Thế nào là bóng tối *?

Tại sao lại như vậy, bài viết này sẽ giúp chúng ta giải thích điều đó dựa trên ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng. Qua đó cũng giúp chúng ta giải thích được hiện tượng nhật thực và nguyệt thực.

I. Bóng tối, bóng nửa tối

1. Bóng tối là gì?

* Thí nghiệm 1: Đặt một nguồn sáng nhỏ [bóng đèn pin đang sáng] trước một màn chắn. Trong khoảng từ bóng đèn đến màn chắn, đặt một miếng bìa.

- Vùng tối vì các tia sáng từ đèn pin phát ra truyền theo đường hẳng, những tia sáng nào bị miếng bìa chắn lại sẽ không đến được màn chắn. Do đó, trên màn chắn sẽ xuất hiện vùng không nhận đượcc ánh sáng từ đèn pin truyền tới gọi là vùng tối.

- Vùng sáng: Vì có cá tia sáng từ đèn pin truyền thẳng đến màn chắn mà không bị cản trở. Do đó trên màn chắn sẽ có vùng chắn được ánh sáng gọi là vùng sáng.

* Nhận xét:

- Vùng màu đen hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng tới vì ánh sáng truyền theo đường thẳng, gặp vật cản ánh sáng không truyền qua được.

- Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng tới gọi là bóng tối.

2. Bóng nửa tối là gì?

* Thí nghiệm 2: Thay đèn pin ở thí nghiệm trên bằng 1 nguồn sáng rộng [bóng đèn điện].

- Vùng nửa tối: vì vùng này chỉ nhận một phần ánh sángtừ ngọn đèn điện truyền tới.

* Nhận xét:

- Vùng ở giữa màn chắn là vùng bóng tối.

- Vùng ngoài cùng là vùng sáng.

- Vùng xen giữa là vùng bóng nửa tối.

→ Trên màn chắn đặt phía sáu vật cản có một vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng tới gọi là bóng nửa tối.

II. Hiện tượng nhật thực, nguyệt thực và giải thích

- Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất, Mặt Trời chiếu sáng Mặt Trăng và Trái Đất cho nên sẽ có những lúc Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời cùng nằm trên một đường thẳng.

1. Hiện tượng nhật thực

- Khi Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất thì một phần ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến Trái Đất sẽ bị Mặt Trăng che khuất. Khi đó trên Trái Đất sẽ xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối. Ta nói khi đó xảy ra hiện tượng nhật thực.

- Nếu ta đứng ở chỗ bóng tối thì sẽ không nhìn thấy Mặt Trời, ta nói ở đó có hiện tượng nhật thực toàn phần. Nếu ta đứng ở chỗ bóng nửa tối thì sẽ nhìn thấy một phần Mặt Trời, ta nói ở đó có hiện tượng nhật thực một phần.

2. Hiện tượng nguyệt thực

- Khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời, Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất, nó không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến nên ta không thể nhìn thấy Mặt Trăng. Ta nói khi đó xảy ra hiện tượng nguyệt thực.

+ Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất.

+ Nguyệt thực nửa tối xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng nửa tối của Trái Đất. Lúc này Mặt Trăng chỉ giảm độ sáng đi một chút.

+ Nguyệt thực một phần xảy ra khi Mặt Trăng chỉ có một phần ở vùng bóng tối của Trái Đất. Mặt Trăng bị che khuất một phần và dễ dàng quan sát được bằng mắt thường.

III. Vận dụng trả lời câu hỏi

* Câu 1 trang 9 sgk Vật Lý 7: Hãy chỉ ra trên màn chắn vùng sáng, vùng tối. Giải thích vì sao các vùng đó lại tối hoặc sáng?

* Lời giải:

- Trên màn chắn vùng màu trắng là vùng sáng. Vùng này sáng vì nó nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

- Trên màn chắn vùng màu đen là vùng tối. Vùng này tối vì nó không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

- Nhận xét: Trên màn chắn đặt ở phía sau vật cản có một vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn tới gọi là bóng tối.

* Câu 2 trang 9 sgk Vật Lý 7: Hãy chỉ ra trên màn chắn vùng nào là bóng tối, vùng nào được chiếu sáng đầy đủ. Nhận xét độ sáng của vùng còn lại so với hai vùng trên và giải thích vì sao có sự khác nhau đó?

