Tiết lươn có tốt không

Trong Đông y, lươn có tính ôn, vị ngọt, công hiệu bổ khí dưỡng huyết, làm mạnh gân cốt, thanh nhiệt, nhuận tràng, an thần, mạnh gân xương, thích hợp với người lao lực, ho hen, tiêu khát, kiết lỵ, phong thấp đau nhức, gân cốt rã rời, thận hư đau lưng, liệt thần kinh mặt.

Theo Bảng thành phần thức ăn của Viện Dinh dưỡng quốc gia, cứ trong 100 gam thịt lươn có 18,7 g đạm, 0,9 g chất béo, sắt, canxi và nhiều vitamin như A, D, B1, B2, B6...

Ở Nhật, lươn là món ăn quanh năm, nhiều nhất là mùa hè. Người Nhật có riêng một ngày hội ăn lươn hàng năm và gọi lươn là "sâm dưới nước", vì thịt lươn có nhiều vitamin A, DHA. Món ăn này được chế biến món ăn cho các võ sĩ đấu vật Sumo, quyền Anh.

Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Viện Dinh dưỡng quốc gia, cho biết thịt lươn ngon, bổ và là vị thuốc tốt với người thể trạng nhiệt, người bị thiếu máu, da xanh xao, gầy còm, mệt mỏi. Song, không phải ai cũng biết chế biến và ăn đúng cách để không bị ngộ độc.

Lươn sống ở môi trường bùn lầy dơ bẩn mà lại ăn tạp cho nên nguy cơ mắc những loại ký sinh trùng rất cao. Trong thịt còn có một loại ấu trùng ký sinh sống rất dai và chịu được nhiệt độ cao. Đây còn là loại động vật ăn tạp nên trong hệ tiêu hoá có nguy cơ nhiễm trùng và ký sinh trùng cao.

Vì vậy, nếu chỉ xào qua trên lửa, chúng vẫn còn sống và theo đường ăn uống đi vào ruột. Do đó, lươn phải chế biến bằng cách nấu chín, ninh nhừ hoặc hấp cách thủy... bảo đảm sao cho thịt lươn khi được dọn lên mâm đã được nấu chín kỹ.

Trong thành phần của thịt lươn có chứa loại axit amin histidine, loại axit này tốt cho em bé nhưng đối với lươn chết thì loại axit có lợi này nhanh chóng biến thành histamine gây hại cho con người.

Bà nội trợ không nên tiếc rẻ khi mua những con lươn đã chết hoặc ươn vì khi chết hợp chất này có thể chuyển hóa thành chất độc Histamine. Bình thường, cơ thể người có thể chịu đựng một hàm lượng chất độc này, nhưng nếu hàm lượng cao hoặc cơ thể yếu, mới bệnh xong hoặc trẻ em có sức đề kháng kém sẽ có nguy cơ bị ngộ độc rất cao.

Để an toàn, bạn nên chọn những con lươn còn tươi sống và làm sạch kỹ để loại bỏ hết chất bẩn trong ruột của chúng.

Người bị bệnh sốt rét, vàng da, kiết lỵ, đầy bụng, khó tiêu, không nên ăn lươn. Người gout hạn chế ăn do đạm trong lươn có thể khiến bệnh thêm trầm trọng.

Tiết lươn có tốt không

Món súp lươn ăn kèm với bánh mì. Ảnh: Di Vỹ

Món ăn từ lươn

Canh lươn đậu đen có tác dụng ích gan thận, chống lão suy, tóc bạc đau lưng, làm sáng mắt. Lươn tươi sống 90 g, đậu đen 90 g, gừng tươi vài lát, táo đỏ vài quả. Lươn bỏ ruột, để nguyên con, đậu đen ngâm nước cho nở, rửa sạch. Hà thủ ô, gừng tươi, táo đỏ rửa sạch. Trút tất cả vào nồi, cho nước vừa đủ, nấu lửa to đến sôi rồi để lửa nhỏ ninh trong 3 giờ. Nêm gia vị vừa miệng. Ăn nóng.

Canh lươn giúp nhuận phế, thanh nhiệt, dưỡng âm, thích hợp với bệnh tiểu đường. Dùng lươn 2 con (150 g), bắc sa sâm 10 g, gừng, muối, gia vị vừa đủ. Lươn mổ ruột, bỏ xương, cắt đoạn nhỏ, cho gừng sống vào. Đun to lửa cho sôi rồi cho sa sâm vào, giảm nhỏ lửa, đun thêm độ nửa giờ là được. Dùng trong bữa ăn.

