Vai trò của mới chủ thể trong liên kết 4 nhà

  • Đồng hành cùng nhà nông
  • Bản tin Bình Điền

Ngày 7/11/2006 Việt Nam chính thức được kết nạp vào WTO sau một chặng đường 11 năm cam go đàm phán và sự nỗ lực hết mình của các nhà ngoại giao. Bắt đầu từ đây, Việt Nam sẽ có rất nhiều cơ hội để trao đổi và tiếp cận với thị trường thế giới. Đây chính là lợi ích, điều kiện và khả năng để cho Việt Nam phát triển với tốc độ nhanh hơn, bền vững hơn và thực sự hoà nhập với một nền kinh tế thị trường luôn đòi hỏi kiến thức và sự năng động.

Vai trò của mới chủ thể trong liên kết 4 nhà
Không còn thời gian chờ đợi nữa, chúng ta phải làm gì đây để nông dân Việt Nam hội nhập WTO? Phải làm gì đây cho nông dân Việt Nam không phải tức tưởi khi thua ngay tại sân nhà? Không buồn sao được khi chính khách hàng Việt Nam bỏ tiền mua hàng nông sản trên chính quê hương mình? Phải làm gì đây để nông dân nhanh chóng hội nhập WTO? Để nông sản Việt Nam xứng đáng là niềm tự hào dân tộc? Câu hỏi luôn ở phía trước đòi hỏi chúng ta không chỉ nỗ lực bằng tinh thần, bằng cơ bắp mà phải thực sự nỗ lực bằng tư duy, bằng sự sáng tạo. Trong khuôn khổ bài viết này, nếu dùng cụm từ “chúng ta” thì còn hết sức chung chung, mà đã chung chung thì thường hiệu quả không cao. Chính vì vậy, chúng tôi muốn đặt vấn đề cụ thể: Liên kết 4 nhà. Phải làm gì để giúp nông dân Việt Nam hội nhập WTO? Chúng ta cũng đã liên kết 4 nhà bao gồm: Nhà quản lý; Nhà doanh nghiệp; Nhà khoa học và Nhà nông. Trong đó, “nhà quản lý” cần hiểu theo nghĩa chính là cấp chính phủ, cấp bộ tiếp theo là cấp tỉnh, cấp huyện, xã. “Nhà doanh nghiệp” chủ yếu là các doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến nông nghiệp. Đó là các doanh nghiệp liên quan đến mua bán, tiêu thụ nông sản. Vấn đề mấu chốt ở liên kết này là cơ chế hoạt động? Vai trò, nhiệm vụ và lợi ích của mỗi nhà? Đứng trước thách thức và cơ hội này mỗi nhà phải làm gì? Phải làm ngay với hiệu suất cao nhất vì chúng ta không còn thời gian nữa. - Trước tiên, về phía “Nhà quản lý”: Cần phải có những văn bản, tài liệu và tổ chức chương trình tập huấn, bồi dưỡng, phổ biến kiến thức cho các cán bộ quản lý ở các cấp từ Trung ương đến địa phương, hiểu rõ về các qui định, các điều luật của WTO. Đặc biệt chú ý về vấn đề thương mại nông sản, sở hữu trí tuệ. Chính phủ, Bộ NN & PTNT nên chuyển đổi hình thức hỗ trợ nông dân theo hướng phổ biến các kiến thức, các kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật, đào tạo nghiệp vụ, tay nghề để nâng cao hiệu quả trong sản xuất, nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm. Hướng dẫn và giúp nông dân tiếp cận, thực hiện được các chương trình vay vốn sản xuất. Nhà quản lý phải có biện pháp, chính sách để tổ chức sản xuất theo định hướng xây dựng các vùng nguyên liệu đặc thù. Đối với các cây công nghiệp như cao su, điều, cà phê, tiêu cần xác định và dự báo sản lượng cung cầu để góp phần bình ổn giá và tiến tới kế hoạch hoá trong sản xuất. Đối với cây lúa cần qui hoạch vùng lúa xuất khẩu có chất lượng cao, giá bán xuất khẩu tương đương với các nước trong khu vực. Riêng các mặt hàng về rau hoa, trái cây, Việt Nam còn rất nhiều hạn chế mặc dù chúng ta đã được thiên nhiên ưu đãi. Nhà nước cần phải có biện pháp, chính sách để có khả năng qui tụ, tích tụ ruộng đất theo qui mô lớn hơn nhằm tạo ra được vùng sản xuất tập trung với các sản phẩm có tính cạnh tranh cao, đáp ứng được chất lượng, sản lượng và tiến độ hợp đồng khi khách hàng yêu cầu. Nhà nước tạo điều kiện, hướng dẫn, khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu nông sản đạt tiêu chuẩn quốc tế và có uy tín trên thương trường thế giới. Giúp các doanh nghiệp tham gia các Hội chợ quốc tế, xúc tiến thương mại, tạo nhiều cơ hội gặp gỡ, ký kết các hợp đồng thương mại với các đối tác nước ngoài.
