Tienf tạm tứng cọc có xuất hóa đơn hay không năm 2024

Nhận tiền đặt cọc có phải xuất hóa đơn không là thắc mắc của rất nhiều khách hàng lẫn các bạn làm kế toán gởi đến ACP trong thời gian gần đây. Như các bạn đã biết, khoản tiền đặt cọc hay còn gọi là tiền tạm ứng khi sử dụng dịch vụ, mua hàng hóa là điều vô cùng phổ biến trong các giao dịch giữa các công ty với nhau. Tiền đặt cọc có thể xem như là một khoản cam kết để đảm bảo thực hiện hợp đồng. Vậy, thu tiền tạm ứng có phải xuất hóa đơn không? Mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bên dưới.

Lưu ý:

tiền đặt cọc/tạm ứng là khoản tiền đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ/mua bán hàng hóa; KHÔNG PHẢI là khoản trả trước của người mua cho người bán.

Tienf tạm tứng cọc có xuất hóa đơn hay không năm 2024

Đầu tiên, theo quy định tại khoản 2, điều 8 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2013, đối với tiêu thức thời điểm xác định thuế GTGT, thì:

  • “2. Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.”

Song song đó, theo quy định tại điểm a, khoản 2 Thông tư 39/2014/TT-BTC ban hành ngày 31 tháng 03 năm 2014, thì:

  • “ 2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn
  • a) Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn
  • …….
  • Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.”

Như vậy, dựa trên 2 Thông Tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế Giá Trị Gia Tăng và Thông Tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, có thể khẳng định:

  • Đối với việc nhận tiền đặt cọc nhằm đảm bảo thực hiện hợp đồng (tại thời điểm nhận tiền chưa thực hiện hợp đồng, chưa cung cấp dịch vụ) thì KHÔNG PHẢI LẬP HÓA ĐƠN
  • Đối với khoản tiền thu trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ (hợp đồng chắc chắn sẽ thực hiện) thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

Công văn hướng dẫn về việc nhận tiền đặt cọc có phải xuất hóa đơn hay không?

Tại công văn số 13675/BTC-CST được Bộ Tài Chính ban hành ngày 14 tháng 10 năm 2013, hướng dẫn về thời điểm phát hành hoá đơn đối với hoạt động cung cấp dịch vụ, thì:

  • “Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng; nhận tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để bảo đảm thực hiện hợp đồng (tại thời điểm nhận tiền chưa cung cấp dịch vụ, chưa thực hiện hợp đồng) thì tổ chức cung ứng dịch vụ không phải xuất hóa đơn GTGT đối với khoản tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để bảo đảm thực hiện hợp đồng này.”

Bên cạnh đó, tại công văn số 39313/CT-HTr được Cục Thuế Tp. Hà Nội ban hành ngày 13 tháng 06 năm 2016. Nhằm giải đáp thắc mắc về việc thu tiền đặt cọc có phải xuất hóa đơn không của công ty TNHH TM QC XD Địa Ốc Việt Hân (Tp. Hà Nội), có kết luận:

Thời điểm phải lập hóa đơn đối với khoản tiền nhận đặt cọc hoặc tạm ứng? Nhận tiền đặt cọc hay tạm ứng thì có phải xuất hóa đơn không? Taxkey sẽ giải đáp thắc mắc ngay sau đây.

Thời điểm xuất hóa đơn bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua. Thời điểm này không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Thời điểm xuất hóa đơn cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ. Không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

Ngày lập hóa đơn đối với hoạt động cung cấp điện sinh hoạt, nước sinh hoạt, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình thực hiện chậm nhất không quá bảy (7) ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình. Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp căn cứ thỏa thuận giữa đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình với người mua.

\>>>Xem thêm: Thời điểm xuất hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng hóa, dịch vụ

2. Thời điểm phải lập hóa đơn đối với khoản tiền nhận đặt cọc hoặc tạm ứng

Căn cứ Khoản 2 Điều 8 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng, thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ. Hoặc là thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ. Không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ. Hoặc là thời điểm hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ cho người mua.

Như vậy:

Trường hợp Công ty thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì Công ty phải lập hóa đơn theo quy định. Ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

Trường hợp Công ty nhận tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để bảo đảm thực hiện hợp đồng. Tại thời điểm nhận tiền chưa cung cấp dịch vụ, chưa thực hiện hợp đồng. Thì Công ty chưa phải lập hóa đơn giá trị gia tăng đối với khoản tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để bảo đảm thực hiện hợp đồng.

Trường hợp Công ty đã lập hoá đơn cho khoản tiền tạm ứng thì việc xử lý hoá đơn đã lập được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC.

\>>>Xem thêm: Cách xử lý các trường hợp viết sai hóa đơn giá trị gia tăng

Lưu ý:

Đây là khoản tiền ĐẶT CỌC để đảm bảo thực hiện hợp đồng. Chứ không phải là khoản trả trước cho người bán, người cung cấp dịch vụ.

\>>>Xem thêm: Nguyên tắc lập hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng hóa, dịch vụ

Hy vọng bài viết đã giúp quý khách hàng giải đáp được phần nào thắc mắc. Nếu còn có câu hỏi, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp.