Uống thuốc hạ sốt bao lâu được uống sữa

Trẻ em bị sốt là mối lo thường xuyên của mọi nhà, nhất là các gia đình mới sinh con đầu lòng. Vì quá lo nên nhiều bà mẹ thường dùng thuốc không đúng bệnh, dùng quá liều gây nhiều tác hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Cần lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ?

– Thuốc hạ nhiệt tác dụng lên vùng dưới đồi đưa nhiệt độ trở về 37 độ C, làm cho thân nhiệt trở lại bình thường: thuốc có loại đơn chất [paracetamol] hoặc dưới dạng phối hợp [với các chất kháng histamin, vitamin B1, C…] cần được xác định rõ trước khi dùng [tên thuốc, hàm lượng].

– Không nên dùng nhiều loại có chung tác dụng cùng một lúc dễ gây ngộ độc vì quá liều như uống viên nén tiffy, decolgen, pamin, sirô tiffy, viên đặt hậu môn, viên sủi, thuốc bột… Liều dùng thường được xác định là 60 mg/kg/ngày, chẳng hạn, cháu nặng 10 kg, mỗi ngày có thể dùng 600 mg/ngày, khoảng 15 mg/kg trong 6 giờ hoặc 10 mg/kg trong 4 giờ. Thuốc gói, thuốc viên có nhiều hàm lượng khác nhau nên phải lưu ý khi dùng.

Liều dùng hạ sốt cho trẻ thường được xác định là 60 mg/kg/ngày

– Tìm nguyên nhân để điều trị, chỉ nên dùng thuốc khi sốt cao, kéo dài. Trong y tế thường quy ước sốt dưới 38 độ C là sốt nhẹ, từ 38 đến 39 độ C là sốt vừa, từ 39 đến 41 độ C là sốt cao, trên 41 độ C là rất cao.

– Nên dùng các biện pháp hạ sốt khác song song với việc dùng thuốc: lau mát chỗ da mỏng bằng nước ấm ở nơi kín gió, cởi bỏ bớt quần áo, không đặt nằm ở nơi quá nóng, ăn nhẹ dễ tiêu, uống nước như nước chanh, nước cam, orezol… [nếu sốt cao kéo dài sẽ mất nước gây co giật], không xoa bằng nước đá, dầu gió.

– Thuốc tác dụng nhanh ở môi trường lỏng, thuốc đạn có tác dụng hiệu quả như thuốc uống, chỉ nên dùng khi trẻ không uống được [bị nôn, không hấp thụ], thời gian tác dụng chậm hơn thuốc uống.

Có thể bạn quan tâm:

Cách dùng thuốc hạ sốt cho trẻ

Trẻ sốt phát ban cần xử trí như thế nào?

Trẻ sơ sinh bị sốt khi nào cần gặp bác sĩ?

– Cần theo dõi khi trẻ dùng thuốc có thể bị mẫn cảm với thuốc hay một trong những thành phần của thuốc [vì vậy, phải xem kỹ thành phần tá dược của thuốc]. Thận trọng với bệnh nhân suy gan, suy thận.

Thuốc hạ sốt hoạt chất là paracetamol có nhiều loại khác nhau về thành phần và hàm lượng, dạng bào chế như:

+ Babyplex: thuốc cốm gồm có paracetamol 325mg, vitamin B1, chlorpheniramin maleat, tá dược vừa đủ 3 g. Liều dùng: ngày uống 3-4 lần, mỗi lần như sau: Trẻ dưới 1 tuổi: 1/4 gói, từ 1-5 tuổi: 1/3 gói, từ 5-10 tuổi: 1/2 gói, từ 10-15 tuổi: 1 gói. Hòa thuốc vào chén nhỏ với nước chín, không nên đổ thẳng thuốc vào miệng.

+ Panadol trẻ em: viên nhai màu hồng vị dâu chứa 120mg paracetamol. Liều dùng: từ 1-3 tuổi: 1 viên, từ 3-6 tuổi: 1-2 viên, từ 6-12 tuổi: 2 viên. Nếu cần dùng lại sau 4 giờ. Không quá 4 lần/ngày.

+ Effe-paracetamol: gói bột sủi gồm có paracetamol 200mg, vitamin C và tá dược. Liều dùng: từ 2-6 tuổi: 1 gói x 3 lần/ngày. Từ 6-15 tuổi: 1-2 gói x 3 lần/ngày. Trên 15 tuổi: 2 gói x 3 lần/ngày.

Efferalgan 80 mg: mỗi gói có paracetamol 80 mg – thuốc bột sủi bọt. Thường được chỉ định cho trẻ em cân nặng từ 8-15kg. Lưu ý: Không dùng thuốc này trong các trường hợp mẫn cảm với paracetamol, bệnh gan nặng, không dung nạp với fructose [vì có sorbitol]. Trường hợp cần kiêng muối, hoặc ăn nhạt cần lưu ý vì mỗi gói thuốc có chứa 66 mg natri [phải trừ vào khẩu phần ăn hằng ngày].

+ Các trường hợp không dùng được thuốc đạn: dị ứng với paracetamol, bệnh gan nặng, mới bị viêm hậu môn, trực tràng, chảy máu trực tràng, thuốc có thể gây ngứa tại chỗ, tăng theo lần dùng, liều dùng, thời điểm dùng. Khi bị tiêu chảy không dùng viên đạn.