Lươn xào để bồi dưỡng cơ thể bị suy nhược, chữa thủy thũng. Lươn 500 g, dầu ăn, giấm, bột đậu, đường. Lươn bỏ đầu, ruột, đuôi, thái sợi nhỏ, xào qua. Sau đó đặt chảo lên bếp, đun sôi dầu rồi cho lươn xào chín, thêm dầu, giấm, đường, bột đậu. Dùng trong bữa ăn.

Trong Đông y thịt lươn có tính cam ôn, bổ kinh tỳ vị. Chức năng của thịt lươn đối với cơ thể giúp bổ hư tổn, khu phong trừ thấp, cường kiện gân cốt. Sử dụng thịt lươn cho các trường hợp lao thương khí huyết, phong hàn thấp tý, hậu sản băng huyết, hội chứng lỵ xuất huyết, trĩ xuất huyết, hay suy nhược cơ thể. Ăn lươn có tác dụng gì? Sử dụng lươn với liều lượng khoảng 200 đến 500 gam với nhiều cách chế biến khác nhau giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như: thanh nhiệt, nhuận tràng, an thần, mạnh gân xương cũng như điều hoà khí huyết. Theo một số tài liệu nước ngoài, thịt lươn được sử dụng với cách như lươn hấp cơm như một món ăn có vị thuốc phổ biến sử dụng để chữa chứng vàng da - bệnh hoàng thống. Hay sử dụng món thịt lươn nấu ngó sen giúp chữa các triệu chứng như rong kinh, băng huyết. Thịt lươn cuốn lá lốt nướng còn có tác dụng chữa tê thấp. Còn thịt lươn hầm với đỗ đen có tác dụng bổ thần kinh. Khi ninh nhừ thịt lươn với mề gà cho trẻ sử dụng có thể giúp trị bệnh cam tích ở trẻ em.

