Ví dụ về sai lầm trong quảng cáo của thương hiệu quốc tế tại thị trường việt nam?

Nếu bạn cần thứ gì đó để giúp mình tỉnh táo hơn, tinh tường hơn, thì đây là thứ bạn cần, nhâm nhi 1 ly trà, cà phê để bắt đầu thưởng thức video này nhé. Trong suốt quãng thời gian hành nghề của Hoàng và team của Hoàng, muôn vàn chuyện oái ăm, dở khóc dở cười mà chả sao để diễn tả hết, nhưng nhìn chung khi làm cái nghề này thường sẽ gặp điểm chung ở khách hàng

1. Không chịu tìm hiểu về hành vi của người tiêu dùng, rập khuôn, copy ý tưởng

Chẳng bao giờ chịu động não rằng với ngành hàng, với thị trường hiện tại thì phải chạy như thế nào, hành vi tiêu dùng có thay đổi hay là không từ đó cho ra ý tưởng bao gồm content, design mới mẻ, phù hợp mà chỉ thấy người ta chạy cái gì thì đi copy cái đó. Ví dụ điển hình nhất là câu chuyện "đòi số lượng, hoặc CPC" khi chạy quảng cáo là phải tăng mỗi ngày, hoặc ngày nào cũng phải đều như ngày đó trong dịp mua sắm trước tết và sau tết. Vì trước tết người tiêu dùng có hành vi mua hàng rất cao để sắm tết nhưng ngặt nỗi lúc này nhà quảng cáo nào cũng đổ tiền vào nên việc giá thầu cao lên là chuyện cũng bình thường, sau tết nhu cầu giảm xuống thì lại đòi chạy số lượng khách như trước tết chẳng hạn.

Trăm ngàn cái lý do là bạn không phải dân chuyên, bạn không có đội ngũ chuyên nghiệp ở ngoài, thế nhưng đến lúc agency tiếp cận và đưa ra giải pháp thì chần chừ sợ sệt, không dám. Không phải bạn không dám vì bạn không có tiền mà là vì bạn quen với tư duy lối mòn cũ làm cho bạn không dám bước ra khỏi vòng luẩn quẩn kinh doanh bao lâu nay không có kết quả để rồi lại tìm tới những đơn vị giá rẻ, cam kết ảo, lừa đảo với chỉ vài ba câu mà chưa chắc bạn biết họ là ai.

2. Ngồi dưới đáy giếng và nghĩ mình "biết tất"

- Hoàng có vài anh bạn khách hàng làm trong ngành bất động sản, họ cứ chờ cho CĐT chạy marketing thế là họ đè ra chạy chung đợt và nói rằng chỉ có chạy đu, ăn theo như vậy mới có khách....Oh My God, thực tế là bạn chạy trước hay chạy sau không quan trọng, quan trọng là bạn có 1 chiến lược, 1 ngân sách đủ dùng, Hoàng chỉ nói là "đủ dùng" thôi nhé, là bạn đã có khách để chăm rồi. Nghĩ đơn giản một chút nhé, để ra được "chuyển đổi thực tế" có thể là booking, chốt cọc....cần phải có 2 yếu tố Sale [Bán hàng] và Marketing [Quảng cáo], mục đích là ta cần số điện thoại của khách hàng để chăm sóc lâu dài hay gọi là chốt luôn, lúc này câu hỏi thông mình của khách hàng khôn ngoan là "Này tụi agency kia, làm sao để giải quyết vấn đề đó".

- Rồi khi quảng cáo chạy 1 - 2 hôm đòi là phải có khách ngay, trong khi thuật toán FB, GG hay bất cứ thứ gì cũng cần phải có thời gian để "thử việc" từ 7 - 10 ngày thu nạp dữ liệu để phân phối, bạn không biết thuật toán nền tảng, cứ vài ba ngày không có khách là nổi sùng lên. Bạn hấp tấp, vội vã thì sao làm nên đại sự?

