Thực trạng và giải pháp của ngành tài chính ngân hàng

Thứ Sáu, 15/04/2022|23:16

Vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để giải quyết những tồn tại và phát huy sứ mệnh, định hướng là Ngân hàng chính sách của Chính phủ, thực hiện chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước, góp phần quan trọng trong phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển KT-XH, đảm bảo quốc kế dân sinh cho đất nước trong thời gian tới?.

Định hướng phát triển bền vững

Trải qua hơn 15 năm xây dựng và trưởng thành, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) đã có nhiều nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ, góp phần thực hiện chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. 

VDB đã từng bước phát huy vai trò ngân hàng chính sách của Chính phủ trong hỗ trợ những ngành, nghề mũi nhọn, chương trình kinh tế trọng điểm, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ Chính phủ giao. Huy động được nguồn vốn lớn, đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư dự án của các doanh nghiệp, đặc biệt là các dự án trọng điểm của Chính phủ trong điều kiện nguồn vốn ngân sách còn hạn hẹp. VDB là tổ chức phát hành trái phiếu lớn thứ hai sau Kho bạc Nhà nước, bổ sung thêm các sản phẩm tài chính, tăng quy mô thị trường, góp phần thúc đẩy phát triển thị trường tài chính nói chung và thị trường vốn, thị trường trái phiếu nói riêng. VDB được Chính phủ ủy thác quản lý cho vay lại vốn vay nước ngoài, với tổng số vốn tương đương 17,23 tỷ USD, từ 26 nhà tài trợ nước ngoài đa phương và song phương. Các dự án vay lại vốn vay nước ngoài do VDB quản lý tập trung vào các lĩnh vực được Chính phủ ưu tiên như cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, nông nghiệp, môi trường, năng lượng, sản xuất công nghiệp, chế biến khai thác thủy sản, giáo dục, môi trường, y tế, hỗ trợ vùng sâu vùng xa đặc biệt khó khăn,...

Tuy nhiên, trước khó khăn chung của nền kinh tế và bất cập trong cơ chế chính sách chưa được tháo gỡ kịp thời, kết quả hoạt động những năm gần đây của VDB giảm sút. Thu nhập và chi phí giảm dần, trong đó, mức độ giảm của thu nhập nhanh hơn mức độ giảm của chi phí, dẫn đến chênh lệch thu chi bị âm. Quy mô hoạt động của VDB cũng bị thu hẹp trong những năm trở lại đây. Mặc dù tăng trưởng tốt trong giai đoạn 10 năm đầu (2006-2015), song quy mô hoạt động và tổng tài sản của VDB bắt đầu giảm sút từ năm 2016 đến nay. Chất lượng tín dụng đi xuống, tỷ lệ nợ xấu cao. Trong khi đó, quỹ dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập còn ở mức thấp...

Sự cần thiết tồn tại mô hình ngân hàng phát triển 

Tính đến hết năm 2020, toàn thế giới có khoảng 450 ngân hàng phát triển (NHPT) công (còn được gọi là các tổ chức tài chính phát triển), trong đó Brazil là quốc gia có nhiều NHPT công nhất (21 ngân hàng), Trung Quốc là nước có tổ chức NHPT quy mô lớn nhất (tổng tài sản năm 2020 khoảng 2,5 nghìn tỷ USD), Scotland là quốc gia có NHPT mới đưa vào hoạt động gần nhất (năm 2020). Doanh số hoạt động của các NHPT công đạt khoảng 2 nghìn tỷ USD/năm, chiếm 10% tổng lượng đầu tư hàng năm của toàn cầu.

Như vậy, mô hình ngân hàng phát triển đã và đang tồn tại ở nhiều nước trên thế giới, được định hình là các tổ chức tài chính phát triển, thực hiện một số chủ trương, chính sách của Chính phủ, cho thấy sự tồn tại của mô hình này là rất cần thiết, nhất là đối với những nước đang phát triển. 

Tại Việt Nam, VDB đóng vai trò quan trọng, thể hiện qua 6 điểm sau:

Thứ nhất, nhằm thực hiện thành công định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị, nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án công (kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, môi trường…) của Nhà nước đến năm 2030 và những năm tiếp theo là rất lớn. Đồng thời, Việt Nam đặt mục tiêu sau khi trở thành nước phát triển sẽ có thể cấp tín dụng ODA cho các nước kém phát triển, do đó sự tồn tại của mô hình NHPT tại Việt Nam là cần thiết để thực hiện nhiệm vụ này.