  • Thịt lươn chữa thiếu máu, gầy còm, mệt mỏi: Sử dụng 10 gam thịt lươn thái nhỏ, nước gừng đã và được lọc lấy khoảng 10 đến 20 ml, lấy vừa đủ gạo để nấu cháo lươn. Và ăn món cháo lươn trong ngày có tác dụng chữa thiếu máu, gầy còm và mệt mỏi.
  • Thịt lươn có thể chữa viêm gan mạn tính: Sử dụng 2 đến 3 con lươn được làm thịt và rửa thật sạch, bỏ ruột, lấy 60 gam tầm gửi cây dâu - tang ký sinh, 30 gam rễ lau, cùng với nước vừa đủ. Đem hỗn hợp này nấu chín và ăn cả cái lẫn nước. Món ăn này có tác dụng tốt đối với bệnh viêm gan mạn tính.
  • Thịt lươn có thể chữa suy nhược thần kinh: Sử dụng 250 gam thịt lươn làm sạch và thái nhỏ, 30 gam hoài sơn, 30 gam bách hợp cùng với hàm lượng nước vừa đủ. Đem hỗn hợp đi hấp cách thuỷ và ăn trong ngày. Sử dụng món ăn này trong vòng 5 đến 7 ngày có tác dụng chữa suy nhược thần kinh.
  • Thịt lươn có thể chữa chứng ra mồ hôi tay hoặc chân: Sử dụng 1 con lương đã được làm sạch sẽ, sau đó luộc và gỡ lấy thịt. Kết hợp với 20 gam ý dĩ nhân, 30 gam gạo nếp. Sau đó, trộn hỗn hợp này để nấu thành cháo lươn, thêm gia vị cho vừa ăn. Món cháo này được sử dụng trong khoảng 5 đến 7 ngày như một liệu trình điều trị ra mồ hôi ở chân hoặc tay.
  • Thịt lươn có thể chữa di tinh và mộng tinh: Sử dụng 10 gam của súng nấu chín, sau đó bóc vỏ và phơi khô, 50 gam khí hư hoài sơn, cũng được nấu chín và mang đi phơi khô. Tán hai loại này thành bột và trộn đều với nhau, rồi lấy đi nấu cháo lươn. Cháo lươn được sử dụng vào lúc đói và dùng liên tục trong một khoảng thời gian giúp chữa di tinh và mộng tinh.
  • Thịt lươn có thể chữa bạch đới: Sử dụng 1 con lươn to lấy phần ở giữa khoảng 30 cm, sau đó đem lươn đi đốt thành tro, sử dụng hồ tiêu tán nhỏ, rây bột mịn. Trộn hai hỗn hợp này thật đều và sử dụng 8 gam hỗn hợp này với rượu, ngày uống 3 lần sẽ giúp điều trị bạch đới, và khí hư.
  • Bài thuốc giúp chữa phong thấp, đau nhức xương khớp, trĩ xuất huyết: Sử dụng 300 đến 400 gam lươn nướng tẩm gói xương sông, lá lốt. Lươn được làm sạch nhớt, sau đó bỏ ruột, thêm gừng, tỏi, muối tiêu. Sử dụng lá xương sông và lá lốt để bao gói lại đem đi nướng lụi đến khi chín. Sử dụng bài thuốc này cùng với bữa ăn.
  • Bài thuốc lươn hầm bối mẫu giúp chữa bệnh lao phổi và ho nhiều: Sử dụng 250 gam lươn, 15 gam xuyên bối mẫu, 30 gam bách hợp, 15 gam bạch bộ, 4 gam ngũ vị tử. Lươn được mang đi làm sạch, sau đó sử dụng các dược liệu cho vào một chiếc túi vải xô cùng nấu với thịt lươn cho đến khi chín nhừ, tiếp đến sẽ bỏ bã thuốc, cho muối tiêu và gia vị vào. Chia bài thuốc này ăn 1 đến 2 lần trong ngày và sử dụng bài thuốc này khi còn nóng đồng thời thực hiện liên tục trong khoảng 10 ngày.
  • Bài thuốc lươn hầm sâm quy giúp hồi phục cho những người suy nhược, sau bệnh nặng dài ngày hoặc huyết hư, khí hư như thiếu máu, xanh xao, mệt mỏi, gầy sút cân: Sử dụng 300 đến 500 gam lươn, 15 gam đảng sâm 15 gam đương quy. Lươn được mang đi làm sạch bỏ nhớt, còn các dược liệu được cho vào trong một túi vải thô thêm nước vừa đủ và đun hỗn hợp này trong khoảng 1 giờ, sau đó thêm hành, gừng, muối, dầu ăn và sử dụng bài thuốc này cùng với cơm.
  • Bài thuốc lươn tửu đon mạn ngư giúp cải thiện tình trạng gầy yếu sụt cân, lạnh tay chân, đại tiểu tiện xuất huyết: sử dụng 500ml rượu nhạt - hoàng tử, 500 gam lươn. Lươn được mang đi làm sạch bỏ nhớt bỏ ruột, sau đó cho lươn vào trong nồi, cho rượu, muối, một lượng nước thích hợp. Sau đó, đun nhỏ lửa cho đến khi chín nhừ, và ăn bài thuốc này cùng với chút tương giấm.
  • Bài thuốc lươn nấu kê nội kim có tác dụng giúp trẻ bị cam tích: Sử dụng 50 gam thịt lươn, 10 gam kê nội kim, mắm, muối với lượng vừa đủ. Nấu chín nhừ hỗn hợp này và ăn khoảng 1 đến 2 lần trong ngày và thực hiện bài thuốc này trong khoảng 5 đến 7 ngày.

Lươn thường sống chui rúc dưới ao bùn, sình lầy... những môi trường này đều không được sạch sẽ. Hơn nữa lươn là loài ăn tạp nên hệ tiêu hoá cũng như thịt của lươn có thể nhiễm vi trùng và ký sinh trùng. Đã có người sử dụng thịt lươn với các chế biến xào thịt lươn chưa chín tới nên đã bị nhiễm ký sinh trùng với ấu trùng Gnathostoma spinigerum từ 0.8 đến 29.6%, mùa khô có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp hơn trong mùa mưa.

Loại ấu trùng này sinh sống rất dai và chịu được nhiệt độ cao. Vì vậy, nếu chế biến lương chỉ bằng cách xào quả trên lửa thì có thể giúp cho các ấu trùng sống trên lương vẫn sống và theo đường ăn uống đi vào ruột của con người. Hơn nữa, bạn không nên mua hoặc sử dụng lươn đã chết.