- Đắt hay rẻ lại đi so sánh với trước đây và bây giờ, đắt hay rẻ còn phù thuộc rất nhiều, rất nhiều vào "chuyển đổi thực tế" mà bạn nhận được chứ không phải các con số, các con số ấy có thể nói lên vài điều về chuyên môn, nhưng không nói lên được tất cả. Quảng cáo phải chịu chi phối bởi rất nhiều yếu tố, như cách bạn nóng giận với ai đó là do bị chi phối bởi đủ thứ đằng sau mà không giữ được bình tĩnh vậy. Thế nên, hãy bình tĩnh lắng nghe nguyên nhân, bạn sẽ thấy "tính ra bạn có lãi chứ có thiệt gì đâu"

- "Anh không cần biết, đó là việc của em" : Kể câu chuyện về khách hàng Long khi tài khoản khoá thì đổ lỗi tại agency, agency phải xử lý được vấn đề đó, nói chung cứ không có kết quả là đổ hết cho bên khác còn mình vô tội.

- Đẹp đẹp, đẹp và phải đẹp : Đẹp???? Là cái gì, bạn nói quảng cáo của bạn phải đẹp, content phải hay...Nhưng bạn có bất kỳ cơ sở nào cho cái đẹp đó hay không hay thực tế là đang tự lấy cái góc nhìn của mình đi soi sét. Bạn có biết những nguyên tắc về thiết kế, về content không, đẹp đó có giúp bạn chuyển đổi được không? Hay chỉ giúp cho bạn hài lòng lúc duyệt concept rồi lúc không có hiệu quả thì lại đổ thừa "Ơ CHỊ TIN TƯỞNG E, E PHẢI ĐỊNH HƯỚNG CHO CHỊ CHỨ, CHỊ LÀ DÂN KHÔNG CHUYÊN CƠ MÀ" -_-

Đọc thêm Sau 3 năm làm nghề Viết thuê, tôi học được điều gì? và 4 tình huống khiến Content Writer "xỉu up xỉu down" khi đi làm để hiểu hơn tâm tư Người làm Nội dung. 

Làm ơn đi, bạn không chuyên thì để tụi chuyên môn chúng tôi làm, bạn chỉ cần tìm hiểu thật kỹ về chúng tôi, nắm hợp đồng rõ ràng, chứ bạn giỏi, bạn biết thì rốt cuộc chúng tôi là ai trên cái thế giới này ???? Mong rằng video này sẽ không làm bạn thất vọng, nếu cần hãy inbox cho Brandsketer, chúng tôi sẽ giúp bạn tháo gỡ những khó khăn để tìm đến một mẫu số chung, nơi mà các con số làm cho cả 2 cùng vui vẻ và hạnh phúc. Xin chào và hẹn gặp lại. 

Tham khảo thêm: Quy trình phân tích và định hướng kế hoạch quảng cáo cho Bất Động Sản của Brandsketer tại: Phần 1 - Phần 2 - Phần 3

Bài viết liên quanTư duy ÔNG CHỦ cho những ai đang CHẠY QUẢNG CÁO - 5 Tiêu chí CẦN PHẢI CÓ để lựa chọn agency quảng cáo

Tóm tắt nội dung: Sai lầm phổ biến trong thực thi quảng cáo

1. Không chịu tìm hiểu về hành vi của người tiêu dùng, rập khuôn, copy ý tưởng 
- Bạn thấy người ta làm cái gì thì copy cái đó mà không chịu hiểu đặc điểm ngành hàng, tình hình thị trường và hành vi người tiêu dùng. Bạn chỉ chăm chăm đòi số lượng, hoặc CPC" khi chạy quảng cáo. 

