

Tổ chức của Mạng lưới:

1. Cơ quan thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia: Văn phòng TBT Việt Nam trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩnĐo lường Chất lượng.

2. Cơ quan thông báo và Điểm hỏi đáp cấp bộ về TBT đặt tại các bộ sau: Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Bưu chính viễn thông, Bộ Tài nguyên vàMôi trường, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản, Bộ Văn hoá thông tin.

3. Cơ quan thông báo và Điểm hỏi đáp của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là địa phương) về TBT đặt tại: các Sở Khoa học và Công nghệ.

III. Danh sách các điểm TBT trong mạng lưới TBT Việt Nam:

Thực thi hai Quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ Quyết định 444/QĐ-TTg và Quyết định 114/2005/QĐ-TTg, các Bộ và địa phương đang tích cực xây dựng Đề án thành lập Cơ quan thông báo và Điểm hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (gọi tắt là Điểm TBT). Danh sách các Bộ và các địa phương đã thành lập Điểm TBT như trong danh sách dưới đây:

Bạn đang tìm kiếm ý nghĩa của TBT? Trên hình ảnh sau đây, bạn có thể thấy các định nghĩa chính của TBT. Nếu bạn muốn, bạn cũng có thể tải xuống tệp hình ảnh để in hoặc bạn có thể chia sẻ nó với bạn bè của mình qua Facebook, Twitter, Pinterest, Google, v.v. Để xem tất cả ý nghĩa của TBT, vui lòng cuộn xuống. Danh sách đầy đủ các định nghĩa được hiển thị trong bảng dưới đây theo thứ tự bảng chữ cái.

Ý nghĩa chính của TBT

Hình ảnh sau đây trình bày ý nghĩa được sử dụng phổ biến nhất của TBT. Bạn có thể gửi tệp hình ảnh ở định dạng PNG để sử dụng ngoại tuyến hoặc gửi cho bạn bè qua email.Nếu bạn là quản trị trang web của trang web phi thương mại, vui lòng xuất bản hình ảnh của định nghĩa TBT trên trang web của bạn.

Tất cả các định nghĩa của TBT

Như đã đề cập ở trên, bạn sẽ thấy tất cả các ý nghĩa của TBT trong bảng sau. Xin biết rằng tất cả các định nghĩa được liệt kê theo thứ tự bảng chữ cái.Bạn có thể nhấp vào liên kết ở bên phải để xem thông tin chi tiết của từng định nghĩa, bao gồm các định nghĩa bằng tiếng Anh và ngôn ngữ địa phương của bạn.

Có một số doanh nghiệp tỏ ra lúng túng trong việc phân biệt Hiệp định TBT và SPS. Trong số báo này, Phòng TBT TPHCM sẽ giúp các doanh nghiệp nhận thấy các khác biệt quan trọng nhất của hai hiệp định này, nhằm hiểu rõ hơn trong quá trình hội nhập WTO.

1. Hiệp định TBT và Hiệp định SPS là gì?

Hiệp định TBT là Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật đối với Thương mại. Hiệp định này được đàm phán trong Vòng Uruguay và là một hợp phần của Hiệp định WTO. Hiệp định SPS là Hiệp định về việc áp dụng các Biện pháp kiểm dịch động thực vật và cũng là một công cụ quan trọng trong hệ thống WTO, được áp dụng cho tất cả các thành viên WTO từ thời điểm sáng lập WTO (1-1-1995).

2. Sự khác nhau giữa TBT và SPS?
  1. TBT (Technical Barriers to Trade): là hiệp định liên quan đến việc dự thảo, xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp tại các nước thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) với mong muốn chúng không được tạo ra trở ngại không cần thiết cho thương mại quốc tế.
  1. SPS (Sanitary and Phytosanitary Measures): Biện pháp xác định các thành viên có thể hoặc không thể áp đặt các hạn chế như thế nào đối với những hàng hóa nhập khẩu nhất định nhằm mục đích bảo vệ:

- Sức khỏe con người hoặc động vật từ những nguy cơ qua đường thực phẩm.

- Sức khỏe con người khỏi các bệnh lây qua động vật, thực vật.

- Động, thực vật khỏi sâu bệnh hoặc bệnh tật.

3. SPS hay TBT? Ví dụ:

* Phân bón

Dư lượng phân bón trong thực phẩm cho người và động vật -> SPS

Tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo phân bón được sử dụng hiệu quả -> TBT

* Dán nhãn thực phẩm

Sức khỏe, cách sử dụng liều lượng -> SPS

Vị trí, chữ viết, nội dung của nhãn -> TBT

* Trái cây

Xử lý trái cây, hoa quả nhập khẩu đề phòng sự lan truyền của sâu bệnh -> SPS

Chất lượng, phân loại, dán nhãn cho trái cây nhập khẩu -> TBT

* Để đánh giá biện pháp bảo vệ sức khỏe có phụ thuộc sự điều chỉnh của Hiệp định TBT hay không, trước tiên nên xác định liệu có phải là biện pháp SPS hay không. Nếu là biện pháp SPT, thì không phải là biện pháp TBT.