Vì sao gọi vinh là thành phố bình minh

01. Có không giữ mất đừng tìm - Trúc Nhân

02. Người yêu không đá - Choco & The Fillin

03. Vì mẹ anh bắt chia tay - Miu Lê & Karik

04. Hai mươi hai [22] - Amee

05. Say nắnggg - Amee & Obito

06. Một ngàn nỗi đau - Văn Mai Hương

07. Xin má rước dâu - Diệu Kiên

08. Chỉ còn một đêm - Quang Hùng MasterD

09. Tôi muốn làm cái cây - Hoàng Dũng

10. Ai muốn nghe không - Đen

11. Có nhau là có cả thế giới - Thanh Hà & Phương Uyên

12. Giọt buồn bolero - Tuấn Trần

13. Tình trong kỷ niệm - Phan Võ Thanh Hùng

14. Động phòng hoa chúc - Lâm Chấn Khang & Jombie

15. Ngôi nhà và đống rơm - Nal

16. Tôi xa ngoại ô - Ngọc Phụng

17. Chờ quá lâu - Lê Bảo Bình

18. Anh đã lạc vào - Prod Truzg & Green

19. Liên khúc Nắng chiều - Nhiều nhạc sĩ

VNHNO - Thành phố Vinh được mệnh danh Thành phố Đỏ - cái tên gắn liền với truyền thống yêu nước và cách mạng, với phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh hơn 80 năm về trước; là niềm tự hào của nhân dân thành phố…

VNHNO - Thành phố Vinh được mệnh danh Thành phố Đỏ - cái tên gắn liền với truyền thống yêu nước và cách mạng, với phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh hơn 80 năm về trước; là niềm tự hào của nhân dân thành phố…

Ngày 01/5/1974, Phó Thủ tướng Chính phủ Đỗ Mười khi đó đã đặt viên gạch đầu tiên xây dựng lại thành phố bị chiến tranh tàn phá. Sau 20 năm xây dựng và phát triển, ngày 13/8/1993, Thành phố Vinh được công nhận là đô thị loại II. Ngày 05/9/2008, Thành phố Vinh được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Nghệ An. 

Dấu ấn 10 năm Vinh là đô thị loại I, cùng với Kỷ niệm 230 năm Phượng Hoàng Trung đô [1788 – 2018] là những sự kiện trọng đại của Thành phố trong năm 2018; là dịp để mỗi người dân thành phố hiểu sâu sắc hơn về những thành tựu thành phố đã đạt được trong bước đường đã qua, đặc biệt là tự hào với truyền thống vẻ vang, hào hùng của quê hương xứ Nghệ được kết tinh từ hàng ngàn năm lịch sử, trong đó sự kiện diễn ra từ 230 năm về trước [1788] là một trong những dấu mốc chói ngời trong lịch sử trải dài của Thành phố Đỏ Anh hùng.

TP Vinh ngày càng phát triển và hiện đại 

Mười năm [2008 - 2018] là một chặng đường không dài trong tiến trình xây dựng và phát triển của TP Vinh, nhưng đó là chặng đường phát triển mạnh mẽ nhất, sôi động nhất của Thành phố.  Xu hướng hội nhập và phát triển chung của đất nước đặt ra cho Thành phố những yêu cầu rất cao, cũng rất da dạng, trong khi khó khăn và thuận lợi  lại luôn đan xen, đòi hỏi nỗ lực rất lớn của Đảng bộ và nhân dân Thành phố.

Đáng mừng là trong 10 năm qua, với vị thế mới của một đô thị loại I trực thuộc Tỉnh, Vinh đã không ngừng “thay da đổi thịt” và khởi sắc từng ngày, diện mạo Thành phố hôm nay đã khang trang, hiện đại hơn nhiều, với những thành tựu quan trọng. Đến nay, một số lĩnh vực của Thành phố đã có các yếu tố trung tâm như dịch vụ, tài chính, thương mại, y tế, giáo dục – đào tạo… Đó là tiền đề để Thành phố Vinh tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn, văn minh, hiện đại hơn trong những năm tới, xứng đáng trở thành Trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung bộ.

Mười năm đô thị loại I – Dấu ấn một chặng đường vẻ vang

Khang trang, hiện đại, văn minh hơn, là điều “mắt thấy tai nghe” của Thàh vinh hôm nay. Không chỉ có được sự đồng thuận và quyết tâm rất cao từ lãnh đạo, từ các ban ngành và người dân thành phố; mà còn cả các nhà đầu tư trong nhiều lĩnh vực cũng đến với Thành phố Vinh ngày một nhiều hơn, với các siêu dự án về nhà ở, về trung tâm thương mại, cùng nhiều lĩnh vực sản xuất công nghiệp khác.