- Bạn viện cớ mình dân không chuyên nhưng lại sợ sệt khi Agency tiếp cận và đưa ra giải pháp phù hợp. Bạn quen với tư duy lối mòn cũ, không dám bước ra khỏi vùng an toàn rồi lại tìm tới những đơn vị giá rẻ, cam kết ảo, lừa đảo. 

2. Ngồi dưới đáy giếng và nghĩ mình "biết tất" 

- Là kiểu người biết "sương sương" về quảng cáo và thường dùng chiêu chạy "ăn theo", không có chiến lược và ngân sách phù hợp- Vội vã đòi có khách ngay sau 1 - 2 ngày chạy quảng cáo mà không hiểu gì về thuật toán Facebook - So sánh đắt rẻ với các đơn vị khác, các chiến dịch khác đã chạy trước đó- Đổ lỗi hoàn toàn cho agency mà không bao giờ tự nhận lỗi 

- Đòi design phải đẹp, đòi content phải hay nhưng không hiểu gì về các nguyên tắc sáng tạo 

Và khi bị agency bắt bài thì ca bài ca "anh/chị là dân không chuyên mà" 

Các chiến dịch quảng cáo của bạn có đang hoạt động hiệu quả nhất có thể không?

Để các chiến dịch quảng cáo của bạn được thiết lập thành công, bạn cần tìm hiểu các nguyên nhân chủ yếu có thể kìm hãm hiệu suất tìm kiếm của bạn và cách khắc phục những sai lầm.

Có nhiều sai lầm cụ thể ảnh hưởng đến thành công của chiến dịch quảng cáo của bạn. Bài viết này sẽ nêu ra 9 sai lầm phổ biến nhất.

Một số sai lầm trong quảng cáo trả phí PPC [Pay-per-click] rất rõ ràng và dễ nhận ra, nhưng cũng có những sai lầm khác dẫn đến các vấn đề tiềm ẩn đang kìm hãm hiệu suất quảng cáo.

Lưu ý: bài viết này sẽ không trình bày chi tiết về các lỗi Google Ads ở đây. Nếu bạn đang tìm kiếm điều đó, bạn có thể tham khảo bài viết Quảng cáo Google Ads: Kiến thức tổng quan & 7 sai lầm thường gặp của SEONGON!

Nội dung chính

  1. Sai lầm 1: Không có mục tiêu cụ thể
  2. Sai lầm 2: Không hiểu phễu Marketing
  3. Sai lầm 3: Thiếu theo dõi chuyển đổi hoặc KPI
  4. Sai lầm 4: Xác định không đúng ngân sách
  5. Sai lầm 5: Không ưu tiên tối ưu trang đích
  6. Sai lầm 6: Chỉ nghĩ về bản thân
  7. Sai lầm 7: Nhắm mục tiêu không đúng
  8. Sai lầm 8: Để quảng cáo tự chạy
  9. Sai lầm 9: Bỏ qua các bản cập nhật Google Ads
  10. Kết luận

Sai lầm 1: Không có mục tiêu cụ thể

Nếu bạn không xác định mục tiêu cụ thể cho chiến dịch của mình, thì bạn không thể đưa ra quyết định khách quan và thực tế khi thiết lập, quản lý và đo lường các chiến dịch PPC.

Hãy bắt đầu với các mục tiêu kinh doanh cốt lõi, mục tiêu tiếp thị hoặc các mục tiêu chi tiết hơn.

Sau đó, hãy đối chiếu các mục tiêu đó với chiến dịch quảng cáo của mình để nhìn nhận xem chiến dịch quảng cáo PPC sẽ tác động đến tổ chức như thế nào.

Mục tiêu của bạn có thể là: nhận được số lượng khách hàng tiềm năng, doanh số bán hàng, lượt truy cập, số lần hiển thị hoặc các chỉ số quan trọng khác.

Tính toán các con số để đảm bảo rằng bạn đặt ngân sách và kỳ vọng về hiệu suất một cách chính xác.

