Tính tất yếu khách quan và tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì

a. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Nhân loại đã trải qua bốn cuộc cách mạng kỹ thuật:

-> Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế và quản lý kinh tế- xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

b. Tính tất yếu khách quan và tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

* Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa:

- Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội

- Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kĩ thuật- công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới.

- Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa xã hội.

* Tác dụng to lớn và toàn diện của công nghiệp hóa, hiện đại hóa:

- Tạo điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất và tăng năng suất lao động xã hội

- Tạo ra lực lượng sản xuất mới, tăng cường vai trò của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, tăng cường mối quan hệ liên minh giữa công nhân- nông dân- trí thức.

- Tạo tiền đề hình thành và phát triển nền văn hóa mới

- Tạo cơ sở vật chất- kĩ thuật cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ



Page 2

Page 3

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế – xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại; dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động cao.

Tính tất yếu khách quan phải thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Một là, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quy luật phổ biến của sự phát triển lực lượng sản xuất, của sự phát triển xã hội mà mọi quốc gia đều phải trải qua khi muốn phát triển.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa được thực hiện sẽ tạo cơ sở vật chất để tăng cường tiềm lực củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia và tạo môi trường kinh tế – xã hội ổn định cho sự phát triển kinh tế.

Hai là, công nghiệp hóa, hiện đại hóa để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.

Cơ sở vật chất kỹ thuật của một phương thức sản xuất là hệ thống các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất xã hội, phù hợp với một trình độ kỹ thuật mà lực lượng lao động xã hội sử dụng để tiến hành quá trình lao động sản xuất.

Mỗi phương thức sản xuất có cơ sở vật chất – kỹ thuật tương ứng đặc trưng cho xã hội đó. Cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền công nghiệp lớn hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, có trình độ xã hội hóa cao dựa trên trình độ khoa học và công nghệ hiện đại được hình thành một cách có kế hoạch và thống trị trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Như vậy, cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội có trình độ xã hội quá cao hơn cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản. Vì thế, từ chủ nghĩa tư bản hay trước chủ nghĩa tư bản đi lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan, một quy luật kinh tế phổ biến và được thực hiện thông qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đối với nước ta, từ một nước kém phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội phải thực hiện từ đầu thông qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mỗi bước tiến của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một bước tăng cường cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất và góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, làm cho nền sản xuất xã hội không ngừng phát triển, đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, trên cơ sở đó từng bước nâng dần văn minh của xã hội.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn làm cho khối liên minh công nhân, nông dân và trí thức ngày càng được tăng cường, củng cố, đồng thời nâng cao vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân.