Vai trò của mới chủ thể trong liên kết 4 nhà
- Về phía các nhà doanh nghiệp: Cần nắm bắt đầy đủ các kiến thức và sự hiểu biết vế WTO, nhanh chóng đổi mới và chủ động hội nhập. Các doanh nghiệp cần phải có chiến lược và kế hoạch hoạt động phù hợp với thị trường trong nước và nước ngoài. Phải xây dựng được thương hiệu và chăm sóc thương hiệu của mình theo định hướng cạnh tranh lành mạnh. Cần có các doanh nghiệp có năng lực tổ chức khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản. Cần xây dựng một Hiệp hội của các doanh nghiệp nông nghiệp để thống nhất và cùng nhau bảo vệ quyền lợi, tôn trọng và không vi phạm các điều luật của WTO. Cần thiết phải phát triển được các trang trại có qui mô lớn, ứng dụng công tác quản lí hiện đại và các qui trình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Xây dựng các xí nghiệp nông nghiệp, các nông trường, hợp tác xã kiểu mới đáp ứng được các yêu cầu của công nghiệp hoá và hiện đại hoá nhằm nâng cao hiệu suất sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Về phía các “nhà khoa học”: Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi chỉ giới hạn đề cập đến các “Nhà khoa học” trong lĩnh vực nông nghiệp. Người nông dân Việt Nam đang cần những gì? Các “Nhà khoa học” phải làm gì đây để giúp nông dân nhanh chóng hội nhập WTO? Người nông dân đang cần các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện sinh thái và thổ nhưỡng của từng vùng, miền; Cần có qui trình kỹ thuật canh tác công nghệ cao và hiệu quả; Cần có máy móc, công cụ phù hợp với từng đối tượng cây trồng và điều kiện sản xuất nông nghiệp của Việt Nam để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm; Cần có công nghệ chế biến và bảo quản nông sản sau thu hoạch để nâng cao giá trị hàng hoá của sản phẩm. Đây chính là công đoạn dễ dàng nâng cao giá trị gia tăng của nông sản nhưng lại chính là khâu yếu nhất của nông nghiệp Việt Nam. Chính vì vậy, hiệu suất trong sản xuất nông nghiệp của nông dân Việt Nam chưa cao. Nông dân rất cần các kênh tiêu thụ nông sản ổn định, cần có kế hoạch dài hạn về cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ hợp lý và chủ động trong sản xuất. Cần có sự liên kết thực sự có hiệu quả của 4 Nhà, cần được huấn luyện đào tạo để tiếp thu các tiến bộ về khoa học kỹ thuật. Nông dân Việt Nam cũng rất cần được thông tin, hiểu biết về WTO để trước khi lội từ con sông quê hương ra ngoài biển lớn mình phải biết làm gì cho thích nghi? Bấy nhiêu cái cần đó của nông dân Việt Nam chính là bấy nhiêu câu hỏi, bấy nhiêu các việc cần làm, cần suy nghĩ của các Nhà khoa học để có thể giúp nông dân hội nhập, tránh các thua thiệt không đáng có, khai thác tốt nhất tiềm năng và ưu thế của nông nghiệp Việt Nam. Đương nhiên, những năm đầu chúng ta phải trả giá trước khi muốn lấy được giá tốt, phải biết dự đoán được cái thua để mà biết thắng. Các nhà khoa học cũng cần phải có tiếng nói để tác động vế phía các “Nhà quản lí” nhằm thay đổi cái nhìn, phân tích được các nhược điểm, hạn chế và khai thác hiệu quả các ưu thế của nông nghiệp Việt Nam. Chúng ta phải chuẩn bị nghiêm túc hơn nữa một lộ trình hội nhập cho nông nghiệp Việt Nam, phải chạy nhanh hơn nữa, phải sáng suốt để định hướng tìm ra thế mạnh của riêng mình nhằm có được ưu thế cạnh tranh.