Những trường hợp sốt cần đưa trẻ đi cấp cứu

– Trẻ dưới 4 tuổi bị sốt 39 độ C trở lên.

– Trẻ sốt kèm theo cứng cổ, phồng thóp.

– Trẻ trên 4 tháng tuổi bị sốt 39 -40 độ C [đã uống thuốc nhưng không giảm sốt].

– Đã điều trị tại nhà quá 4-5 ngày vẫn không khỏi hoặc sốt kéo dài hơn 3 ngày.

Lưu ý:

– Đối với các loại thuốc panadol có thêm cafein chỉ dùng cho trẻ trên 7 tuổi [1 viên/lần, không quá 4 viên/24 giờ].

– Loại thuốc efferalgan codein chỉ dùng cho trẻ trên 15 tuổi

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Việc cho trẻ uống thuốc là điều không hề đơn giản một tí nào. Hầu hết trẻ điều không chịu uống thuốc nhất là khi thuốc có vị đắng. Vì thế, nhiều mẹ đã chế ra công thức đó là cho thuốc vào sữa để giảm vị đắng của thuốc. Tuy nhiên, đây lại là điều khiến cho nhiều mẹ quan tâm, bởi không biết nó có ảnh hưởng gì không. Vậy thuốc hạ sốt có uống chung với sữa được không? Cùng Skvd tìm hiểu bạn nhé.

Thuốc hạ sốt có uống chung với sữa được không? Thực hư ra sao

Theo nhưng skvd tham khảo từ các nguồn đáng tin cậy. Bạn tuyệt đối không được cho trẻ uống thuốc hạ sốt chung với sữa. Bởi trong sữa có nhiều khoáng chất, protein, canxi có thể tác dụng với thuốc. Điều này sẽ tạo thành phức hợp khó tan và không hấp thu được. Bên cạnh đó, các kháng sinh trong thuốc có thể sẽ mất đi tác dụng khi dùng chung với sữa. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Thuốc hạ sốt pha chung với sữa sẽ làm mất tác dụng điều trị của thuốc. Bạn có thể hiểu như thế này: Hàm lượng lipid và độ kiềm cao trong sữa sẽ làm chậm sự hấp thu của kháng sinh. Hàm lượng canxi trong sữa sẽ phản ứng với thuốc tạo thành phức hợp khó tan và khó hấp thu được. Ngoài ra, các kháng sinh như ciprofloxacin và levofloxacin có thể mất tác dụng khi được dùng chung sữa.

Kết luận: Vậy thuốc hạ sốt có uống chung với sữa được không? Câu trả lời là “Không” bạn nhé.

Tác hại của việc để trẻ uống thuốc hạ sốt chung với sữa

  • Giảm tác dụng của thuốc: Sữa và thuốc hạ sốt kết hợp sẽ làm giảm tác dụng của thuốc. Nó khiến cho việc điều trị của trẻ gặp nhiều khó khăn. Như đã nói, cơ thể bé sẽ không thể hấp thụ được tác dụng của thuốc điều trị. Bởi phản ứng với thuốc tạo thành phức hợp khó tan khiến trẻ lâu hạ sốt.
  • Gây biến dạng đặc tính của thuốc: Ngoài việc làm giảm tác dụng của thuốc. Các phản ứng của chúng có thể gây ra nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe trẻ. Bên cạnh việc khó tan khó hấp thụ, nó có thể khiến trẻ bị sốc thuốc hoặc ngộ độc thuốc. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thuốc hiệu quả và an toàn.

Nếu như bạn đang thắc mắc không biết lý do gì mà không nên hôn môi của trẻ sơ sinh. Câu trả lời sẽ có thông bài viết “tại sao không nên hôn môi trẻ sơ sinh” được chia sẻ ở bài trước.

Một số lưu ý khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt

  • Nước đun sôi để nguội là chất lỏng tốt nhất để trẻ uống thuốc hạ sốt. Trong trường hợp trẻ không chịu uống thuốc khi được pha với nước. Các mẹ có thể đổi thuốc sang dạng siro để dễ uống hơn. 
  • Ngoài việc không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt chung sữa. Các mẹ cũng không nên cho trẻ dùng thuốc với nước trái cây. Tốt nhất nên cho trẻ uống sữa, nước trái cây khi uống thuốc ít nhất 1 giờ.
  • Khi cho trẻ uống thuốc, nên để trẻ uống trực tiếp. Hạn chế việc bẻ nhỏ hoặc dầm nhuyễn. Bởi nó sẽ khiến vị thuốc trở nên khó uống hơn. Bạn có thể thưởng cho trẻ 1 viên kẹo sau khi đã uống thuốc.

Có thể bạn quan tâm: Trẻ em bao nhiêu tuổi được sử dụng điện thoại?

Như vậy, skvd đã giải đáp thắc mắc “thuốc hạ sốt có uống chung với sữa được không“. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thuốc hiệu quả và an toàn. Hãy để lại bình luận cũng như đóng góp ý kiến để songkhoevadep hoàn thiện hơn. Chúc bạn một ngày tốt lành!

Video liên quan

Chủ Đề