Trong chân không các phôtôn trong chùm tia sáng màu vàng có đại lượng nào sau đây giống nhau

Bài tập lượng tử ánh sáng theo dạng và chuyên đề rất cụ thể đẻ bạn đọc luyện lý thuyết và rèn kỹ năng làm bài tập tốt hơn. Trong chương lượng tử ánh sáng bạn đọc chi cần nắm được công thức Anhxtanh - đó là chìa khóa để bạn làm tốt bài tập.

BÀI TẬP LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG THEO CHUYÊN ĐỀ [ Có đáp án]

I/ BẢN CHẤT HẠT CỦA ÁNH SÁNG

Câu 1: Khi một photôn đi từ không khí vào thủy tinh , năng lượng của nó :

A . Giảm, vì \[\varepsilon =\frac{hc}{\lambda }\]  mà bước sóng  lại tăng

B. Giảm, vì một phần của năng lượng của nó truyền cho thủy tinh

C. Không đổi, vì \[\varepsilon =hf\] mà tần số f  lại không đổi

D. Tăng, vì \[\varepsilon =\frac{hc}{\lambda }\]  mà bước sóng lại giảm

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng?

A. Khi ánh sáng truyền đi các lượng tử ánh sáng không bị thay đổi, không phụ thuộc khoảng cách tới nguồn sáng.

B. Những nguyên tử hay phân tử vật chất không hấp thụ hay bức xạ ánh sáng một cách liên tục, mà theo từng phần riêng biệt, đứt quãng.

C. Năng lượng của các phôtôn ánh sáng là như nhau, không phụ thuộc vào tần số của ánh sáng.

D. Chùm ánh sáng là chùm hạt, mỗi hạt gọi là một phôtôn.

Câu 3: Một ánh sáng đơn sắc có tần số 4.1014 Hz bước sóng của ánh sáng này trong chân không là:

A. 0,75nm                      B. 7,5μm                      C. 0,75m                       D. 750nm

Câu 4: Chọn câu phát biểu sai về tính lưỡng tính sóng – hạt của ánh sáng.

A. Tính chất sóng được thể hiện rõ nét trong các hiện tượng giao thoa, nhiễu xạ, tán sắc.

B. Sóng điện từ có bước sóng càng ngắn thì tính chất sóng thể hiện càng rõ nét.

C. Phôtôn ứng với nó có năng lượng càng cao thì tính chất hạt thể hiện càng rõ nét.

D. Tính hạt được thể hiện rõ nét ở hiện tượng quang điện, ở khả năng đâm xuyên, ở tác dụng phát quang.

Câu 5: Chọn câu phát biểu sai về phôtôn.

A. Ánh sáng tím có phôtôn giống hệt nhau.       

B. Năng lượng của mỗi phôtôn không đổi trong quá trình lan truyền.

C. Phôtôn chuyển động dọc theo tia sáng.        

D. Trong chân không phôtôn chuyển động với tốc độ c = 3.108m/s.

Câu 6: Năng lượng của một phôton ánh sáng được xác định theo công thức

A.  e = h\[\varepsilon\]                      B. \[\varepsilon =\frac{hc}{\lambda }\]                     C. \[\varepsilon =\frac{c\lambda }{h}\]                     D. \[\varepsilon =\frac{h\lambda }{c }\]

Câu 7:Bức xạ màu vàng của natri có bước sóng 0,59 μm. Năng lượng của phôtôn tương ứng có giá trị nào sau đây ?

A.2,0 eV                       B. 2,1 eV.                       C. 2,2 eV.                      D. 2,3 eV.

Câu 8:Năng lượng phôtôn của:

A. tia hồng ngoại lớn hơn của tia tử ngoại.                 

B. tia X lớn hơn của tia tử ngoại.

C. tia tử ngoại nhỏ hơn của ánh sáng nhìn thấy                   

D. tia X nhỏ hơn của ánh sáng nhìn thấy.

Câu 9:Gọi f1, f2, f3, f4, f5  lần lượt là tần số của tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơnghen, sóng vô tuyến cực ngắn, và ánh sáng màu lam. Thứ tự tăng dần của tần số sóng được sắp xếp như sau:

A. f1

Chủ Đề