Vai trò của mới chủ thể trong liên kết 4 nhà
- Về phía “Nhà nông”: Chúng ta phải làm gì đây để không thua ngay trên sân nhà? Nông dân Việt Nam chịu ảnh hưởng quá mạnh về một nền nông nghiệp truyền thống, chỉ giỏi trong khai thác tài nguyên thiên nhiên trên diện rộng và chạy theo số lượng sản phẩm thô, phần khai thác để nâng cao giá trị gia tăng của nông sản hàng hoá lại để nhường cho người khác. Nông dân của ta trình độ hiểu biết chưa đồng đều, hạn chế hiểu biết về công nghệ và kỹ năng kinh doanh. Đây chính là do nguyên nhân hạn chế trong giáo dục, phần khuyết này có thực sự là lỗi của nông dân không? Dù là lỗi của ai chăng nữa thì liên kết 4 Nhà hãy nhanh chóng nâng cao nhận thức cho người nông dân, giúp cho nông dân Việt Nam chuẩn bị hành trang tốt nhất để hội nhập WTO. Muốn vậy, liên kết 4 nhà phải chú trọng công tác đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển giáo dục đào tạo, phát triển y tế, chuyển giao khoa học công nghệ và kỹ năng quản lí cho người nông dân. Nông dân cần phải có kiến thức về WTO để nắm bắt được những đặc điểm và yêu cầu làm ăn trong thời kỳ hội nhập. Phải làm quen dần với việc làm ăn theo luật, theo qui ước và thông lệ quốc tế. Phải nắm bắt thông tin về thị trường để quyết đoán trong sản xuất và kinh doanh. Nông dân phải dần bỏ thói quen làm ăn theo tự phát để chuyển qua làm ăn theo hợp đồng, theo liên kết hiệp hội hoặc Hợp tác xã kiểu mới, tôn trọng hợp đồng cả về số lượng, chất lượng sản phẩm và thời gian cung ứng. Đặc biệt, nông dân Việt Nam cần hiểu biết và nâng cao ý thức hơn nữa về quyền và trách nhiệm trong việc thực thi các hợp đồng kinh tế, tránh tình trạng khi giá nông sản cao thì trì hoãn, né tránh thực hiện còn khi giá nông sản thấp thì hối thúc đối tác để thanh lí hợp đồng. Tóm lại: liên kết 4 Nhà phải có một cơ chế rõ ràng để phân định vai trò, trách nhiệm, quyền lợi của mỗi nhà và khai thác có hiệu quả, ảnh hưởng hỗ tương của liên kết để giúp cho nông dân nhanh chóng hội nhập vào WTO. Tập trung và ưu tiên nguồn vốn để xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội ở khu vực nông thôn nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, nhằm tăng nhanh phát triển kinh tế nông nghiệp. Tăng nguồn vốn, đào tạo tay nghề, nâng cao trình độ sản xuất và quản lí cho tầng lớp thanh niên nông thôn, tạo ra một lực lượng sản xuất trẻ khoẻ với tư duy mới và năng động hơn. Đồng thời phải có chính sách chia sẻ rủi ro với nông dân. Tất cả sẽ giúp nông dân hội nhập WTO.

Trở về

Vai trò của mới chủ thể trong liên kết 4 nhà
Gởi bạn bè
Vai trò của mới chủ thể trong liên kết 4 nhà
Bản in

Vai trò của mới chủ thể trong liên kết 4 nhà

Kali Belarus (hồng/đỏ) (bột)18.000
Kali Canada (hồng/đỏ) (bột)18.000
DAP Hàn Quốc đen 64%26.550
DAP Đình Vũ xanh 61%21.500
Ure Malay hạt đục15.000
Ure Indo hạt đục15.000
Ure Ninh Bình15.000
Ure Phú Mỹ14.800
Ure Cà Mau15.000

[Xem tiếp]

Vai trò của mới chủ thể trong liên kết 4 nhà

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi