Vì sao người bệnh bị quang ga

“Quáng gà” là cách gọi dân gian của bệnh thoái hóa sắc tố võng mạc. Thực tế thoái hóa sắc tố võng mạc không phải là một bệnh mà là một nhóm các bệnh có tính di truyền được biểu hiện bằng triệu chứng nhìn kém trong điều kiện ánh sáng yếu. Vùng nhìn của người bệnh thu hẹp dần và xuất hiện các đám sắc tố hình tế bào xương ở võng mạc khi thăm khám đáy mắt.

Những biểu hiện của bệnh quáng gà

Triệu chứng sớm nhất người bệnh dễ nhận ra là nhìn kém trong môi trường thiếu ánh sáng. Ví dụ như trong nhà chưa bật đèn, trong rạp hát, người bệnh dễ va vấp vào đồ đạc khi đi lại. Thị lực của người bệnh trong điều kiện ánh sáng đầy đủ cũng có khi giảm sút.

 Hình ảnh đám sắc tố hình tế bào xương ở võng mạc ngoại biên và động mạch trung tâm võng mạc co nhỏ.

Khi thăm khám bên ngoài, thông thường không phát hiện được biểu hiện gì bất thường. Ở giai đoạn muộn của bệnh có thể xuất hiện đục thể thủy tinh. Khi khám đáy mắt, thầy thuốc có thể tình cờ phát hiện ra những biểu hiện bất thường ở võng mạc: hiện tượng thu nhỏ kích thước động mạch võng mạc, sự bạc màu của đĩa thị giác, các đám sắc tố hình tế bào xương ở võng mạc ngoại biên, hiện tượng phù hoàng điểm dạng nang. Cũng có khi không thấy sự hiện diện của các đám sắc tố hình tế bào xương ở võng mạc.

Thị trường của người mắc bệnh được biểu hiện bằng sự thu hẹp dần vùng nhìn thấy. Sự thu hẹp này nặng dần tới trở thành thị trường hình ống tương quan với cách tiến triển nặng dần của bệnh. Lúc này, vùng nhìn thấy của bệnh nhân sẽ giống như người bình thường nhìn qua một cái ống. Trong vùng còn nhìn thấy được của người bệnh có thể xuất hiện những vùng nhỏ không nhìn thấy được gọi là ám điểm và những vùng khuyết thị trường nhỏ này ngày càng lan rộng.

Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh

Xét nghiệm chức năng cần làm đầu tiên khi người bệnh khai nhìn kém trong môi trường được chiếu sáng kém là khám nghiệm thị trường.

Khám nghiệm điện võng mạc là xét nghiệm quan trọng nhất để đánh giá những bệnh thoái hóa võng mạc di truyền. Kết quả khám nghiệm cho biết loại tế bào võng mạc bị tổn thương, mức độ trầm trọng của bệnh, tính chất di truyền, sự liên quan với giới tính của bệnh. Điện võng mạc có thể được làm từ rất sớm để chẩn đoán xác định bệnh từ khi người bệnh còn là trẻ nhỏ. Khám nghiệm tiến hành khá dễ dàng, không cần thiết phải gây mê toàn thân.

Việc chẩn đoán phân biệt bệnh thoái hóa sắc tố võng mạc với những bệnh lý võng mạc khác có thể chữa trị được như nhiễm khuẩn, viêm, tắc mạch máu... vô cùng quan trọng vì tiên lượng của bệnh này rất xấu. Nếu xảy ra sai sót trong chẩn đoán có thể ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý người bệnh và gia đình hoặc thái độ điều trị không đúng.

 Thị trường ở giai đoạn muộn của bệnh thoái hóa sắc tố võng mạc.

 Hình ảnh đĩa thị giác bạc màu.

Giải pháp gì?

Người bệnh mới được chẩn đoán xác định mắc bệnh thoái hóa sắc tố võng mạc cần được giải thích để giúp họ hiểu về bệnh, tính chất di truyền, cách ứng xử trước tình trạng sinh hoạt bị ảnh hưởng khi chức năng thị giác giảm sút bao gồm hiện tượng giảm thị lực, thị trường thu hẹp, khả năng nhìn trong môi trường tối kém. Những người bị bệnh trẻ tuổi có tổn thương thị trường được khuyến cáo không nên tự lái xe để đảm bảo sự an toàn cho bản thân và những người cùng tham gia giao thông. Người mắc bệnh ở giai đoạn tiến triển nặng được khuyên tham dự vào các lớp học thích nghi và tập di chuyển. Người được xếp loại chính thức mù lòa sẽ được chính quyền ghi nhận để có chính sách hỗ trợ cần thiết.

Tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa sắc tố võng mạc trong dân cư ở Mỹ là 1/4000. Phương thức di truyền của bệnh có thể theo các kiểu di truyền trội, di truyền lặn, di truyền lặn có liên quan với giới tính. Trong số đó di truyền trội chiếm 20%, di truyền lặn liên kết với giới tính gần 10%, còn lại là di truyền lặn và các trường hợp mắc bệnh đơn lẻ di truyền trội do đột biến mới xảy ra.       