* Lời giải:

- Trên màn chắn bóng tối là vùng số 1. Vùng này không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

- Trên màn chắn vùng được chiếu sáng đầy đủ là vùng số 3. Vùng này sáng vì nó nhận được đầy đủ ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

- Vùng số 2 sáng hơn vùng số 1, nhưng lại tối hơn vùng số 3. Vùng số 2 gọi là vùng nửa tối, vì vùng này chỉ nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

- Nhận xét: Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng tới gọi là bóng nửa tối.

* Câu 3 trang 10 sgk Vật Lý 7: Giải thích vì sao đứng ở nơi có nhật thực toàn phần ta lại không nhìn thấy Mặt Trời và thấy trời tối lại?

* Lời giải:

- Nơi có nhật thực toàn phần nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trăng, bị Mặt Trăng che khuất không cho ánh sang Mặt Trời chiếu đến. Vì thế đứng ở nơi có nhật thực toàn phần không nhìn thấy Mặt Trời và thấy trời tối lại.

* Câu 4 trang 10 sgk Vật Lý 7: Hãy chỉ ra trên hình 3.4, Mặt Trăng ở vị trí nào thì người đứng ở điểm A trên Trái Đất thấy trăng sáng, thấy có nguyệt thực?

* Lời giải:

Người đứng ở vị trí A trên mặt đất thấy:

- Có nguyệt thực khi Mặt Trăng ở vị trí [1].

- Trăng sáng khi Mặt Trăng ở vị trí [2], [3].

* Câu 5 trang 11 sgk Vật Lý 7: Làm lại thí nghiệm ở hình 3.2. Di chuyển miếng bìa từ từ lại gần màn chắn. Quan sát bóng tối và bóng nửa tối trên màn, xem chúng thay đổi như thế nào?

* Lời giải:

Sẽ thấy bóng tối và bóng nửa tối thu hẹp dần.

- Khi miếng bìa lại gần màn chắn hơn thì bóng tối và bóng nửa tối đều thu hẹp lại hơn.

- Khi miếng bìa gần sát màn chắn thì hầu như không còn bóng nửa tối, chỉ còn bóng tối rõ nét.

* Câu 6 trang 11 sgk Vật Lý 7: Ban đêm, dùng một quyển vở che kín bóng đèn dây tóc đang sáng, trên bàn sẽ tối, có khi không thể đọc sách được. Nhưng nếu dùng quyển vở che đèn ống thì ta vẫn đọc sách được. Giải thích vì sao lại có sự khác nhau đó?

* Lời giải:

- Vì bóng đèn dây tóc là nguồn sáng hẹp [nhỏ] → khi lấy tập vở che thì ánh sáng từ nguồn sáng có thể không truyền tới trang sách, trang sách bị bóng tối → không đọc được.

- Vì bóng đèn ống là nguồn sáng rộng [lớn] → khi lấy tập che thì trên trang sách có thể nhận được một phần ánh sáng của đèn ống → có bóng nửa tối → có thể đọc được.

Đến đây các em đã có thể giải thích được một số hiện tượng dựa trên ứng dụng truyền thẳng của ánh sáng áp dụng vào thực tế như: tại sao mây lại che ánh sáng mặt trời, hay giải thích được hiện tượng nhật thực và nguyệt thực xảy ra khi nào rồi, hayhochoi chúc các em học tốt.

`\text{#vanyenvy2009}`

Bóng tối và bóng nửa tối là:

- Bóng tối nằm ở phía sau vật cản không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

- Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới.

Khi xảy ra hiện tượng nhật thực và nguyệt thực là:

- Nhật thực: Khi mặt trăng nằm trong khoảng từ mặt trời đến trái đất, thì trên trái đất xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối. Đứng ở chỗ bóng tối không nhìn thấy mặt trời ta gọi là nhật thực toàn phần. Đứng ở chỗ bóng nửa tối nhìn thấy một phần mặt trời ta gọi là nhật thực một phần.

- Nguyệt thực: Mặt trời chiếu sáng mặt trăng. Đứng trên trái đất, về ban đêm, ta nhìn thấy mặt trăng vì có ánh sáng phản chiếu từ mặt trăng. Bởi thế khi nhìn khi mặt trăng bị Trái Đất che không được mặt trời chiếu sáng nữa lúc đó ta không nhìn thấy mặt trăng ta nó là nguyệt thực.