Theo SEONGON, xác định mục tiêu là tối quan trọng, mục tiêu của chiến dịch sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến việc bạn cần làm gì tiếp theo.

Lấy ví dụ: sản phẩm A là một sản phẩm hoàn toàn mới trên thị trường, vậy việc đầu tiên doanh nghiệp cần làm là thực hiện các chiến dịch tăng nhận diện thương hiệu, giáo dục thì tường với GDN, Youtube trong giai đoạn đầu nhằm gia tăng uy tín cho sản phẩm, dịch vụ.

Sau một thời gian, khi khách hàng mục tiêu đã biết đến thương hiệu, những chiến dịch chuyển đổi, bán hàng mới có hiệu quả.

Ngoài ra, không có mục tiêu rõ ràng, doanh nghiệp sẽ không có bộ KPI phù hợp để đo đếm được sự hiệu quả, từ đó không thể tối ưu hiệu quả quảng cáo.

Có thể bạn quan tâm: Case Study – Tạo 80% doanh thu từ nguồn Google Ads

Sai lầm 2: Không hiểu phễu Marketing

Mặc dù ưu tiên hàng đầu thường là kích hoạt các nỗ lực của PPC và nắm bắt thành quả thấp – yếu tố dưới cùng của phễu Marketing – đó là một cách tiếp cận thiển cận nếu bạn dừng lại ở đó.

Thật sai lầm khi nghĩ rằng tất cả khách truy cập trang web của bạn sẽ đến trang web và chuyển đổi trên lượt truy cập đó.

Tất nhiên có một số trường hợp ngoại lệ mà khả năng cao sẽ tạo ra chuyển đổi và các từ khóa nhất định hoặc nhắm mục tiêu hiển thị sẽ hoạt động hiệu quả.

Tuy nhiên, việc bỏ qua phần còn lại của phễu là bạn đang bỏ qua rất nhiều cơ hội quý báu.

Hãy thiết lập chiếc phễu Marketing cho doanh nghiệp của bạn.

Sử dụng các công cụ phân tích, heatmaps và trải nghiệm người dùng [UX] để hiểu hành trình của khách hàng sẽ như thế nào.

Tận dụng quảng cáo trả phí để mở, hỗ trợ và kết thúc giao dịch với các chuyển đổi.

Đặt các giá trị, ngân sách khác nhau và tập trung vào các chiến dịch, nhóm quảng cáo, nội dung quảng cáo và trang đích cho vị trí của đối tượng đang hướng đến trong chiếc phễu Marketing.

Hãy re-marketing để chuyển đổi khách hàng qua từng tầng của phễu Marketing.

Ngoài ra hãy nhắm mục tiêu phản hồi trực tiếp của khách hàng ở đáy phễu.

Theo SEONGON, dù quảng cáo có thể tiếp cận khách hàng trên mọi hành trình từ khơi gợi nhu cầu cho đến tìm giải pháp, tuy nhiên đối với các doanh nghiệp không có ngân sách lớn hoặc cần dòng tiền ngay lập tực, nhắm vào các khách hàng ở cuối phễu hay có nhu cầu mua hàng luôn sẽ hợp lý và mang lại đơn hàng luôn.

Sai lầm 3: Thiếu theo dõi chuyển đổi hoặc KPI

Chỉ riêng phễu marketing và nỗ lực của bạn thôi là chưa đủ. Bạn vẫn khó có thể thành công nếu không có công cụ theo dõi và đo lường phù hợp.

Không phải tất cả các chiến dịch PPC đều hướng đến bán hàng hoặc doanh thu.

Cho dù đó là mức độ nhận biết – tầng cao nhất của phễu marketing, hay mức độ cân nhắc – tầng giữa hoặc có ý định thì đều không thể đo lường trực tuyến, và bạn luôn cần có một thước đo khác.

Nếu bạn có chuyển đổi, hãy theo dõi chúng trực tiếp.