Thứ hai, vốn đầu tư phát triển từ NSNN luôn không đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư phát triển, nhất là kết cấu hạ tầng. Theo tính toán sơ bộ của chúng tôi, với lượng vốn đầu tư công thường tương đương 11-11,5% GDP, trong khi vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2021-2030 khoảng 32-24% GDP, rõ ràng là lượng vốn cần huy động ngoài ngân sách là rất lớn. Do đó, rất cần vai trò của VDB trong công tác huy động vốn, nhằm đảm bảo cho các dự án, công trình, chương trình trọng điểm có đủ vốn để triển khai thực hiện.

Thứ ba, vốn đầu tư phát triển của Nhà nước đang được cấp phát, không thu hồi đối với một số dự án đầu tư công có khả năng thu hồi vốn trực tiếp (một phần hoặc toàn bộ), gây lãng phí nguồn lực đầu tư của Nhà nước. Do đó, rất cần thiết sự tồn tại của VDB để phát huy vài trò đại diện thu hồi vốn đối với những dự án đó.

Thứ tư, Nghị quyết Đại hội Đảng XIII, Nghị quyết của Quốc hội về chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2021-2023, tầm nhìn 2045 đã xác định phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại tiếp tục là một trong ba đột phá chiến lược. Trong khi đó, do những nguyên nhân như: lợi ích kinh tế trực tiếp thấp, thời gian thu hồi vốn dài, lượng vốn đầu tư lớn, rủi ro chính sách cao…, nhất là đối với nhiều dự án hạ tầng giao thông, dẫn đến rất khó thu hút được nguồn vốn đầu tư của tư nhân. Do vậy, cần tiếp tục phát huy vai trò của VDB trong công tác huy động vốn để triển khai những chương trình, dự án trọng điểm này.

Thứ năm, một số lĩnh vực mới như khởi nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, năng lượng tái tạo, chống biến đổi khí hậu, xử lý rác thải,… đều cần lượng vốn lớn, vốn mồi, trong khi việc tham gia tài trợ của các NHTM, quỹ đầu tư, quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV)… cũng chỉ được phần nào. Rất cần vai trò của VDB tham gia nhiều hơn trong những lĩnh vực này.

Cuối cùng, cùng với ngân hàng chính sách xã hội, VDB là công cụ tài chính hữu hiệu để hỗ trợ Nhà nước củng cố, điều tiết kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, khắc phục những khiếm khuyết của cơ chế thị trường.

Những giải pháp xây dựng mô hình NHPT phù hợp nền kinh tế của Việt Nam

Một là, cần có đột phá hơn về thể chế: Chính phủ nên ban hành Nghị định riêng để điều tiết hoạt động của VDB, về lâu dài cần tiến tới có Luật riêng áp dụng cho VDB. Việc luật hóa hoạt động của VDB cũng phù hợp với thông lệ quốc tế đã được áp dụng ở nhiều nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... Đồng thời cũng phù hợp với quy định tại Chiến lược phát triển NHPT đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030. Tuy nhiên, để khắc phục được những tồn tại và phát huy được vai trò của một ngân hàng chính sách, Chính phủ nên cho phép VDB là tổ chức tín dụng (TCTD) thực sự, được hoạt động đầy đủ như một TCTD theo Luật các TCTD, được áp dụng các quy định đang áp dụng cho TCTD, tránh hiện tượng có quy định riêng nhưng không đồng bộ, không đầy đủ và khó thực hiện như thời gian qua.

Hai là, về cơ chế quản lý tài chính và nâng cao năng lực tài chính: ngày 31/3/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 46/2021/NĐ-CP về cơ chế quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của VDB. Tuy nhiên, nên xem xét bổ sung cơ chế cho VDB được tự chủ hơn về tài chính, trong đó cần tập trung:  tăng vốn điều lệ; cho phép VDB thành lập quỹ dự phòng rủi ro; cần có nguồn vốn và cơ chế xử lý dứt điểm thâm hụt tài chính và nợ xấu phát sinh từ nhiều năm trước…

Ba là, hoàn thiện một số quy định về chức năng, nhiệm vụ của VDB theo hướng “mở” hoặc cho phép VDB từng bước thực hiện một số quyền hạn đã được pháp luật quy định, tạo điều kiện để VDB chủ động hơn trong hoạt động tín dụng đầu tư, như:

- Mở rộng thẩm quyền của VDB trong xử lý rủi ro phù hợp với mức độ phát sinh rủi ro và nguồn lực tài chính của Ngân hàng, đảm bảo không làm tăng số phí quản lý mà ngân sách Nhà nước cấp cho VDB hàng năm;