Tóm lại, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhân tố quyết định thắng lợi con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Vì thế, Đảng ta xác định công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Mỗi phương thức sản xuất xã hội nhất định có một cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng. Cơ sở vật chất kỹ thuật của một xã hội là toàn bộ hệ thống các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất XH, phù hợp với trình độ kỹ thuật [công nghệ] tương ứng mà lực lượng lao động XH sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu XH. Cơ sở vật chất kỹ thuật phát triền đến một trình độ nhất định để làm đặc trưng cho phương thức sản xuất. Chỗ dựa để xem xét sự biến đổi của cơ sở vật chất kỹ thuật của một phương thức sản xuất là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và tính chất của quan hệ sản xuất thống trị. Mỗi phương thức sản xuất chỉ được xác định trên cơ sở nền tảng cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển. 1. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta là một tất yếu khách quan. Bởi vì: Đặc trưng của cơ sở vật chất kỹ thuật của các phương thức sản xuất trước chủ nghĩa tư bản là các công cụ lao động thủ công, lạc hậu. Còn đặc trưng của cơ sở vật chất kỹ thuật thời kỳ chủ nghĩa tư bản là nền đại công nghiệp cơ khí hoá. Do vậy, chủ nghĩa xã hội, giai đoạn thấp của phương thức sản xuất Cộng sản chủ nghĩa, đòi hỏi phải có một cơ sở vật chất kỹ thuật cao hơn chủ nghĩa tư bản về cả hai mặt: trình độ kỹ thuật và cơ cấu sản xuất, gắn với thành tựu của cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại. Như vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa XH là nền công nghiệp lớn hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, có trình độ xã hội hoá cao dựa trên trình độ khoa học công nghệ hiện đại được hình thành một cách có kế hoạch và thống trị trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy, từ chủ nghĩa tư bản hay trước chủ nghĩa tư bản quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan, một quy luật kinh tế mang tính phổ biến và được thực hiện thông qua công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đối với các nước quá độ lên chủ nghĩa XH từ chủ nghĩa tư bản, dù cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản có tiến bộ đến đâu cũng chưa là cơ sở kỹ thuật của chủ nghĩa XH. Các nước này vẫn phải tiếp tục tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tiến hành cách mạng XHCN về quan hệ sản xuất. Còn các nước có nền kinh tế kém phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội như nước ta, xây dựng cơ sở vật chất phải tiến hành từ đầu, từ không đến có thông qua công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Việc tiến hành thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là yếu tố quyết định tới sự phát triển về chất của lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội, đối với việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của mọi thành viên trong xã hội và đối với sự thắng lợi cuối cùng của chủ nghĩa xã hội. 2. Thực hiện đúng đắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ có tác dụng to lớn về nhiều mặt trong sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước: – Góp phần phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng sức chế ngự của con người đối với thiên nhiên, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, ổn định kinh tế, chính trị, xã hội. Từ đó, góp phần quyết định sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. – Nâng cao năng lực quản lý và vai trò của Nhà nước, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và giúp cho sự phát triển, tự do, toàn diện của con người trong mọi hoạt động kinh tế – xã hội. – Tạo điều kiện thuận lợi cho khoa học công nghệ phát triển nhanh đạt trình độ tiên tiến hiện đại. – Tăng cường lực lượng vật chất kỹ thuật cho quốc phòng an ninh; đảm bảo đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước ngày càng được cải thiện. – Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Từ đó, tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, đủ sức thực hiện sự phân công và hợp tác quốc tế. Tóm lại, công nghiệp hoá, hiện đại hoá có tác dụng và ý nghĩa hết sức quan trọng. Vì vậy, Đảng ta xác định: “Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại… là nhiệm vụ trung tâm” trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Ngày nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã trở thành xu thế tất yếu, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các quốc gia trong đó có Việt Nam. Vậy tính tất yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta được thể hiện như thế nào? Tri Thức Cộng Đồng mời bạn đọc cùng tìm đáp án cho câu hỏi này qua bài viết sau đây nhé!

Mục lục

Công nghiệp hóa hiện đại hóa được hiểu là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế - xã hội, chuyển từ sử dụng sức lao động thủ công sang sử dụng lao động đã qua đào tạo trên cơ sở phát triển khoa học công nghệ, góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội.

Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa được xem là một quy luật kinh tế phổ biến và mang tính tất yếu khách quan. 

Tính tất yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam được thể hiện rõ nét, xuất phát từ 4 nguyên nhân chủ yếu, bao gồm:

  • Quy luật phổ biến của sự phát triển
  • Do yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội
  • Do yêu cầu rút ngắn khoảng cách tụt hậu về mọi mặt giữa Việt Nam và thế giới
  • Do yêu cầu tạo ra năng suất lao động xã hội cao

Làm rõ 4 nguyên nhân trên là cơ sở để khẳng định tính tất yếu và khách quan của công nghiệp hóa hiện đại hóa tại Việt Nam trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.

1. Quy luật phổ biến của sự phát triển

Trước hết, công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta được xem như một quy luật phổ biến của sự phát triển. Quy luật ấy thể hiện thông qua sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự phát triển của xã hội.

