Việc Nhà nước có chính sách đúng dân chăm lo lợi ích mọi mặt cho các dân tộc

Nhận diện âm mưu của các thế lực thù địch

Trong năm 2021 tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới và trong nước diễn biến rất phức tạp với những biến chủng mới, tác động đến mọi mặt đời sống xã hội. Đảng, Nhà nước và các tầng lớp nhân dân trong cả nước với tinh thần đoàn kết và sức khỏe của người dân là trên hết, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch bệnh hiệu quả vừa phát triển kinh tế xã hội và đạt được nhiều kết quả rất quan trọng. Bất chấp thực tế đó, các thế lực thù địch, phản động vẫn rêu rao luận điệu rằng: “Đảng, Nhà nước bỏ mặc người dân trong dịch bệnh, để người dân phải vật lộn mưu sinh để tự cứu mình”. Trong dịp tết Nguyên đán Nhâm dần vừa qua, một số đài như RFA; Á châu tự dođã có bài viết mô tả cuộc sống bần cùng của người dân trước Tết, hoặc phỏng vấn một số đối tượng tiêu cực trong xã hội nói về cuộc sống khó khăn, vất vả của người dân ở một số địa phương. Cùng với đó, nhóm khủng bốViệt Tântưởng tượng ra thảm cảnh hàng chục triệu người Việt Nam đói ăn không có Tết nên nghĩ ra chiêu trò tự gói vài trăm chiếc bánh chưng, bánh tét rồi lu loa lên rằng để gây quỹ cứu dân, rồi một số trang mạng phản động tung ra những bài viết với một số hình ảnh chụp, cắt dán những ngôi nhà lụp xụp (ảnh cũ từ lâu) rêu rao với những luận điệu không có gì mới rằng “Đảng, Nhà nước không lo cho dân”...

Chúng ta khẳng định, đây là những luận điệu vu khống, với âm mưu nhằm chia rẽ Đảng với Nhân dân, gây mất niềm tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và xa hơn là âm mưu lật đổ chính quyền của các thế lực thù địch.

Phản bác luận điệu sai trái, thù địch

Trải qua 92 năm lãnh đạo đất nước Đảng ta luôn lấy lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc và Nhân dân Việt Nam làm mục tiêu phấn đấu của mình. Ngay phần mở đầu của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 2011) đã ghi rõ: “Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản”; Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) đã rút ra 5 bài học trong quá trình lãnh đạo cách mạng đất nước của Đảng, trong đó bài học thứ 2 chỉ rõ: “Chính nhân dân là người làm nên những thắng lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân...”. Chiến lược đúng đắn của Việt Nam đã thể hiện bản lĩnh và tầm nhìn của một Đảng biết lo cho dân mà sinh thời Bác Hồ từng căn dặn: “...Chính sách của Ðảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Ðảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Ðảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Ðảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Ðảng và Chính phủ có lỗi”. Hay trong bài viết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: “... Không chờ đến khi kinh tế đạt tới trình độ phát triển cao rồi mới thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, càng không "hy sinh" tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Trái lại, mỗi chính sách kinh tế đều phải hướng tới mục tiêu phát triển xã hội; mỗi chính sách xã hội phải nhằm tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế; khuyến khích làm giàu hợp pháp phải đi đôi với xoá đói, giảm nghèo bền vững, chăm sóc những người có công, những người có hoàn cảnh khó khăn. Đây là một yêu cầu có tính nguyên tắc để bảo đảm sự phát triển lành mạnh, bền vững, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Cũng như thông điệp của Tổng Bí thư gửi đi trong bài phát biểu bế mạc Đại hội XIII của Đảng “Nước phải giàu, dân phải mạnh, đời sống của Nhân dân sung sướng hơn, thế mới gọi là thành công”...

Vậy thử hỏi một Đảng, một Nhà nước luôn đề cao vai trò của Nhân dân, luôn đặt lợi ích của dân tộc, của Nhân dân lên hết, trước hết; luôn quan tâm chăm lo cho mọi người dân sao lại nói là “bỏ mặc dân”, thật phi lý!