Trong các dự án, Dự án Khu đô thị Nam Lê Lợi [phường Lê Lợi] và Khu đô thị Đại Thành [tại Khối 3 phường Trung Đô] là hai điểm sáng góp phần làm đổi thay diện mạo thành phố, được người dân và các nhà đầu tư đặc biệt chú ý. Bên cạnh đó, vùng Trung tâm thành phố Vinh tương lai theo quy hoạch cũng đang chuyển mình, hứa hẹn một sự phát triển nhanh chóng.

Thành quả phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của Thành phố Vinh trong những năm qua là điều rất đáng được ghi nhận.  Kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8,63%; giá trị gia tăng tăng 11,38%, chiếm khoảng 24,6% tổng giá trị gia tăng của tỉnh; thu nhập bình quân đầu người tăng từ 22,2 triệu đồng [năm 2007] lên 76,79 triệu đồng [năm 2017]; thu ngân sách thành phố quản lý bình quân hàng năm tăng 17,64%, năm 2017 đạt 2.494,8 tỷ đồng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt 1,01%/ mục tiêu dưới 1,5%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,53%. Mạng lưới các tổ chức tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm được mở rộng: đến nay đã có trên 70 cơ sở hoạt động với nhiều loại hình dịch vụ; tổng nguồn vốn huy động năm 2017 đạt trên 58.000 tỷ đồng, chiếm 40% nguồn vốn huy động của toàn tỉnh.

Mức tăng trưởng thương mại bình quân giai đoạn 2006-2016 đạt trên 11%/ năm; tổng mức luân chuyển hàng hóa bán lẻ tăng 23,9%/ năm. Tốc độ tăng trưởng lượng khách du lịch giai đoạn 2014-2017 đạt bình quân 4,2%/ năm; doanh thu dịch vụ du lịch tăng bình quân 15,8%/ năm. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong y học, nông nghiệp, sản xuất kinh doanh. Hệ thống hạ tầng thông tin được đầu tư đồng bộ, hiện đại, là 1 trong 10 trung tâm truyền thông của cả nước.

Cơ sở hạ tầng thành phố được cải thiện, hiện đại và khang trang 

Thành phố đã sớm hoàn thành Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới; bước đầu hình thành các vùng kinh tế nông nghiệp sản xuất công nghệ cao tại các khu vực ngoại thành. Đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, thu hút đầu tư [giai đoạn 2016 – 2018 trên địa bàn TP đã thu hút trên 60 dự án đầu tư vào nhiều lĩnh vực với tổng số vốn đăng ký xấp xỉ 8.064 tỷ đồng].

Hạ tầng giao thông, cảng hàng không, giao thông đối nội, đối ngoại được nâng cấp; nhiều tuyến đường mới được xây dựng, tạo điều kiện phát triển kinh tế và mở rộng không gian đô thị. Các khu đô thị mới, các tòa chung cư, văn phòng, khách sạn cao tầng, siêu thị, các tổ hợp công trình nhiều chức năng... được hình thành đã làm thay đổi bộ mặt thành phố nhanh chóng, mang dáng dấp một đô thị văn minh, hiện đại ở khu vực Bắc Trung bộ.

Thành phố luôn là đơn vị dẫn đầu của tỉnh về chất lượng giáo dục với nhiều thành tích cấp tỉnh và quốc gia. Có 63/82 trường Đạt Chuẩn Quốc gia, đạt tỷ lệ 76,8%. Có 37 trường ngoài công lập, 6 trường đại học, 7 trường cao đẳng chuyên nghiệp và dạy nghề, 9 trường trung cấp có năng lực đào tạo trên 90.000 học sinh, sinh viên, thu hút cả học sinh quốc tế... Những thành tựu cơ bản đạt được trong những năm qua, đặc biệt là 10 năm trở lại đây, đã giúp nâng tầm và vị thế của Thành phố Vinh lên rất nhiều trong vùng Bắc Trung bộ và cả nước.

Với quan điểm phát huy tối đa mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế, xã hội gắn với đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Thành phố Vinh sẽ nỗ lực với quyết tâm cao hơn nữa, bám sát sự chỉ đạo của Trung ương và của Tỉnh, phối hợp tích cực với các ngành, các cấp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển; tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; xây dựng nếp sống văn minh đô thị; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư; triển khai có hiệu quả quy hoạch xây dựng TP Vinh đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đã được phê duyệt; thực hiện có hiệu quả các Chương trình, Đề án theo tinh thần Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị về phát triển tỉnh Nghệ An...