1.1.  Quy luật phổ biến của sự phát triển lực lượng sản xuất

Công nghiệp hóa hiện đại hóa là quy luật phổ biến của sự phát triển lực lượng sản xuất tiến tới phát triển mạnh mẽ nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tính tất yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa trong phát triển lực lượng sản xuất được chỉ rõ ở những nội dung sau:

  • Cơ khí hóa nền sản xuất xã hội

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tác động mạnh mẽ tới nền sản xuất của mỗi quốc gia. Nó thay đổi về chất của nền sản xuất, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Đồng thời chuyển biến nền sản xuất thủ công sang sản xuất cơ khí dựa vào tiến bộ của khoa học – công nghệ.

  • Áp dụng thành tựu khoa học – công nghệ

Sự ra đời của những thành tựu khoa học kỹ thuật là kết quả tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ đây, nhân loại vận dụng những thành tựu này phục vụ trong sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lao động, phát triển nhanh chóng nền kinh tế.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là cơ hội để các nước đang phát triển như Việt Nam tiếp cận và chuyển giao khoa học – công nghệ ở trình độ tiên tiến. Muốn phát triển nhanh chóng về mọi mặt không có cách nào khác là phải dựa vào những thành tựu khoa học hiện đại.

Ảnh 1: Công nghiệp hóa hiện đại hóa là gì?
  • Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là chủ thể đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cũng chính điều này là tiền đề để xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao đã qua đào tạo, có tay nghề thành thạo, chủ động, sáng tạo và nắm vững công nghệ.

  • Chuyển dịch cơ cấu lao động

Khi thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa, ngoài chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế thì cơ cấu lao động cũng chuyển biến theo hướng tích cực. Nguồn lao động chuyển từ khu vực sử dụng nhiều lao động chân tay sang lĩnh vực gắn liền với kinh tế tri thức.

1.2.  Quy luật phổ biến của sự phát triển xã hội

Theo thời gian, tính tất yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa không chỉ nằm ở sự phát triển kinh tế mà hơn hết là sự phát triển mọi mặt của xã hội:

  • Nâng cao chất lượng cuộc sống

Công nghiệp hóa hiện đại hóa thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng, năng suất lao động tăng, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập. Bên cạnh đó người dân có cơ hội hưởng phúc lợi xã hội, tiếp cận dịch vụ giáo dục, y tế…

  • Ổn định chính trị - xã hội

Công nghiệp hóa hiện đại hóa còn là yêu cầu khách quan trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, củng cố quốc phòng an ninh, giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là mục tiêu hàng đầu.

Các bài viết khác:

  • Đô thị hóa là gì?
  • Đầu tư phát triển là gì?

2. Yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội

Thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước là con đường vững chắc để Việt Nam xây dựng hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Đây là một tiến trình lâu dài và là quy luật mang tính tất yếu của của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.

2.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội

Cơ sở vật chất – kỹ thuật là hệ thống các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất do con người tạo ra để tiến hành sản xuất. Nó là mặt chủ đạo của sản xuất, thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của nhân loại theo dòng chảy lịch sử .

  • Cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội

Cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội bao gồm toàn bộ yếu tố vật chất của lực lượng lượng sản xuất do con người tạo ra thích ứng với trình độ phát triển khoa học công nghệ hiện đại để tạo ra của cải vật chất cho xã hội.

Tính tất yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa

2.2. Tính tất yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa trong xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật

Xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội mang tính tất yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta, bởi vì:

  • Cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội mang tính kế thừa

Quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội kế thừa cơ sở vật chất - kỹ thuật có sẵn của chủ nghĩa tư bản. cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội cần một cuộc cách mạng tái kiến thiết quan hệ sản xuất ở trình độ cao, vận dụng những tiến bộ của khoa học – công nghệ hiện đại, đổi mới nền kinh tế theo hướng hiệu quả hơn.

  • Cơ sở vật chất – kỹ thuật là động lực phát triển đất nước

Việt Nam là đất nước đang phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa. Chính vì thế tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là điều tất yếu.

2.3. Vai trò của cơ sở vật chất - kỹ thuật

Cơ sở vật chất - kỹ thuật đóng vai trò là nguồn lực cơ bản trong sản xuất kinh tế, chi phối mọi quan hệ sản xuất. Kinh tế sẽ không thể phát triển nếu như không có cơ sở vật chất – kỹ thuật phù hợp.

