Thuốc đặc trị rệp sáp sinh học

THÔNG TIN SẢN PHẨM

  • Thành phần : Salicylic Acid 20g/l
  • Hạn sử dụng: 2 năm kể từ ngày sản xuất
  • Dung tích: Chai 100ml pha với 80 lít nước
  • Quy cách: 1 thùng = 48 chai hoặc 1 thùng = 96 chai
  • Thời gian cách ly: Không
  • Dạng thuốc: Dạng sệt (huyền phù)
  • Tính độc: Không
  • Màu sắc: Vàng
  • Xuất xứ: Việt Nam

CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG

Giúp cây tiết ra các chất gây ngán ăn ở côn trùng, có tác dụng xua đuổi các loài côn trùng gây hại cho cây trồng.

CÔNG DỤNG: Phòng và trị

  • Các loại rầy nâu, rầy xanh hại chè, rầy lưng trắng hại lúa.
  • Các loại rệp, bọ trĩ, sâu vẽ bùa trên lúa và các loại cây trồng khác như rau củ quả, cây ăn trái
  • Và các loại côn trùng chích hút khác.

LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC

  • Lắc đều chai thuốc trước khi sử dụng
  • Sử dụng đúng liều lượng thuốc ghi trên bao bì
  • Hòa tan thuốc hoàn toàn trước khi cho vào bình phun
  • Phun ướt đều trên lá, tốt nhất nên phun lúc trời mát (Hạn chế phun khi trời đang nắng gắt)
  • Nếu sau khi phun khoảng 1 giờ mới có mưa thì không cần phải phun lại.
  • Có thể pha chung với các loại nông dược khác (trừ Exin 2.0SC SAT)
  •  

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Khi trồng các loại cây lấy quả, đặc biệt là cây trái có múi thường bị bệnh rệp sáp tấn công nụ và trái. Chúng làm cho trái không phát triển, hút hết chất dinh dưỡng, làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng.

Nếu phát hiện bệnh muộn thì trái không thể thu hoạch được nữa. Chính vì vậy bà con nông dân nên chú ý chăm sóc cây trồng, phòng và trị bệnh càng sớm càng tốt.

Mục Lục

  • 1. Đặc điểm của rệp sáp
  • 2. Cách thức gây hại của rệp sáp
  • 3. Cách xử lý khi bị rệp sáp tấn công
  • 4. Cách trị rệp sáp bằng nước rửa chén
  • 5. Cách trị rệp sáp bằng thuốc lào
  • 6. Các loại thuốc trị bệnh rệp sáp

1. Đặc điểm của rệp sáp

Rệp sáp có tên khoa học là Planococcus citri, chúng ký sinh và gây hại trên nhiều loại cây trồng, đặc biệt các cây ăn trái có múi, tiêu, cà phê… Theo khoa học nghiên cứu chúng có thể gây bệnh cho hơn 70 họ cây khác nhau.

Thuốc đặc trị rệp sáp sinh học

Rệp cái trưởng thành có hình bầu dục, không có cánh, kích thước dài 2,5-5mm, ngang 2-3mm. Toàn thân có màu hồng phủ lớp sáp trắng, quanh thân có các tia sáp trắng dài.

Thuốc đặc trị rệp sáp sinh học

Vòng đời của rệp sáp cái là 115 ngày từ ngày trứng nở đến ấu trùng và nở thành rệp.

Rệp đực nhỏ hơn, dài 1mm, màu xám nhạt, vòng đời khoảng 27 ngày.

Thuốc đặc trị rệp sáp sinh học

Những con rệp sáp gây hại mỗi lần đẻ trứng khoảng 200-250 quả, đặc biệt sinh sôi phát triển mạnh mẽ vào mùa hè, thời tiết nắng nóng tỉ lệ trứng nở rất cao, lên đến 91%. Lúc này trị rệp sáp sẽ khó khăn.

2. Cách thức gây hại của rệp sáp

Giai đoạn ký sinh:

Rệp tập trung giữa gốc cây và mặt đất hoặc ở những khe, rãnh trên rễ cây phần nằm dưới mặt đất sau đó đến phần rễ bên. Chúng gây hại cho rễ từ khi còn non khiến cây chết hoàn toàn.

Khi rệp tập trung mật độ cao cây biểu hiện rõ nhất là chuyển sang màu vàng vì không có dưỡng chất.

Giai đoạn trưởng thành:

Rệp sáp xuất hiện trên lá, cuống hoa, khi hoa nở hình thành quả chúng sẽ hút nhựa ở cuống, làm trái nhỏ kém phát triển. Nếu tập trung nhiều sẽ làm chết cành.

Nhìn chung rệp sáp là loài ký sinh ăn tạp gây hại nặng nề cho cây cối.

3. Cách xử lý khi bị rệp sáp tấn công

Chuẩn bị môi trường điều kiện đất, nước, không khí, chất dinh dưỡng cho cây trước khi trồng cây là điều rất quan trọng. Cải tạo đất, xới cày ải phơi khô để những mầm bệnh bị tiêu diệt hoàn toàn.

Đối với mảnh đất từng bị rệp sáp tấn công thì phải thu gom tiêu hủy cây cành lá bị bệnh trước khi trồng cây mới.

Trường hợp khi trồng cây bị rệp sáp tấn công phải xử lý càng sớm càng tốt, cụ thể như sau:

  • Không trồng cây xen kẽ với cây dễ bị rệp sáp tấn công.
  • Khi cây bị bệnh dùng vòi nước áp suất cao, tia nước mạnh để xịt xoáy loại bỏ những ổ bệnh bám trên cây.
  • Sử dụng thiên địch như ong, kiến vàng, bọ rùa để xử lý rệp.
  • Thường xuyên dọn dẹp vườn quanh đãng để cây phát triển trong điều kiện tốt nhất.

Bên cạnh cách xử lý thủ công, phòng trừ thì bắt buộc vẫn phải dùng đến thuốc đặc trị rệp sáp đặc dụng.

Pha 30ml nước rửa chén với 500ml nước tỷ lệ 3 sôi 2 lạnh, nước lạnh là nước ở nhiệt độ bình thường. Cho vào bình xịt và lắc đều để tạo bọt.

Thuốc đặc trị rệp sáp sinh học

Phun trực tiếp lên những chỗ có rệp sáp sao cho ướt lá là được, phun vào 17h chiều hiệu quả nhất. Thường thì sau 1 lần phun thì rệp sáp đã bị giệt rồi. Nếu chưa sạch hết, bạn có thể phun lại lần nữa.

Thường thì người ta dùng nước rửa chén Mỹ Hảo sẽ có hiệu quả hơn, nhưng các loại khác vẫn dùng được.

Ưu điểm của việc dùng nước rửa chén giệt rệp sáp là chi phí rẻ, dễ làm, làm nhanh và an toàn. Sau khi phun, nước rửa chén sẽ khô lại tạo thành một lớp màng bao lấy rệp sáp, khiến chúng nhanh chóng chết do thiếu dưỡng khí.

5. Cách trị rệp sáp bằng thuốc lào

Có nhiều cách chế biến thuốc lào thành dung dịch trị rệp sáp, tuy nhiên mình chỉ hướng dẫn cách đơn giản nhất và nhanh nhất những vẫn đảm bảo độ hiệu quả.

Thuốc đặc trị rệp sáp sinh học

Bạn lấy 500g thuốc lào ngâm với 1 lít nước sôi trong vòng 24-48 tiếng. Khi dùng thì lọc bỏ bã, pha thêm nước đủ ấm 30 độ và 10-30ml nước rửa chén để phun lên chỗ bị rệp sáp tấn công.

Thuốc lào chữa chất kiềm thực vật như Nicotin, Nornicotin, lại có tính cay nóng nên rất hiệu quả trong việc trị rệp sáp.

6. Các loại thuốc trị bệnh rệp sáp

Khi rệp xuất hiện với mật độ dày có thể sử dụng thuốc trị rệp sáp sinh học Movento 150OD, Anboom 40EC hay một số loại thuốc có tính lưu dẫn có hoạt chất Imidacloprid hoặc Chlopyrifos để phun hàng ngày.

Một số loại thuốc khác như:

  • Applaud 10WP có công dụng đặc trị rệp sáp, rầy nâu trên các loại cây rất hiệu quả. Tác động của thuốc ngăn cản quá trình lột xác của ấu trùng, làm giảm sự đẻ trứng, gây cho con bệnh bị mất nước và chết.
  • Mospilan 3EC đặc trị bệnh rệp sáp trên cây cà phê rất hiệu quả.
  • Wellof 330 EC chứa hai hoạt chất Chlopyrifos Ethyl + Fipronil là 330g/lít và Wellof 3GR, có khả năng trị bệnh theo 4 con đường: tiếp xúc – vị độc – xông hơi – lưu dẫn.
  • Termicide 40EC có hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl (min 94%) đặc trừ rệp sáp trên cây cà phê, tác động của thuốc qua cách tác động tiếp xúc, vị độc và xông hơi; không có tính nội hấp.
  • Mãnh hổ 750 (Vk.Sudan 750EC) có thành phần là Alpha-cypermethrin 50 g/lít và Chlorpyrifos Ethtyl 700 g/lít để đặc trị rệp sáp hại cà phê.
  • Dragon 585EC chứa các hoạt chất Cypermethrin 5.5%, Chlorpyriphos Ethyl 53% và Chất phụ gia 41.5%. Nên pha với dầu khoáng Sk Enspray 585EC hoặc Butyl để tăng hiệu quả.
  • Marshal 200SC chứa hoạt chất Carbosulfan 200g/l để chuyên trị rệp sáp hại cà phê, đục thân, rầy nâu hại lúa.

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc, những con rệp sáp có thể dễ dàng nhận thấy trên cây trồng nên tùy vào mật độ của chúng mà sử dụng thuốc khi đến ngưỡng nhất định.

Tuân thủ nguyên tắc khi đến ngưỡng tức là mức độ bằng này con sẽ làm giảm năng suất cây trồng. Không dùng tràn lan làm ảnh hưởng đến thiên địch, côn trùng có lợi.

Khi hòa thuốc nên thêm với dung dịch gì đó cho sâu chết nhanh. Với rệp sáp nhiều người pha cùng xà phòng hoặc nước rửa chén để lớp sáp trên mình rệp dễ phá vỡ.

Tuy nhiên điều này lại phản tác dụng vì xà phòng có tính kiềm gây ra phản ứng bất lợi. Tốt nhất nên pha loãng với 1 nước sau đó mới pha với lượng nước nhiều.

Trị rệp sáp cần phun đẫm lá và cả gốc để thuốc phát huy hiệu quả tối đa.