Trò chơi đánh trận giả là gì năm 2024

Lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư trước kia gọi là Lễ hội Trường Yên, lễ hội Đền Vua Đinh, Vua Lê, thường diễn ra từ ngày mồng tám đến hết ngày mồng mười tháng Ba âm lịch hàng năm. Ngoài phần “Lễ” ( rước, tế, lễ…) có phần “Hội” (diễn xướng, trò chơi, cuộc đấu…) như : kéo chữ, chọi gà, đấu vật, múa quạt, cờ người, đu quay v.v.. Đặc biệt trong lễ hội có một hội tiết rất độc đáo đó là “Tập trận cờ lau”. Chính vì vậy mà lễ hội này xưa kia còn có tên gọi là “Hội Cờ Lau”.

Qua quá trình sưu tầm tại địa phương xung quanh khu vực xã Trường Yên được biết: Hội tiết này đã có từ lâu đời. Theo một tài liệu đáng ghi nhận thì cuộc tập trận cờ lau tại lễ hội Trường Yên có từ khoảng năm 1940. Ở lễ hội đền Vua Đinh ở làng La Xuyên, xã Yên Ninh, lễ hội đền Tam Dương, xã Yên Thắng (thuộc huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) trước kia cũng có trình diễn cuộc tập trận cờ lau. Tuy nhiên, chỉ có lễ hội Trường Yên là dường như không năm nào thiếu vắng hội tiết đặc sắc này.

Trò chơi đánh trận giả là gì năm 2024

Trò chơi đánh trận giả là gì năm 2024

Tiết mục tập trận cờ lau ở lễ hội Trường Yên ban đầu vốn là một lễ tiết, mà về sau đã trở thành một trò diễn dân gian. Đến nay, các vị bô lão người Hoa Lư- Ninh Bình đều nhất trí cho rằng: “Tập trận cờ lau” là cuộc diễn xướng gợi về thời niên thiếu của vua Đinh (tức Đinh Bộ Lĩnh xưa) cùng các bạn trẻ mục đồng tập đánh trận, lấy những bông lau để làm cờ.

Theo hồi ức của một số bô lão là người vùng Hoa Lư thì nơi diễn ra cuộc tập trận cờ lau là một khoảng bình nguyên đồng cỏ rộng ngay dưới chân núi Mã Yên, phía trước cổng đền thờ Vua Đinh. Đội quân tập trận gồm khoảng 50- 60 thiếu niên tuổi chừng 13 đến 16, là người địa phương. Các thiếu niên này được chia thành hai cánh (hai phe). Trang phục của hai toán quân khác nhau về màu áo. (Cũng có người kể rằng: Cả hai toán quân tập trận cờ lau xưa kia cởi trần, mặc quần cộc, có giắt những nhành lá cây quanh người). Mỗi “nghĩa quân” có giắt chéo hai bông lau ở sau lưng, tay cầm gậy (nếu đấu gậy) hoặc kiếm (nếu đấu kiếm). Mỗi bên có một tướng chỉ huy, mà một trong hai tướng ấy chính là Đinh Bộ Lĩnh. “Chủ tướng Bộ Lĩnh” vận áo đỏ, đội mũ bình thiên (được tết bằng rơm), tay phải cầm kiếm, tay trái cầm bông lau làm cờ (cờ lau), cưỡi trên một con trâu mộng. Nếu không cưỡi trâu thì chủ tướng có một nghĩa quân cầm lọng theo che. Còn đến những năm 1983, 1985, 1987, những con trâu trong tập trận cờ lau ở lễ hội Trường Yên là trâu được làm bằng khung tre, phất giấy nhựa, sơn đen giống như trâu thật do các thiếu niên “đội lốt” cho cử động trên đồng cỏ. Viên tướng phía bên kia cũng cầm kiếm, cờ lau, đầu đội mũ tướng được tết bằng lá mít, lá dứa…

Trò chơi đánh trận giả là gì năm 2024

Hai toán quân này mang ý nghĩa tượng trưng độc đáo và thú vị. Một bên là nghĩa quân do Đinh Bộ Lĩnh chỉ huy gồm các “nghĩa sĩ” cùng làng, thôn (thời đó gọi là “trại” hay “sách”), còn phía bên kia là đội quân của các thôn (trại, sách) khác. Đó cũng có thể là một đội quân của Thung Lau (do Đinh Bộ Lĩnh làm chủ soái) và đội quân của Thung Lá gần đó- theo truyền thuyết dân gian ở địa phương.

Sau một hồi múa kiếm, múa gậy và hiệu triệu quân sĩ, hai bên dàn thế trận giao tranh, tiến thoái, hò reo cùng âm thanh của trống, chiêng, thanh la, mõ, tù và vang dậy cả một vùng. Tại nơi đây, khách bốn phương về trẩy hội sẽ được thấy trang thiếu niên tuấn kiệt Đinh Bộ Lĩnh hăng hái chỉ huy và xông pha chiến đấu cùng các nghĩa sĩ đánh đuổi “quân thù”. Chiến cuộc kết thúc với chiến thắng thuộc về cánh quân thung Lau. Chủ soái Bộ Lĩnh được quân sĩ là chúng bạn công kênh, che lọng, đi giữa rừng cờ lau. Sau đó, các binh tướng đôi bên tụ hội ca vang bài khải hoàn ca, trong đó có đoạn:

“Nay mừng gặp hội long vân

Mừng Đại Cồ Việt nhân dân thái bình

Cờ lau tập trận hoàn thành

Khấu đầu lạy tạ thánh minh cửu trùng...”

Trong dân gian địa phương vẫn còn truyền tụng những câu ca dao sau đây

“Trần ai ai biết ai đâu

Hoa Lư có đám trẻ trâu anh hùng

Cờ lau tập trận vẫy vùng

Làm cho mầm Lạc, chồi Hồng vẻ vang…”

Cuộc tập trận cờ lau ở lễ hội Trường Yên- Lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư là một biểu hiện độc đáo sự bảo tồn tích cực, kế tục truyền thống thượng võ của dân tộc ta- một dân tộc đã mấy nghìn năm lịch sử từng bao phen anh dũng vùng lên đánh đuổi các thế lực ngoại xâm hùng mạnh hơn gấp nhiều lần. Tập trận (còn gọi là “đánh trận giả”) thì từ bao đời nay đã là truyền thống và rất quen thuộc đối với thiếu niên Việt Nam, nhất là những thiếu niên mục đồng ở các vùng quê với nhiều hình thức khác nhau. Các thiếu niên mục đồng đem trâu ra cùng tập trận thì từ xa xưa đã khá phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Vậy là, con trâu vốn không chỉ là “đầu cơ nghiệp” của nhà nông ta mà còn là một lực lượng hùng hậu trong quá trình dựng nước và giữ nước để góp phần cấu thành nên những sức mạnh, tiềm năng trong ý chí, thực tiễn của tuổi thơ, thiếu niên cùng toàn dân nước Việt./.