Trong thực tiễn, năm 2021 khi đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với tinh thần “đặt sức khỏe của người dân lên trên hết và trước hết”, Chính phủ Việt Nam đã quyết liệt triển khai chiến lược vaccine với 3 nội dung lớn: Ngoại giao vaccine; thành lập Quỹ vaccine; đẩy nhanh thực hiện chiến dịchtiêm chủnglớn nhất trong lịch sử để tiêm miễn phí cho toàn dân một cách khoa học, kịp thời, an toàn, hiệu quả. Nhờ đó Việt Nam đã trở thành 1 trong 6 nước có độ bao phủ vaccine cao nhất thế giới. Đến đầu tháng 2/2022, tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vaccine với dân số từ 18 tuổi trở lên của Việt Nam là gần 100%, tỷ lệ tiêm đủ liều cơ bản là 93,6% và tỷ lệ tiêm liều nhắc lại là 11,5%. Với dân số từ 12-17 tuổi, tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vaccine là 89,8% và tỷ lệ bao phủ đủ liều cơ bản là 68%. Đây chính là lá chắn thép bảo vệ sức khỏe người dân trước đại dịch. Chủ trương nhập khẩu và triển khai từng bước tiêm vaccine phòng COVID-19 đại trà đã thể hiện rõ tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa cũng như trách nhiệm của Đảng, Nhà nước đối với Nhân dân...

Cùng với đó, chính sách an sinh xã hội luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm thường xuyên. Đại hội XIII của Đảng đã xác định: “Tăng cường quản lý phát triển xã hội, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, tính bền vững trong các chính sách xã hội... xây dựng các chính sách xã hội và quản lý phát triển xã hội phù hợp”. Như vậy, Đảng ta luôn coi chính sách xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng, là mục tiêu, động lực để phát triển nhanh và bền vững trong các giai đoạn phát triển của đất nước. Không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân và bảo đảman sinh xã hộilà nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Chỉ tính riêng dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần vừa qua với phương châm “Quan tâm chăm lo để mọi người dân đều có Tết, không ai bị bỏ lại phía sau”, Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành đã chi hàng nghìn tỷ đồng để chăm lo tết cho người dân, trong đó: Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam huy động cho chương trình thăm, tặng quà dịp Tết 34 tỷ đồng, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam huy động 18 tỷ đồng để thăm, tặng quà công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam huy động 7 tỷ đồng. Ngoài ra các tổ chức công đoàn đã huy động và hỗ trợ cho trên 9,5 triệu đoàn viên và người lao động với tổng kinh phí hơn 3.200 tỷ đồng để đón Tết; các địa phương, cơ quan, đơn vị cũng chi hàng nghìn tỷ đồng chăm lo cho người dân và người lao động có cái tết vui tươi, đầm ấm. Cùng với các chính sách chăm lo người có công với cách mạng, người yếu thế trong xã hội và các cuộc vận động, phong trào, với những ngôi nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết... đang từng bước giải quyết khó khăn cho những hộ nghèo vươn lên có cuộc sống đủ đầy.

Không chỉ quan tâm chăm lo cho mọi người dân trong nước, Đảng, Nhà nước còn quan tâm bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho người dân Việt Nam sinh sống và làm việc tại nước ngoài. Năm 2020 đại dịch Covid bùng phát trên toàn thế giới, Đảng, Nhà nước đã chỉ đạo các cơ quan chức năng bố trí đón hàng trăm nghìn công dân Việt Nam từ hơn 30 quốc gia, vùng, lãnh thổ về nước để tránh dịch bằng đường hàng không đảm bảo an toàn. Và hiện nay khi chiến sự xảy ra tại Ukraine, Đảng, Chính Phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo do Phó Thủ tưởng Thường trực Phạm Bình Minh làm Trưởng ban có kế hoạch đưa hàng nghìn công dân Việt Nam từ Ukraine sang các nước lân cận bố trí, hỗ trợ nơi ở, lương thực, thực phẩm thiết yếu và máy bay đón về nước với tinh thần đảm bảo an toàn sức khỏe và tính mạng của mọi người dân Việt Nam ở Ukraine (ngày 8/3/2022 chuyến bay đầu tiên với 283 công dân đã được đón về nước an toàn).

Những kết quả đó đã khẳng định Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị luôn quan tâm chăm lo đến mọi mặt đời sống của người dân Việt Nam. Đảng, Nhà nước chẳng có mục tiêu nào khác ngoài hai chữ “Nhân dân”. Vì vậy, chúng ta hãy nêu cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch; giữ vững sự ổn định để xây dựng, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc./.

Việt nam là một quốc gia đa dân tộc, gồm 54 dân tộc anh em, nên vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc càng có ý nghĩa chiến lược xuyên suốt sự nghiệp cách mạng. Nhận thức rõ vai trò quan trọng đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn quan tâm, hoạch định và thực hiện một cách nhất quán chính sách dân tộc trong mọi thời kỳ của cách mạng Việt Nam.

Có thể hiểu một số nội dung cơ bản của chính sách dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta như sau:

Thứ nhất thực hiện nhất quán và xuyên suốt nguyên tắc cơ bản là bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng phát triển.

Nội dung của nguyên tắc này là sự vận dụng và phát triển sáng tạo cương lĩnh dân tộc của Lênin về quyền bình đẳng, quyền tự quyết của các dân tộc vào điều kiện cụ thể của dân tộc Việt Nam. Đối với Việt Nam, tầm quan trọng của vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức từ rất sớm. Trên cơ sở vận dụng tư tưởng của Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch rõ nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc ở Việt Nam là quyền độc lập tự do, quyền bình dẳng và tự quyết cho tàon thể dân tộc. Người đã từng khẳng định, nhân dân các dân tộc được hưởng độc lập tự do là lẽ tự nhiên như “muôn vật được hưởng ánh sáng mặt trời”(1). Tự do, bình đẳng của dân tộc còn phải được gắn liền với quyền tự do và hạnh phúc của nhân dân. Điều này cũng đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh, nước được độc lập mà dân không được tự do, dân vẫn nghèo khổ thì cũng chẳng có nghĩa lý gì. Bởi thế Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hết sức chăm lo phát triển kinh tế, văn hoá của các dân tộc, làm cho các dân tộc thiểu số khắc phục dần sự chênh lệch, tiến kịp trình độ chung, thực hiện bình đẳng dân tộc.

Trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn khẳng định nội dung giá trị của nguyên tắc trên và cụ thể hoá bằng những chủ trương, chính sách cụ thể phù hợp trong từng giai đoạn cụ thể của cách mạng. Trong bầu không khí dân chủ và đổi mới, Đại hội đảng toàn quốc lần thứ VII (năm 1991) đã xác định nội dung chính sách dân tộc là các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Đó cũng là một trong các đặc trưng của CNXH ở nước ta. Nghị quyết Đại hội IX đã xác định, vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc luôn luôn có vị thế chiến lược và phải thực hiện nhất quán theo nguyên tắc cơ bản là “bình dẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển”(2).

Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chính sách dân tộc tạo điều kiện để các dân tộc cùng phát triển là phù hợp với tính quy luật của quá trình phân công lao động, sử dụng tài nguyên; thực hiện các chính sách của Đảng, thực hiện các quyền phát triển của mỗi dân tộc đã được ghi trong Hiến chương Liên hợp quốc. Bởi thế, trong chính sách dân tộc của Đảng ta, nội dung bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển gắn bó với nhau, trở thành một nguyên tắc chung thống nhất có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn. Nguyên tắc này là cơ sở để Đại hội IX xác định chủ trương “thực hiện đại đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, thành phần kinh tế, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng của đất nước, “mọi thành viên trong đại gia đình Việt Nam dù sông strong nước hay ở nước ngoài. Phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, truyền thống yêu nước, ý chí tự lực tự cường và lòng tự hào dân tộc, lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng; tôn trọng những ý kiến khách nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc, xoá bỏ định kiến, mặc cảm, phân biệt đối xử về quá khứ, giai cấp, thành phần, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, hướng tới tương lai”(3).

Thứ hai, quan tâm đến sự phát triển toàn diện của các dân tộc, tạo điều kiện cho các dân tộc cùng phát triển, thực hiện công bằng xã hội giữa các dân tộc, giữa miền núi và miền xuôi.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh thường quan tâm tới xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc với những nội dung vừa toàn diện, vừa thiết thực. Người chỉ rõ: “Đồng bào miền núi phải đoàn kết giúp đỡ đồng bào miền xuôi. Và đồng bào miền xuôi phải đoàn kết giúp đỡ đồng bào miền núi. Đó là hai phía, dó là chính sách của dân tộc của Đảng”(4).

Trong bài nói chuyện tại một hội nghị cán bộ miền núi, Người nhấn mạnh “Chính sách của Đảng và Chính phủ ta đối với miền núi là rất đúng đắn. Trong chính sách đó hai điều quan trọng nhất là: Đoàn kết dân tộc và nâng cao đời sống của đồng bào”(5). Người còn nhắc nhở việc thực hiện chính sách với miền núi phải quan tâm bằng thái độ “săn sóc, giúp đỡ nhiều hơn nữa đối với đồng bào rẻo cao về mọi mặt”(6).

Để tạo điều kiện nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc, từng bước rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các dân tộc, giữa miền núi với miền xuôi, đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, Người còn chỉ rõ: “Phải đoàn kết các dân tộc, phải đoàn kết thương yêu giúp đỡ nhau về mọi mặt” và “Vấn đề quan trọng nhất ở miền núi hiện nay là xây dựng hợp tác xã cho tốt, cũng cố cho tốt, quản lý cho tốt, phát triển giao thông giữa huyện này và huyện khác, giữa tỉnh này và tỉnh khác cho tốt”(7).

Quán triệt quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngay từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (năm 1960), Đảng ta đã xác định chính sách dân tộc phải “làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, các dân tộc thiểu số tiến kịp dân tộc đa số, “đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc để cùng nhau tiến lên chủ nghĩa xã hội”(8).

Phát triển tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tình hình mới, Nghị quyết Đại hội IX cảu Đảng đã đề ra nhiệm vụ: “xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, phát triển sản xuất hàng hoá, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xoá đói, giảm nghèo, mở mang dân trí, gìn giữ, làm giàu và phát huy bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc”(9). Với nội dung này, chính sách dân tộc của Đảng đã tạo điều kiện cho các dân tộc cùng phát triển toàn diện và bình đẳng.

Vấn đề bình đẳng giữa các dân tộc đặt ra yêu cầu thực hiện công bằng xã hội giữa các dân tộc, giữa miền núi và miền xuôi. Mục tiêu thực hiện chính sách dân tộc là làm cho các dân tộc đạt tới sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, phát triển hài hoà lợi ích của từng dân tộc với lợi ích của cả cộng đồng dân tộc nước ta. Không vì cái chung mà vi phạm lợi ích của một dân tộc nào, ngược lại, không tuyệt đối hoá lợi ích của dân tộc mình mà đối lập, biệt lập với lợi ích chung của cộng đồng các dân tộc.

Tuy nhiên, thực hiện công bằng không có nghĩa là không chú ý đến đặc điểm và điều kiện phát triển của mỗi vùng, miền. Với những điều kiện khó khăn, vùng núi, vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ địa cách mạng và kháng chiến cũ, cần quan tâm đặc biệt để giúp đỡ khắc phục những khó khăn. Quan điểm thực hiện công bằng của Đảng ta thể hiện ở cả khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất và phân phối kết quả sản xuất, tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình. Mặt khác, công bằng không có nghĩa là cào bằng, dàn đều, bình quân chủ nghĩa, mà chấp nhận có người, có vùng giàu trước để giúp đỡ, thúc đẩy người đi sau, vùng đi sâu phát triển, thu hẹp dần khoảng cách giàu nghèo.