- Bổ sung quy định về cho vay đồng tài trợ giữa VDB và các NHTM đối với các dự án thuộc đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư để giảm thiểu rủi ro cho VDB, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các NHTM tham gia đồng tài trợ trong việc giám sát sử dụng vốn vay và thu hồi nợ;

- Cho phép VDB nghiên cứu triển khai hoạt động cho vay vốn lưu động đối với những dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của VDB nhằm tạo điều kiện để VDB kiểm soát hoạt động, dòng tiền sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư và thu hồi nợ của các dự án;

- Cho phép VDB nghiên cứu thành lập Công ty quản lý tài sản (AMC) theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của VDB để hỗ trợ việc quản lý nợ, mua bán nợ, quản lý tài sản bảo đảm và xử lý nợ xấu chuyên nghiệp hơn;

- Xác định lại đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước theo hướng tập trung vào các ngành, lĩnh vực có tác động quan trọng đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế và các dự án có ý nghĩa lớn về mặt xã hội, đảm bảo tính trọng tâm, trọng điểm của chính sách tín dụng đầu tư và phù hợp với khả năng về nguồn vốn, trong đó, lĩnh vực kết cấu hạ tầng, năng lượng tái tạo, kinh tế tuần hoàn…. nên được ưu tiên.

Không thể phủ nhận vai trò, sứ mệnh của mô hình NHPT nói chung và VDB nói riêng. Đã đến lúc cần tập trung nghiêm túc nghiên cứu, đánh giá đúng và trúng thực trạng, nhìn nhận đúng hơn về vai trò, sứ mệnh của VDB để có định hướng, giải pháp quản lý và phát triển phù hợp, góp phần quan trọng vào công cuộc phục hồi và phát triển KT-XH của đất nước.

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế BIDV,

thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia

.

Thực trạng và giải pháp của ngành tài chính ngân hàng

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Thực trạng và giải pháp phát triển ngân hàng số ở Việt Nam

Phạm Thế Hùng, Trần Thị Lan Hương, Vũ Thị Tuyết Nhung - Viện Đào tạo và Nghiên cứu Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam

13:42 24/01/2021

Dưới áp lực cạnh tranh và "làn sóng" số hóa ngân hàng trên toàn thế giới, các ngân hàng buộc phải nỗ lực đổi mới, số hóa các mảng hoạt động để bắt kịp xu thế ngân hàng số trong bối cảnh mới. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai hoạt động chuyển đổi số của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam phải đối diện với nhiều thách thức, trong đó đặc biệt là vấn đề bảo mật, kiểm soát rủi ro, bảo vệ thông tin khách hàng. Bài viết trao đổi về thực trạng phát triển ngân hàng số tại Việt Nam hiện nay, từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm thúc đẩy xu thế này phát triển trong thời gian tới.

Công nghệ tài chính: Cơ hội và thách thức phát triển ngân hàng số

Phát triển ngân hàng số ở Việt Nam: Thực trạng và đề xuất

Phát triển ngân hàng số tại Việt Nam và một số kinh nghiệm quốc tế

Thấy gì từ "làn sóng" nhà băng ra mắt ngân hàng số

Thực trạng phát triển ngân hàng số ở Việt Nam

Thuật ngữ “ngân hàng số” (Digital banking) trong ngành tài chính hiện có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Theo Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Thị Hà Thanh, Lê Thành Tuyên (2020), ngân hàng số được hiểu là mô hình ngân hàng dựa trên nền tảng số hóa tích hợp tất cả các hoạt động và dịch vụ ngân hàng truyền thống, nhằm đảm bảo sự liền mạch trong mọi hoạt động của ngân hàng như: Chuyển khoản/giao dịch, kết nối và tư vấn cho khách hàng, đảm bảo tối đa tiện ích. Trong khi đó, ngân hàng và các nhà nghiên cứu đều khẳng định, ngân hàng số là ngân hàng có thể giúp khách hàng thực hiện hầu hết các giao dịch ngân hàng truyền thống bằng hình thức trực tuyến thông qua kết nối internet. Tất cả các giao dịch ngân hàng sẽ gói gọn trên website hoặc thiết bị di động.

Trên thế giới, xu thế ngân hàng số đang bùng nổ khi hầu hết các ngân hàng lớn đã đẩy mạnh đầu tư ứng dụng công nghệ số trong hoạt động kinh doanh. Chẳng hạn như: JP Morgan Chase đã chi hơn 10,8 tỷ USD cho chi tiêu công nghệ, trong đó ưu tiên cho việc ứng dụng công nghệ số như chuỗi khối, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, điện toán đám mây; HSBC đầu tư hơn 2,3 tỷ USD cho việc chuyển đổi số từ năm 2018 tập trung vào việc số hóa các dịch vụ thanh toán trên toàn cầu…

Không nằm ngoài xu thế đó, tại Việt Nam, các ngân hàng thương mại (NHTM) đua nhau ứng dụng công nghệ số trong một số hoạt động nhằm tăng cường các điểm tương tác và tiếp cận khách hàng. Theo đó, hầu hết các NHTM đều đã, đang ứng dụng các công nghệ tiên tiến, giải pháp mới vào hoạt động thanh toán nhằm tăng tốc độ thanh toán, tăng cường an toàn, bảo mật dịch vụ, gia tăng trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng như: Xác thực sinh trắc học (vân tay, khuôn mặt); Thanh toán trên nền mã phản hồi nhanh (QR code); Thanh toán an toàn, thuận tiện qua mã hóa thông tin thẻ; Thanh toán phi tiếp xúc; Giải pháp chấp nhận thanh toán linh hoạt trên thiết bị di động...

Hàng loạt NHTM triển khai các hoạt động hướng đến ngân hàng số như: Vietcombank thử nghiệm mô hình kinh doanh số, thúc đẩy nhanh quá trình số hóa, chuyển đổi số và đa dạng các dịch vụ ngân hàng điện tử; TPBank triển khai LiveBank giúp khách hàng đăng ký vân tay và nhận diện khuôn mặt trong vòng 1 phút và công nghệ định danh điện tử (eKYC) giúp khách hàng đăng ký, đăng nhập tài khoản trong vòng 5 giây; VIB ứng dụng trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn vào quy trình phát hành thẻ tín dụng dành riêng cho mua sắm trực tuyến Online Plus...

Nhiều NHTM tích cực chuyển đổi số để đồng nhất các trải nghiệm trên tất cả các kênh thanh toán phù hợp với xu thế tiêu dùng mới của khách hàng. Tuy nhiên, hầu hết ngân hàng ở Việt Nam đang ở trạng thái chuyển đổi kỹ thuật số, nghĩa là tích hợp nhiều quy trình số khác nhau để mang đến cho khách hàng những trải nghiệm có tính “cá thể hóa”.

Thực trạng và giải pháp của ngành tài chính ngân hàng

Số liệu từ cơ quan quản lý cũng cho thấy những bước chuyển biến lớn trong việc phát triển ngân hàng số trong thời gian qua. Số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, có đến 94% tổ chức tín dụng (TCTD) đang triển khai hoặc xây dựng chiến lược chuyển đổi số. Đến tháng 8/2020, đã có 75 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai dịch vụ thanh toán qua internet và 45 tổ chức thực hiện qua điện thoại di động.

Tính đến cuối tháng 8/2020, số tài khoản cá nhân đạt 95,6 triệu, tăng 45,5% so với cùng kỳ năm 2016; Tổng lượng thẻ lưu hành đạt 109 triệu thẻ. Mạng lưới ATM, POS phủ sóng đến tất cả địa bàn tỉnh trên cả nước với 19.541 ATM và 274.539 POS. Số lượng và giá trị thanh toán qua kênh Internet đạt 282,4 triệu giao dịch với 17,4 triệu tỷ đồng (tăng 262,5% và 353,1% so với cùng kỳ năm 2016); Số lượng và giá trị thanh toán qua kênh điện thoại di động đạt 682,3 triệu giao dịch với gần 7,2 triệu tỷ đồng (tăng 980,9% và 793,6% so với cùng kỳ năm 2016); Thanh toán qua POS đạt hơn 218 triệu món với 382,86 nghìn tỷ đồng (tăng tương ứng 176,45% và 139,52% so với cùng kỳ năm 2016); Thanh toán qua ATM đạt 660 triệu món với 1.818,58 nghìn tỷ đồng (tăng tương ứng 38,65% và 53,77% so với cùng kỳ năm 2016)…

Việt Nam hiện có khoảng 30 triệu người sử dụng hệ thống thanh toán ngân hàng qua internet mỗi ngày. Tốc độ tăng trưởng về lượng giao dịch trên mobile banking tại Việt Nam là 200%. Giá trị giao dịch tiền với riêng kênh điện thoại di động hiện đạt khoảng 300 nghìn tỷ đồng/ngày.