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Bóng tối và bóng nửa tối

+ Vật chắn là vật không cho ánh sáng truyền qua

+ Bóng tối nằm ở phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới

+ Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần nguồn sáng truyền tới.

Quảng cáo

Ví dụ 1: Các câu sau đúng hay sai?

 A. Nguồn sáng rộng tạo ra sau vật cản bóng tối và bóng nửa tối trên màn chắn.

 B. Chùm sáng sau khi hội tụ sẽ trở thành chùm sáng phân kì.

 C. Tia sáng luôn luôn là đường thẳng.

 D. Nhật thực toàn phần quan sát được ở chỗ có bóng tối của trái đất lên mặt trăng.

Câu đúng: A; C ; B

Câu sai: D

Ví dụ 2: Trong các phòng mổ của bệnh viện người ta thường dùng một hệ thống gồm nhiều đèn. Theo em mục đích chính của việc này là gì?

 A. Để thu được ánh sáng mạnh phát ra từ các bóng đèn.

 B. Để tránh các hiện tượng xuất hiện các bóng đen.

 C. Cả 2 lí do A và B đều đúng.

 D. Cả 2 lí do trên đều sai.

Chọn C

Ví dụ 3: Một vật chắn sáng đặt trước một nguồn sáng nhỏ [nguồn điểm]. Phía sau nó sẽ là:

 A. Một vùng tối.

 B. Một vùng nửa tối.

 C. Một vùng bóng đen

 D. Một vùng tối lẫn nửa tối.

 E. Vùng nửa tối và một phần vùng nửa tối.

Chọn A

Quảng cáo

Câu 1. Bóng tối là những nơi:

 A. Vùng không gian phía sau vật cản chắn ánh sáng của nguồn sáng.

 B. Vùng không gian không có ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới.

 C. Phần trên màn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới.

 D. Những nơi không có ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới

 E. Là những hình ảnh được chiếu lên trên màn.

Hiển thị đáp án

Câu 2. Trong các lớp học, người ta lắp nhiều bóng đèn cùng loại ở các vị trí khác nhau nhằm mục đích:

 A. Các vị trí đều đủ độ sáng cần thiết.

 B. Học sinh không bị loá khi nhìn lên bảng.

 C. Tránh bóng đen và bóng mờ của người hoặc và tay.

 D. Câu A và B đúng .

 E. Cả A, B và C đều đúng.

Hiển thị đáp án

Quảng cáo

Câu 3. Một vật chắn sáng đặt trước một nguồn sáng, khi đó:

 A. Phía sau nó là một vùng bóng đen.

 B. Phía sau nó là một vùng nửa tối.

 C. Phía sau nó là một vùng vừa bóng đen và nửa tối.

 D. Phía sau nó là một vùng bóng đen xen kẻ nửa tối.

 E. Phía sau nó là một vùng bóng đen và hai vùng nửa tối.

Hiển thị đáp án

Câu 4. Điền từ vào chỗ chấm trong đoạn văn sau:

Bóng tối nằm phía sau vật cản, ……………… ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới. ……… nằm phía sau vật cản, nhận được một phần ánh sáng từ ……………………………………………………..

Hiển thị đáp án

Bóng tối nằm ở phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần nguồn sáng truyền tới.

Câu 5. Điền từ vào chỗ chấm trong đoạn văn sau:

Khi dịch chuyển vật cản lại gần nguồn sáng thì độ lớn vùng bóng tối ………………………

Hiển thị đáp án

Khi dịch chuyển vật cản lại gần nguồn sáng thì độ lớn vùng bóng tối tăng lên.

Câu 6. Hãy giải thích tại sao khi ta đứng trước ngọn đèn: đứng gần ta thấy bóng lớn còn đứng xa thấy bóng nhỏ hơn?

Hiển thị đáp án

Khi ta đứng gần thì ta che khuất nhiều tia sáng nên phần bóng đen sẽ lớn hơn. Khi ta đứng xa ngọn đèn thì ta che khuất ít tia sáng nên phần bóng đen sẽ nhỏ hơn.

Câu 7. Bằng kiến thức vật lý em hãy giải thích câu tục ngữ: “ Cọc đèn tối chân”.

Hiển thị đáp án

Do ánh sáng từ đèn bị cọc đèn che khuất nên tạo ra bóng tối dưới chân của chính nó.

Câu 8: Ban đêm, trong phòng chỉ có một ngọn đèn. Giơ bàn tay chắn giữa ngọn đèn và bức tường, quan sát thấy trên bức tường xuất hiện một vùng tối hình bàn tay, xung quanh có viền mờ hơn. Hãy giải thích hiện tượng đó?

Hiển thị đáp án

Bàn tay chắn giữa ngọn dền và bức tường đóng vai trò là vật chắn sáng, trên tường [đóng vai trò là màn] sẽ xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối. Hình dạng của bóng tối và bóng nửa tối giống bàn tay là do các tia sáng truyền theo đường thẳng.

Câu 9: Vào những ngày trời nắng, ta thường ngồi dưới bóng râm của cây để nghỉ cho mát. Hãy giải thích tại sao lại có bóng râm?

Hiển thị đáp án

Vào những ngày trời nắng, mặt trời là nguồn sáng. Cây và lá cây đóng vai trò là vật chắn sáng, trên mặt đất [đóng vai trò là màn] sẽ xuất hiện bóng tối. Các tia sáng mặt trời bị chắn lại bởi thân, cành và lá cây, tạo ra bóng đen trên mặt đất gọi là bóng râm.

Câu 10: Tại sao vào những ngày trời nắng to và không có mây thì ta thấy rõ bóng mình trên mặt đất, còn những ngày trời âm u, nhiều mây thì lại không thấy bóng mình rõ trên mặt đất?

Hiển thị đáp án

Vào những ngày trời nắng to, mặt trời là nguồn sáng hẹp, các tia sáng đến mặt đất được coi là song song, và có cường độ lớn, nên khi có vật chắn sáng, sẽ tạo ra bóng đen trên mặt đất [bóng người, bóng cây]. Còn những ngày trời âm u, ánh sáng mặt trời đến trái đất có cường độ yếu, các đám mây trên trời cản bớt 1 phần sáng sáng, mặt khác làm cho ánh sáng đến mặt đất trở thành nguồn sáng rộng, trên mặt đất có nhiều vật phản xạ lại ánh sáng, nên không tạo ra bóng ta bị nhòe đi hoặc mờ không nhìn rõ.

Câu 11:

Hình bên mô tả trò chơi “múa rối bóng” dựa theo nội dung câu truyện: “Cô bé quàng khăn đỏ”. Theo em, có thể tạo ra các bóng đen minh họa cho các nhân vật bằng cách nào? Trò chơi này dựa trên cơ sở định luật nào?

Hiển thị đáp án

Có thể tạo ra các bóng đen bằng cách dùng các tấm bìa để chắn sáng. Trò chơi này dựa trên định luật truyền thẳng của ánh sáng.

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí 7 hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!
  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 7 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 7 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 7.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Thế nào là bóng nửa tới *?

Vùng bóng nửa tối hay penumbra [gốc tiếng Latinh paene nghĩa "gần như"] vùng mà chỉ có một phần của nguồn sáng bị che khuất bởi vật thể cản sáng. Người quan sát đứng trong vùng bóng nửa tối của một thiên thể sẽ quan sát thấy thiên thực một phần.

Thế nào là bóng tối lý 7?

Bóng tối nằm ở phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần nguồn sáng truyền tới.

Thế nào là cái bóng?

Bóng [Shadow trong tiếng Anh] có nghĩa vùng bóng tối được tạo ra do ánh sáng phát ra từ một nguồn sáng trực tiếp bị cản trở bởi một đối tượng. Trong tự nhiên, hiện tượng Nhật thực sẽ tạo ra vùng tối [umbra] trên bề mặt Trái Đất do vùng đó bị Mặt Trăng che mất ánh sáng trực tiếp chiếu đến từ Mặt Trời.

Thế nào là bóng tối bóng nửa tới khi nào xảy ra hiện tượng nhật thực nguyệt thực?

Giải thích hiện tượng nhật thực nguyệt thực vật lí 7 Khi Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất thì một phần ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến Trái Đất sẽ bị Mặt Trăng che khuất. Khi đó trên Trái Đất sẽ xuất hiện bóng tốibóng nửa tối. Ta nói khi đó xảy ra hiện tượng nhật thực.

Chủ Đề