Phượng Hoàng Trung Đô – Niềm tự hào còn mãi với thời gian

Nói về Thành phố Vinh, không thể không nhắc tới Núi Dũng Quyết [còn gọi là Núi Quyết], là nơi sinh sống của người Việt cổ và có vị trí quan trọng trong lịch sử đất nước. Đặc biệt tại đây, ngày 3/9 năm Mậu Thân [1/10/1788], vua Quang Trung đã xuống chiếu giao cho Trần Thủ Thận và La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp tổ chức xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô ở vùng đất giữa núi Dũng Quyết và núi Kỳ Lân.

Mảnh đất linh thiêng này được mệnh danh là tứ linh [Long, Ly, Quy, Phượng]. Lịch sử đã để lại những chứng tích linh thiêng và có ý nghĩa sâu xa về một giai đoạn lịch sử hào hùng, về một người Anh hùng dân tộc đủ tài năng và giàu đức độ, ngay trên mảnh đất xứ Nghệ kiên trung bất khuất trong các cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước; chịu thương chịu khó, thông minh, sáng tạo trong lao động dựng xây và phát triển quê hương.

Phượng Hoàng Trung Đô

Những năm 80 của thế kỷ 18, trong cuộc trường trinh “đánh Nam dẹp Bắc” của mình, Nguyễn Huệ đã nhiều lần “hạ trại” ở Nghệ An và trong suy nghĩ của Người, vùng Yên Trường xưa có “hình thế rộng rãi, khí tượng tươi sáng, có thể chọn để xây dựng kinh đô mới”. Vua Quang Trung cũng cho rằng: Nếu đóng đô ở đây, vừa “khống chế được trong Nam, ngoài Bắc, vừa tiện cho người tứ phương đến kêu kiện tiện việc đi về”. Như vậy, “trước là vì xã tắc sơn hà, thứ đến là vì lương dân trăm họ”.  Vì vậy, Vua Quang Trung đã quyết định chọn vùng đất Yên Trường,trên núi Dũng Quyết để lập Phượng Hoàng Trung Đô [công trình được khởi công năm 1788]. 

Phượng Hoàng Trung Đô có 2 lần thành gọi là thành Nội và thành Ngoại hình thang, chu vi: 2820 m, diện tích: 22 ha. Phía ngoài có hào rộng 3 m, sâu 3 m, thành cao 3–4 m. Thành Nội xây bằng gạch vồ và đá ong, chu vi gần 1680 m, cao 2 m, cửa lớn mở ra hai hướng tây và đông. Trong thành nội có toà lầu rộng, cao 3 tầng, trước có bậc tam cấp bằng đá ong, sau có hai dãy hành lang nối liền với điện Thái hoà dùng cho việc thiết triều…Tên Phượng Hoàng Trung Đô được đặt theo ý nghĩa Chim Phượng hoàng - một loài chim lớn và có sức mạnh trong truyền thuyết; còn Trung Đô có ý nghĩa là kinh đô nằm giữa vùng lãnh thổ do Nhà vua kiểm soát. Ngôi thành này được xây dựng với dự định để thay thế kinh đô Phú Xuân thời đó…

Để ghi nhớ công lao to lớn của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ- Quang Trung, được Chính phủ cho phép, tỉnh Nghệ An và thành phố Vinh đã xây dựng Đền thờ Vua Quang Trung trên Núi Dũng Quyết.  Ngôi đền có ý nghĩa về lịch sử văn hóa, du lịch tâm linh,  góp phần giáo dục truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Di tích Núi Dũng Quyết và Phượng Hoàng trung đô là niềm tự hào của nhân dân TP Vinh và nhân dân cả nước. Khu di tích đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia [1998].

Năm 2018 này, Kỷ niệm 230 năm Phượng Hoàng Trung Đô là một sự kiện trọng đại của nhân dân TP Vinh – Nghệ An, được Thành phố tổ chức trọng thể để các thế hệ hôm nay tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với người Anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ, người đã đặt nền móng quan trọng cho quá trình hình thành và phát triển của đô thị Vinh. Cũng nhân sự kiện trọng đại này, thêm một dịp để nhân dân thành phố quê hương Bác Hồ bày tỏ lòng biết ơn đối với các anh hùng, liệt sỹ, đồng chí, đồng bào đã hy sinh xương máu để xây dựng, bảo vệ và phát triển Thành phố được như hôm nay./.

Video liên quan

Chủ Đề