Nếu bạn có mục tiêu tương tác, hãy xác định và theo dõi chúng.

Nếu bạn có mục tiêu nhận thức, hãy xác định và theo dõi chúng.

Với PPC và các lĩnh vực tiếp thị digital khác, bạn đều có thể theo dõi được hành trình khách hàng.

Nếu như bạn bỏ qua bước theo dõi thì đó sẽ là một sai lầm lớn khiến các chiến dịch PPC bị bóp nghẹt hoặc kìm hãm cơ hội nhận được ngân sách cần thiết để tối đa hóa trong dài hạn.

Có thể bạn quan tâm: Đo lường & theo dõi chuyển đổi

Sai lầm 4: Xác định không đúng ngân sách

Một trong những thách thức lớn nhất với PPC là chi tiêu lãng phí.

Tuy nhiên, ngược lại, tiêu không đủ cũng là một vấn đề.

Một trong những điều đầu tiên cần làm khi tiếp quản một chiến dịch PPC hiện tại là tìm cách cắt giảm lãng phí trước khi cố gắng tăng ngân sách.

Điều này liên quan đến nhắm mục tiêu, giá thầu và một loạt các phương pháp hay nhất về hiệu suất, các yếu tố cạnh tranh, v.v.

Chúng tôi sẽ không đi sâu vào những điều đó ở đây, nhưng xin lưu ý rằng bạn nên bắt tay vào kiểm tra và xem liệu bạn có đang lãng phí hay chi tiêu hiệu quả.

Mặt khác, những người quản lý chiến dịch quảng cáo PPC thì luôn muốn có thêm ngân sách.

Có một số cách để xin thêm ngân sách và đạt được mục tiêu đề ra là một trong số đó.

Hãy luôn theo sát với mục tiêu của mình, đảm bảo rằng lợi nhuận của bạn không bị giảm dần và làm việc theo KPI đã đề ra như ROAS là rất quan trọng.

Thật sai lầm khi không biết những cơ hội để tăng ngân sách và hãy trao đổi cởi mở về vấn đề này với các bên liên quan kiểm soát ngân sách chiến dịch PPC của bạn.

Có thể bạn quan tâm:

  • 6 kỹ thuật đơn giản để tiết kiệm tiền Adwords của bạn
  • Các phương thức thanh toán quảng cáo Google và những điều cần lưu ý

Sai lầm 5: Không ưu tiên tối ưu trang đích

Chạy chương trình trong Google Ads, Microsoft Advertising và các chương trình khác là bước một.

Tuy nhiên, chỉ tập trung vào những nền tảng đó là một sai lầm.

Chúng tôi đã từng đề cập rằng mối quan hệ giữa sự thành công của một doanh nghiệp với SEO ngày càng được khẳng định.

Nhưng điều đó không có nghĩa là các chiến dịch PPC sẽ không mang lại hiệu quả.

Nếu bạn không tập trung cao độ vào kênh bạn đang chuyển traffic và cách nó giúp thực hiện công việc chuyển tiếp các tầng trong phễu hoặc chuyển đổi, thì bạn đang mắc sai lầm.

Chúng ta có thể có cấu trúc tài khoản, nghiên cứu, nhắm mục tiêu và tương tác được tinh chỉnh nhất trong các chiến dịch của mình. Tuy nhiên, nếu chúng ta đang chuyển traffic đến các trang sai, trang không truy cập được và không suy nghĩ kỹ đến bước tiếp theo hoặc chuyển đổi, thì nỗ lực của chúng ta sẽ bị giảm sút hoặc lãng phí.

Tập trung vào trang đích, trải nghiệm người dùng, nội dung, thông điệp và mục tiêu cho từng quảng cáo mà bạn đang sử dụng để hướng traffic đến trang web.

Bạn có thể tập trung vào điểm chất lượng của trang, nhưng hãy nghĩ xa hơn thế.