 
Việc điều trị bệnh thoái hóa sắc tố võng mạc hiện đang gặp nhiều khó khăn do đây là bệnh nặng, có tính bẩm sinh, di truyền. Mọi sự can thiệp của y học cũng chỉ mang tính chất điều trị triệu chứng, hy vọng làm chậm sự tiến triển của bệnh. Người bệnh có thể được dùng vitamin A palmitat với liều 15.000 đơn vị/ngày theo đường uống. Tuy nhiên, uống vitamin A kéo dài cũng có khả năng tích lũy trong cơ thể, gây độc cho gan. Việc sử dụng vitamin A liều cao ở người có thai là chống chỉ định do có khả năng gây đột biến gen.

Hiện tại, các nhà khoa học đang tiến hành thử nghiệm việc phẫu thuật cấy vi mạch trên võng mạc với mục đích phần nào thay thế chức năng nhận cảm thị giác của võng mạc đã bị tổn thương nặng do bệnh. Gần đây, các nghiên cứu về tế bào gốc cũng chỉ ra hướng sử dụng tế bào gốc lành cấy vào võng mạc với hy vọng các tế bào lành này phát triển trong đáy mắt, thay đổi được phần nào cấu trúc mô học và cải thiện chức năng võng mạc người bị bệnh.  Việc tư vấn về tính di truyền của bệnh rất có ích cho người bệnh và gia đình trong vấn đề quy hoạch cuộc sống, kết hôn. Anh chị em ruột và các con của người mắc bệnh thoái hóa sắc tố võng mạc cũng nên được triệu tập khám và làm các xét nghiệm cần thiết để khẳng định có bị bệnh này hay không.

ThS. Nguyễn Cảnh Thắng [Bệnh viện Mắt TW]


Quáng gà [thoái hóa biểu mô sắc tố võng mạc] không phải là một bệnh đơn thuần mà là một nhóm bệnh lý về mắt biểu hiện bằng sự suy giảm thị lực vào ban đêm hay trong điều kiện ánh sáng kém. Nguyên nhân thường gặp của bệnh quáng gà là bởi sự thiếu hụt vitamin A và một số bệnh lý tiềm ẩn khác. Vậy tại sao thiếu vitamin A lại gây bệnh và bệnh có thể chữa trị được không, hãy tìm câu trả lời cùng Docosan trong bài viết dưới đây nhé!

Quáng gà là gì?

Quáng gà hay gọi là chứng mù về đêm [tiếng Anh là night blindness/ nyctalopia] là bệnh lý thoái hóa biểu mô sắc tố võng mạc. Người mắc bệnh quáng gà sẽ suy giảm tầm nhìn vào ban đêm, chiều muộn hay những nơi có điều kiện ánh sáng tương đối kém như nhà hàng, rạp chiếu phim.

Phương pháp điều trị hiện nay là điều trị triệu chứng và phòng ngừa bệnh tiến triển nặng lên. Bệnh xảy ra ở hầu hết mọi lứa tuổi, do đó việc nhận biết các nguyên nhân, triệu chứng và có hướng xử trí kịp thời là điều kiện để giúp cải thiện bệnh, giảm thiểu nguy cơ mù lòa về sau.

Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới WHO năm 2020, bệnh quáng gà đã ảnh hưởng tới 5,2 triệu trẻ em trong độ tuổi đến trường và 9,8 triệu phụ nữ mang thai trên khắp thế giới.

Hình ảnh mô phỏng ánh mắt của người bình thường [bên trái] người bị quáng gà [bên phải]

Nguyên nhân gây bệnh quáng gà

Một số nguyên nhân thường gặp có thể dẫn đến tình trạng mắt bị quáng gà:

  • Thiếu vitamin A [retinol]: Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền tín hiệu thần kinh và tạo hình ảnh trong môi trường ánh sáng kém. Do đó thiếu vitamin sẽ gây ra sự thiếu hụt trong việc hình thành các sắc tố cần thiết giúp mắt nhìn thấy được vào chiều tối. Những nguyên nhân gây thiếu vitamin A là : chế độ dinh dưỡng thiếu hụt vitamin A, thiếu hụt trong quá trình mang thai của mẹ, trẻ sinh ra không được tham gia chương trình bổ sung vitamin A mở rộng, trẻ suy dinh dưỡng; các bệnh lý chuyển hóa như bệnh lý về tụy, đái tháo đường, các bệnh lý nhiễm trùng,…
  • Cận thị .
  • Đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp
  • Viêm võng mạc sắc tố [bệnh lý di truyền do gen quy định]
  • Hội chứng Usher [suy giảm thính giác & thị giác di truyền]
Đục thủy tinh thể – Nguyên nhân gây bệnh quáng gà

Triệu chứng của bệnh quáng gà

Triệu chứng chính của bệnh là mắt bị giảm thị lực trong môi trường thiếu ánh sáng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị giảm thị lực ngay cả khi ánh sáng đầy đủ.

Các trường hợp bệnh nhân đến khám có thể kể đến như cảm giác mắt nhìn kém đi rõ rệt, gặp vấn đề di chuyển, thậm chí là té ngã khi chuyển từ môi trường sáng sang một khu vực có ánh sáng kém hơn, đặc biệt là khi chiều tối muộn, hoặc lái xe trên đường về nhà.

Triệu chứng của quáng gà

Khi nào cần gặp bác sĩ để tư vấn?

Khi mắt bạn không thể nhìn hoặc tầm nhìn trở nên mờ ảo khi ở trong điều kiện thiếu sáng, bạn cần phải đến ngay cơ sở khám chữa bệnh để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Một số dấu hiệu khác bạn cần lưu ý: tầm nhìn của mắt bị hẹp đi, xuất hiện những vùng nhỏ không nhìn thấy được, Các trường hợp bệnh nhân đến khám có thể kể đến như cảm giác mắt nhìn kém đi rõ rệt, gặp vấn đề di chuyển, thậm chí là té ngã khi chuyển từ môi trường sáng sang một khu vực có ánh sáng kém hơn, đặc biệt là khi chiều tối muộn, hoặc lái xe trên đường về nhà..

Cần gặp bác sĩ nếu tình trạng tầm nhìn kém thường xuyên tiếp diễn

Bệnh quáng gà có chữa được không?

Khi đến khám, bạn sẽ được bác sĩ chuyên khoa mắt thăm khám chuyên sâu các tình trạng của mắt để xác định được nguyên nhân.

Đối với quáng gà gây ra bởi cận thị, đục thủy tinh thể và thiếu hụt vitamin thì có khả năng chữa trị thành công và dứt điểm.

Các phương pháp có thể kể đến như: đeo kính hoặc sử dụng kính áp tròng đã được hiệu chỉnh các thông số, phẫu thuật thay thủy tinh thể, bổ sung vitamin A nếu kết quả xét nghiệm máu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt vitamin này.

Sử dụng kính áp tròng đã được hiệu chỉnh các thông số

Tuy nhiên đối với nhóm nguyên nhân bất thường về di truyền ví dụ như viêm sắc tố võng mạc sắc tố hay hội chứng Usher thì phương pháp điều trị chỉ giúp cải thiện triệu chứng và làm chậm quá trình tiến truyển của bệnh. Bởi vì gen quy định sự tích tụ sắc tố trong võng mạc vọng mạc không thể được chỉnh sửa, do đó thị lực không cải thiện với việc đeo kính điều chỉnh hay phẫu thuật.

Phòng tránh bệnh quáng gà như thế nào?

Một số cách người bệnh có thể áp dụng để phòng tránh bệnh quáng gà trong tương lai:

  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ vitamin A: bổ sung vitamin A trong quá trình mang thai, cho trẻ tham gia đầy đủ các chương trình bổ sung vitamin A mở rộng, xây dựng thực đơn đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cần thiết trong cơ thể. Các loại thực phẩm giàu vitamin A có thể kể đến như: trứng, gan, rau xanh, các thực phẩm có màu đỏ như cà rốt, cà chua,…
  • Đề phòng các bệnh lý chuyển hóa có khả năng dẫn đến quáng gà như bệnh lý về tụy, bệnh đái tháo đường, cũng như các bệnh lý khác về đường tiêu hóa, hô hấp.
  • Lối sống, sinh hoạt lành mạnh, tránh để mắt làm việc quá sức, đặc biệt là hạn chế thời gian sử dụng điện thoại, máy tính; tránh xem phim, đọc sách trong điều kiện ánh sáng kém; tư thế khi học bài, làm việc phải đạt chuẩn để tránh gây các bệnh lý về mắt dễ dẫn đến quáng gà.
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A vào trong bữa ăn hàng ngày

Một số bác sĩ khám và chữa bệnh quáng gà

  • BSCKII Lê Hồng Hà, hơn 15 năm kinh nghiệm, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
  • BSCKII Huỳnh Thị Thu Ba, hơn 30 năm kinh nghiệm, Quận 8, TP.HCM
  • Bác sĩ Đặng Phương Hạnh, hơn 25 năm kinh nghiệm, Quận Tân Bình, TP.HCM

Kết luận

Tóm lại, quáng gà là một bệnh lý về mắt gây giảm tầm nhìn, giảm thị lực trong điều kiện ánh sáng kém. Bệnh có thể chữa trị hoặc cải thiện triệu chứng tùy nguyên nhân. Do đó cần phải thăm khám sớm tại các bác sĩ chuyên khoa Mắt để được điều trị thích hợp, cải thiện tiên lượng bệnh, tránh nguy cơ mù lòa về sau.

Bài viết được tham khảo bác sĩ Trần Bảo Ngọc và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn tại Docosan để điều trị.

Video liên quan

Chủ Đề