Một số khó khăn, thách thức

Bên cạnh những thuận lợi thì hoạt động phát triển ngân hàng số ở Việt Nam vẫn còn gặp không ít khó khăn, thách thức, cụ thể:

Một là, khuôn khổ pháp lý, tạo cơ sở cho hoạt động và phát triển ngân hàng số vẫn còn thiếu. Chẳng hạn, mảng thanh toán số hiện nay đang phát triển rất nhanh theo các tiến bộ công nghệ, nhưng các quy định pháp lý trong nước lại chưa theo kịp, khiến các NHTM ngại áp dụng công nghệ, dịch vụ mới ngoài khuôn khổ cho phép...

Hai là, các trường hợp gian lận liên quan tới các hoạt động thanh toán số gần đây đang diễn biến ngày càng tinh vi và phức tạp. Năng lực phòng chống gian lận đối với các giao dịch ngân hàng số luôn được các NHTM quan tâm, song vẫn chưa thể tạo sự yên tâm cho khách hàng. Theo Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), số lượng tội phạm mạng trong lĩnh vực thanh toán điện tử, tài chính, ngân hàng tiếp tục gia tăng khi các đối tượng sử dụng lợi ích từ các chương trình tri ân, khuyến mãi để gửi tin nhắn chứa link giả mạo; sử dụng sim rác giả mạo nhân viên ngân hàng, báo lỗi và yêu cầu khách hàng cung cấp mật khẩu, mã OTP; Đánh cắp thông tin thông qua các trang điện tử giả mạo...

Ba là, cuộc chạy đua công nghệ trong ngành Ngân hàng với các dự án ngân hàng số cũng góp phần tạo nên nhiều rủi ro trong vấn đề bảo mật nói chung và mất an toàn thông tin người dùng nói riêng. Năng lực bảo mật thông tin tài chính trong môi trường số còn hạn chế ở Việt Nam.

Bốn là, nhận thức của người dùng khi chưa ý thức về các rủi ro trong giao dịch ngân hàng trực tuyến, coi nhẹ bảo mật thông tin cá nhân; sinh viên, người lao động… cho thuê thông tin, tạo điều kiện cho tội phạm tạo các tài khoản ma, gây khó khăn trong điều tra; các giao dịch, thủ đoạn gian lận ngày càng tinh vi khó phát hiện…

Năm là, đại đa số người Việt Nam vẫn có thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán. Thói quen thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay mới chỉ phổ biến ở các tỉnh, thành phố trung tâm - nơi có các điều kiện hạ tầng công nghệ tốt, trong khi đó, ở các vùng sâu, vùng xa thì thanh toán không dùng tiền mặt vẫn đang nằm ở kế hoạch.

Giải pháp thúc đẩy phát triển ngân hàng số ở Việt Nam

Đối với cơ quản quản lý

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý cho các dịch vụ ngân hàng mới sẽ nhanh chóng hoàn thiện trong thời gian tới, để các ngân hàng có đầy đủ hành lang pháp lý nhằm phát triển các sản phẩm số mạnh và nhanh hơn nữa. Đặc biệt, việc hoàn thiện các hành lang pháp lý để đảm bảo an ninh, an toàn thông tin, dữ liệu khách hàng là vô cùng quan trọng trong công tác quản lý dữ liệu lĩnh vực ngân hàng, tài chính; tạo nền tảng cho việc ứng dụng các công nghệ chủ chốt của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, hướng tới sự phát triển vững mạnh, hiện đại của ngân hàng trong tương lai.

- Để triển khai ngân hàng số thành công, cần phải loại bỏ những rào cản do dữ liệu phân bố rải rác, tạo những cơ sở dữ liệu lớn nhờ mức độ tích hợp dịch vụ cao trong hệ sinh thái tài chính và thực hiện chuyển đổi dữ liệu vào đám mây giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi. Đồng thời, cần xây dựng tiêu chuẩn thống nhất về mã QR cho thị trường, xây dựng hệ thống chia sẻ thông tin liên ngân hàng, hoàn thiện các công nghệ liên quan đến việc sử dụng văn bản điện tử thay cho văn bản giấy, đẩy mạnh ứng dụng chữ ký điện tử...

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động điều hành quản lý, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ, nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực số hóa nhằm hỗ trợ quá trình xây dựng chính sách và hành lang pháp lý.

Đối với các ngân hàng thương mại

- Thay đổi tư duy, nhận thức của nhà quản trị, người đứng đầu ngân hàng với sự tiên phong dẫn dắt, cũng như theo đuổi chiến lược phát triển công nghệ số đã xác định một cách đồng bộ và nhất quán.

- Bám sát chiến lược phát triển chung của ngân hàng, kết hợp với đánh giá nội tại thực trạng công nghệ của ngân hàng, từ đó hình thành chiến lược ứng dụng công nghệ số trong hoạt động ngân hàng. Nghiên cứu việc hợp tác với các công ty fintech để xây dựng mô hình kinh doanh đột phá thông qua ứng dụng công nghệ số nhằm tăng cường sự thuận tiện và tiết kiệm chi phí.

- Cân đối ngân sách dành cho việc triển khai ứng dụng công nghệ số. Đầu tư cho công nghệ số là một quá trình lâu dài, gồm nhiều công nghệ khác nhau và chi phí đầu tư rất lớn. Do vậy, các ngân hàng cần bám sát vào ngân sách dành cho hoạt động công nghệ của mình để lựa chọn việc triển khai ứng dụng công nghệ nào trong bảy xu hướng ứng dụng công nghệ số ở trên và cho mảng hoạt động nào cho phù hợp.

- Tuân thủ các quy định, hướng dẫn của NHNN về đảm bảo an toàn bảo mật giao dịch ngân hàng trực tuyến; xây dựng các kịch bản, quy trình, hướng dẫn ứng phó chi tiết với các sự cố về gian lận trực tuyến... Mới đây, NHNN đã ban hành Thông tư số 09/2020/TT-NHNN quy định về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng nhằm cập nhật các quy định mới của Luật An toàn thông tin mạng và các văn bản hướng dẫn; đồng thời, điều chỉnh các yêu cầu về an ninh bảo mật phù hợp với thực tế phát triển nhanh chóng, đa dạng của công nghệ thông tin và tình hình an toàn thông tin mạng trong ngành Ngân hàng...

Tài liệu tham khảo:

1. Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Thị Hà Thanh, Lê Thành Tuyên (2020), Phát triển ngân hàng số tại Việt Nam và một số kinh nghiệm quốc tế, Tạp chí Tài chính Kỳ 1 - Tháng 6/2020;

2. Đinh Thị Thanh Vân, Nguyễn Thanh Phương (2019), Phát triển ngân hàng số: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng số 4/2019;

3. Hương Giang (2020), Công nghệ giúp ngân hàng số “vượt ải” gian lận trong giao dịch, Thời báo Ngân hàng điện tử;

4. Thanh Tuyết (2020), Ngân hàng số thúc đẩy xu hướng thanh toán không tiền mặt, Thời báo Ngân hàng điện tử;

5. Hà An (2020), Ngân hàng số: Bắt đầu từ thói quen người tiêu dùng, Thời báo Ngân hàng điện tử;

6. Lê Nhân Tâm (2018), Tái tạo số, góc nhìn của IBM. Báo cáo trình bày Hội thảo Số hoá ngân hàng - cơ hội đột phá, Ngân hàng Nhà nước, tháng 11/2018.

In bài viết

Ngân hàng số ngân hàng thương mại kiểm soát rủi ro bảo vệ thông tin

THÔNG TIN CẦN QUAN TÂM

  • Thực trạng và giải pháp của ngành tài chính ngân hàng

    Trái phiếu xanh, tín dụng xanh của Việt Nam tăng trưởng mạnh

  • Thực trạng và giải pháp của ngành tài chính ngân hàng

    5 tác động lớn từ chính sách của Fed đến nền kinh tế Việt Nam

  • Thực trạng và giải pháp của ngành tài chính ngân hàng

    "Siết" cho vay đặt cọc bất động sản: Góp phần thanh lọc… thị trường

Tin nổi bật

Thực trạng và giải pháp của ngành tài chính ngân hàng

Việt Nam và Australia trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm điều hành lĩnh vực tài chính

Thực trạng và giải pháp của ngành tài chính ngân hàng

Thu hút doanh nghiệp Thụy Sĩ, Đức đầu tư thúc đẩy tăng trưởng xanh của Việt Nam

Thực trạng và giải pháp của ngành tài chính ngân hàng

Thực hiện thu phí điện tử không dừng trên toàn quốc từ ngày 01/8/2022

Thực trạng và giải pháp của ngành tài chính ngân hàng

Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ trực tiếp tiếp công dân vào ngày 15 hàng tháng

Thực trạng và giải pháp của ngành tài chính ngân hàng

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm chính thức Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len