Mục tiêu ở đây là gì và bạn sẽ làm cách nào để đạt được mục tiêu đó khi khách hàng đã thực hiện bước một và nhấp vào từ quảng cáo của mình.

Sai lầm 6: Chỉ nghĩ về bản thân

Đừng bỏ qua việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của bạn.

Chúng ta có thông điệp, thương hiệu và năng lực độc đáo trong ngành của mình

Nhưng chúng ta không phải là những người duy nhất quảng cáo trong ngành này.

Thật là sai lầm lớn nếu bạn chỉ quan tâm đến vào sản phẩm, dịch vụ và nội dung của chính bạn.

Bạn cần phải xem xét những gì đang được quảng cáo trên cùng các từ khóa mà mình đang nhắm mục tiêu.

Bạn có thể phải bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình để tiếp cận đối tượng mục tiêu.

Nếu bạn có các cụm từ được gắn thương hiệu của riêng mình, các cụm từ thực sự hẹp hoặc không tạo ra nhiều khối lượng tìm kiếm, bạn cần phải phân nhánh.

Có thể cảm thấy khá khó khăn khi sử dụng một thuật ngữ mà bạn không biết.

Nhưng có rất nhiều cách sáng tạo và thông minh để nhắm mục tiêu các cụm từ phổ biến, nhưng đó không phải là những cách chúng tôi muốn bạn sử dụng.

Ví dụ: nếu bạn sở hữu một cộng đồng hưu trí cao cấp với dịch vụ là cung cấp cho mọi người cuộc sống độc lập, cuộc sống được hỗ trợ bởi điều dưỡng có tay nghề cao – và bạn chống lại các thuật ngữ “viện dưỡng lão” – đối thủ của mình hay bất cứ điều gì có liên quan trong ngành – thì bạn cần phải nghĩ về điều này.

Thực tế là mọi người tìm kiếm các viện dưỡng lão và bạn có thể cần nhắm mục tiêu thuật ngữ đó.

Sau đó, bạn có thể sử dụng thương hiệu của mình để nói về lý do tại sao bạn không phải là viện dưỡng lão.

Bạn là một cộng đồng tiên tiến, có vị trí khác biệt.

Bạn phải được khách hàng tìm thấy, bắt kịp với thị trường, sau đó xây dựng thương hiệu và đề xuất độc đáo của bạn.

Sai lầm 7: Nhắm mục tiêu không đúng

Nếu không biết hoặc không chắc chắn câu trả lời cho các câu hỏi sau:

  • Chúng tôi đang cố gắng tiếp cận ai?
  • Các cá tính là gì?
  • Họ tìm kiếm những gì?
  • Họ đang ở đâu?
  • Họ cư xử như thế nào?

Cộng với một loạt câu hỏi về đối tượng mục tiêu của bạn – thì hẳn bạn đang gặp khó khăn.

Google, Microsoft và những người khác sẽ lấy tiền của bạn cho dù PPC có hoạt động hay không.

Đó là một sự thật và một thực tế.

Không có tiền hoàn lại cho sai lầm hoặc nhắm mục tiêu kém.

Ví dụ từ SEONGON: nếu bạn đang ra mắt sản phẩm A hướng đến đối tượng khách hàng ở độ tuổi trung niên, bạn cần phải tìm hiểu xem với khách hàng mục tiêu ở độ tuổi đó, họ sẽ tìm kiếm gì, insights của họ là gì. Chỉ có như thế bạn mới có thể nhắm đúng đối tượng mục tiêu của mình và nguồn lực chi ra cho quảng cáo mới không bị lãng phí!

Có thể bạn quan tâm: Consumer Intent khiến nhân khẩu học trở nên lỗi thời?

Sai lầm 8: Để quảng cáo tự chạy

Có một số nền tảng phần mềm tuyệt vời sử dụng máy học để quản lý tài khoản của bạn.