  • Đối với quốc phòng – an ninh

Cơ sở vật chất – kỹ thuật góp phần làm tăng tiềm lực và sức mạnh chính trị, quân sự, kinh tế của một quốc gia. Qua đó là cơ sở để bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền lãnh thổ và củng cố an ninh quốc phòng.

Sự phát triển của cơ sở vật chất – kỹ thuật theo định hướng xã hội chủ nghĩa thúc đẩy xã hội phát triển mọi mặt theo hướng tích cực. Từ đó, con người được sống trong môi trường xã hội ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống, tiếp cận tri thức nhân loại và giữ gìn bản sắc văn hóa.

Nếu bạn gặp khó khăn khi viết tiểu luận hãy liên hệ với đội ngũ Tri Thức Cộng Đồng để được hỗ trợ Dịch Vụ Viết Tiểu Luận Thuê- Đã Hoàn Thành Xuất Sắc 20.000 Bài của chúng tôi.
Với kinh nghiệm hơn 10+ năm, Tri Thức Cộng Đồng cam kết mang đến bài tiểu luận chất lượng nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua gmail hoặc Hotline 0946 88 33 50 để được tư vấn và báo giá trực tiếp.

Việt Nam là một đất nước đang phát triển với nhiều thành tựu nổi bật. Thực hiện rút ngắn khoảng cách tụt hậu giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới là một trong những yêu cầu mang tính tất yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa.

3.1. Yêu cầu thu hẹp khoảng cách giữa Việt Nam và thế giới

  • Thu hẹp khoảng cách giữa Việt Nam và thế giới

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần đưa Việt Nam phát triển nhanh chóng, tiến tới thu hẹp khoảng cách tụt hậu so với thế giới về kinh tế, khoa học – công nghệ, giáo dục, y tế và các lĩnh vực khác. Đó là cơ hội để nước ta hội nhập sâu rộng, chuyển giao công nghệ, tiếp biến văn hóa với các dân tộc, quốc gia.

Thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa rút ngắn khoảng cách tụt hậu qua các yếu tố như:

-  Năng suất lao động

-  Cơ cấu sản xuất

-  Chất lượng nguồn lao động

-  Thu nhập bình quân đầu người

-  Tăng trưởng nền kinh tế…

3.2. Kết quả thực tế đạt được

Trong suốt 35 năm thực hiện đổi mới, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã từng bước rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với thế giới:

Từ một nước có nền kinh tế chậm phát triển với tổng GDP đạt 14,1 tỷ USD năm 1985, quy mô nền kinh tế Việt Nam năm 2020 đạt 343 tỷ USD với mức độ tăng trưởng 2,41% thuộc top đầu thế giới. Kết quả này đưa Việt Nam trở thành một trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới và đứng thứ tư tại khu vực Đông Nam Á.

  •  Thu nhập bình quân đầu người

Thu nhập bình quân đầu người được nâng cao. Năm 2020, GDP đầu người đạt 2786 USD/ người và GDP – PPP đạt 8651 USD/người. Mức thu nhập bình quân đầu người năm 2020 cao gấp hơn 30 lần giai đoạn 1986 – 1990, đưa Việt Nam thoát khỏi nhóm nước có thu nhập thấp, lên nhóm nước có thu nhập trung bình.

Nền kinh tế Việt Nam chuyển biến nhanh chóng từ nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế công nghiệp hiện đại gắn với tri thức. Giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế.

Tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp giảm nhanh từ 38,06% năm 1986 xuống còn 14,85% năm 2020. Trong khi đó, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng lên, giai đoạn 1986 - 2020, công nghiệp tăng từ 28,88% lên 33,72%, tỷ trọng dịch vụ tăng từ 33,06% lên 41,63%. Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp.

  • Chất lượng nguồn nhân lực

- Trình độ dân trí được nâng cao: Việt Nam áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào trong sản xuất và đời sống. Trình độ dân trí được nâng cao, tỷ lệ người biết chữ năm 2020 đạt 97,85% thuộc nhóm cao nhất thế giới.

- Tỷ lệ người dùng Internet top đầu thế giới: Năm 2020, 68,17 triệu người dân Việt Nam sử dụng internet. Tỷ lệ sử dụng internet tại Việt Nam cao hơn mức trung bình của khu vực, đạt 83,7%, gần ngang bằng các quốc gia phát triển.

3.3. Lý do mang tính tất yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa

Yêu cầu rút ngắn khoảng cách tụt hậu giữa Việt Nam và thế giới mang tính tất yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa, xuất phát từ các nguyên nhân sau:

  • Phát triển kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa

Tiến hành công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa đất nước là con đường cần thiết và duy nhất để phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ xã hội chủ nghĩa.

  • Nâng cao sức mạnh, vị thế quốc gia

Công nghiệp hóa hiện đại hóa là cơ hội để Việt Nam hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế, tiếp thu khoa học – kỹ thuật, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.

Công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước mang tính tất yếu khách quan, có ý nghĩa và vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. Đây cũng là chủ đề nhận được sự quan tâm lớn của các bạn học sinh sinh viên. Vậy công nghiệp hóa hiện đại hóa là gì và có tác dụng như thế nào? Mời bạn đọc xem ngay tại bài viết Khái Niệm Công Nghiệp Hóa Hiện Đại Hóa

4. Yêu cầu tạo ra năng suất lao động xã hội cao

Tính tất yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa còn xuất phát từ yêu cầu tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Sự phát triển cơ sở vật chất – kỹ thuật đảm bảo sự phát triển quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất.

4.1. Sự phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

Tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa tạo ra hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, là tiền đề thúc đẩy quan hệ sản xuất phát triển phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Cụ thể:

  • Phát triển lực lượng sản xuất

Cơ sở vật chất - kỹ thuật xã hội chủ nghĩa thay đổi chất của nền sản xuất, nâng cao năng suất lao động, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển khoa học – kỹ thuật, hình thành ý thức xã hội mới.

Công nghiệp hóa hiện đại hóa phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất thủ công được thay thế bằng đội ngũ lao động sử dụng máy móc, trang thiết bị tiên tiến.

  • Hoàn thiện quan hệ sản xuất

Công nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với yêu cầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Hoàn thiện quan hệ sản xuất tiến tới củng cố và nâng cao vị thế của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân gắn với yếu tố tri thức.

Tiến hành tái sắp xếp nền kinh tế quốc dân, chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế, phát huy vai trò của kinh tế Nhà nước, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến tới đảm bảo công bằng xã hội.

4.2. Tính tất yếu của công nghiệp hóa trong nâng cao năng suất lao động xã hội

Tính tất yếu của công nghiệp hoá hiện đại hóa đáp ứng yêu cầu tạo ra năng suất lao động xã hội cao 

  • Đảm bảo quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ và tính chất lực lượng sản xuất

Để phát triển kinh tế đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa yêu cầu phải nâng cao hơn nữa năng suất lao động xã hội trên cơ sở phát triển cơ sở vật chất – kỹ thuật tương ứng. Đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất hướng tới sự tồn tại và bền vững của chủ nghĩa xã hội.

  • Phát huy tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội

Muốn xã hội sau phát triển, tiến bộ hơn xã hội trước thì trước hết phải làm cho năng suất lao động của xã hội sau cao hơn so với xã hội trước, điều này chỉ có thể đạt được nếu sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước được thực hiện thành công.

Xem thêm: Kiến trúc thượng tầng là gì? Đặc điểm và tính chất

Trên đây là những thông tin liên quan đến công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta. Phân tích tính tất yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa là cơ sở để làm rõ sự cần thiết và không thể thay thế của quá trình này trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích về công nghiệp hóa đại hóa để phục vụ công việc học tập, nghiên cứu của bản thân.

Video liên quan

Chủ Đề