Tuy nhiên, những công cụ và rô bốt đó không tham gia vào các cuộc họp tiếp thị, gặp gỡ khách hàng và không phải chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả.

Bạn, nhóm của bạn hoặc nhà cung cấp mới phải chịu trách nhiệm.

Đừng mắc sai lầm khi dựa dẫm quá nhiều vào rô bốt.

Bạn phải cân nhắc xem những quyết định nào được thực hiện bởi công nghệ và những quyết định nào do con người thực hiện.

Bạn phải biết những gì bạn phải sở hữu, những gì bạn có thể kiểm soát và tần suất bạn cần can thiệp.

Thực hiện chiến dịch quảng cáo PPC của bạn hoàn toàn thủ công bởi con người?

Có thể!

Sử dụng phần mềm và có quy trình giám sát, cập nhật và sửa chữa?

Có thể!

Xem xét phần mềm mỗi tháng hoặc quý một lần và đánh giá dữ liệu và hiệu suất?

Sai lầm! Bạn nên theo dõi hàng ngày, và đưa ra các điều chỉnh phù hợp với tình hình .

Đơn giản nhất có thể là việc phủ định từ khóa không phù hợp hàng ngày trong tài khoản Google Ads có thể giúp bạn tiết kiệm không ít tiền.

Sai lầm 9: Bỏ qua các bản cập nhật Google Ads

Tìm kiếm tự nhiên chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các biến thuật toán của Google, và quảng cáo trả phí PPC cũng vậy, PPC liên quan rất nhiều đến các bản cập nhật mới, thuật toán của Google.

Chúng ta đều biết rằng Google, Microsoft và những nền tảng khác luôn thay đổi, cập nhật hệ thống để phát triển.

Chính vì thế, luôn có những cập nhật và thông báo đáng chú ý dành cho những nhà tiếp thị.

Bỏ qua tin tức về các thay đổi đối với đấu giá, giá thầu, cấu trúc quảng cáo, bố cục trang SERP, v.v. là một sai lầm lớn.

Luôn cập nhật và ghi nhớ rằng các công cụ tìm kiếm đang cập nhật và thay đổi nền tảng của họ để giúp khách hàng [người tìm kiếm], nhà quảng cáo và chính họ nói chung trở nên thỏa mãn hơn.

Kết luận

Có rất nhiều lỗi sai tiềm ẩn xảy ra và những lỗi sai thường chồng chéo lên nhau.

Bằng cách nhận ra và khắc phục những sai lầm cụ thể hoặc những sai lầm tiềm ẩn, chúng ta có thể đảm bảo PPC phát huy hết tiềm năng của nó và không bị loại bỏ hoặc không bị cuốn vào một góc của các nhóm tiếp thị và ngân sách.

Chiến dịch quảng cáo có trả phí yêu cầu nhiều kỹ năng, kỹ thuật và kinh nghiệm mới có thể thành công.

Chính vì thế, đối với một số công ty nhất định, nhân lực chưa thực sự chất lượng và nguồn lực còn yếu kém thì PPC sẽ không mang lại hiệu quả, thậm chí gây lãng phí, thất thoát cho doanh nghiệp.

Đối với những doanh nghiệp đó, lời khuyên của SEONGON là bạn hãy thuê agency bên ngoài – những đơn vị uy tín, đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp, chất lượng cao – sẽ giúp bạn có được những chiến dịch quảng cáo hiệu quả.

Nếu có bất kỳ băn khoăn, thắc mắc gì bạn hãy liên hệ ngay với SEONGON để được tư vấn bởi những chuyên gia hàng đầu nhé!

Tags:

Với tôi, có 2 thứ không thể thiếu đối với mọi nhà tiếp thị trong kỉ nguyên số: 1. Nắm vững các nguyên lý nền tảng Marketing 2. Am hiểu các công cụ số để tạo ra trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng

Nguyễn Ngọc Hưng

Video liên quan

Chủ Đề