Để đạt những mục tiêu trên, Đảng và Nhà nước có chính sách ưu đãi trong đầu tư cả về kinh tế, văn hoá và giáo dục, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, phát huy bản sắc văn hoá của từng dân tộc.

Thứ ba, thực hiện chính sách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số.

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác cán bộ. Người chỉ rõ, cán bộ là gốc của công việc và mọi thắng lợi. Người đã từng chỉ dẫn: “mọi công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Đánh giá đúng vai trò cán bộ, Chủ tich Hồ Chí Minh yêu cầu công tác cán bộ phải “khéo” cả trong đánh giá đúng cán bộ và sử dụng đúng cán bộ. Người thường xuyên quan tâm đến cán bộ miền núi và nhắc nhở: “Phải chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, cân nhắc cán bộ miền núi. Cố nhiên cán bộ người Kinh phải giúp đỡ anh em cán bộ địa phương, nhưng phải làm sao cho cán bộ địa phương tiến bộ, để anh em tự quản lý lấy công việc ở địa phương, chứ không phải là bao biện làm thay”(10).

Quán triệt tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng đã coi nhiệm vụ đào tạo cán bộ cho vùng đồng bào dân tộc, cán bộ là người dân tộc thiểu số có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong chính sách dân tộc của Đảng. Đảng và Nhà nước đã quan tâm nhiều đến việc đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp cán bộ dân tộc theo chính sách ưu tiên cho cán bộ người dân tộc thiểu số. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã xác định: “Tích cực thực hiện chính sách ưu tiên trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số”(11), nhằm đáp ứng yêu cầu công tác cán bộ của Đảng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Thứ tư, chống kỳ thị,chia rẽ dân tộc, chống tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan, khắc phục tư tưởng tự ti, mặc cảm dân tộc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch rõ âm mưu chia để trị của thực dân phong kiến và chỉ rõ tính ưư việt của chế độ ta trong thực hiện chính sách bình đẳng giữa các dân tộc. Người viết: “trước kia bọn thực dân và phong kiến dùng mọi cách để chia rẽ các dân tộc. Chúng làm cho dân tộc này khinh rẽ và oán ghét dân tộc khác, để chúng dễ dàng áp bức bóc lột tất cả các dân tộc ta. Ngày nay, chế độ ta là chế độ dân chủ, Đảng và Chính phủ ta chỉ lo phục vụ lợi ích của nhân dân. Đồng bào tất cả các dân tộc, không phân biệt lớn nhỏ, phải thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, phải đoàn kết chặt chẽ như anh em một nhà, để cùng nhau xây dựng Tổ quốc chung, xây dựng CNXH làm cho tất cả các dân tộc được hạnh phúc, ấm no”(12). Người còn nhắc nhở phải thường xuyên đấu tranh “khắc phục những tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, tự ti dân tộc. Người dân tộc lớn dễ mắc bệnh kiêu ngạo. Cán bộ địa phương, nhân dân địa phương lại dễ cho mình là dân tộc bé nhỏ, tự ti, cái gì cũng cho là mình không làm được, rồi không cố gắng. Đó là những điểm phải tránh”(13).

Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành nền tảng tư tưởng cho chính sách dân tộc của Đảng ta trước đây cũng như hiện nay. Nhờ đó, truyền thống đoàn kết bền vững trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam được xây dựng; làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chia rẽ của kẻ thù. Những biểu hiện tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan, tự ti, mặc cảm dân tộc chỉ là cục bộ, cá biệt ở nơi này, nơi khác. Bởi vậy, thực hiện chính sách dân tộc phải theo phương châm “kiên trì, thận trọng, chắc chắn” nhưng cũng cần phải kiên quyết, đồng thời phải động viên, phát huy vai trò của những cá nhân tiêu biểu, có uy tín trong cộng đồng để xây dựng cộng đồng địa phương, cộng đồng dân tộc.

Phù hợp với bản chất dân chủ của CNXH, chính sách dân tộc của Đảng xuất phát từ quyền tồn tại với tư cách là người làm chủ thật sự và tôn trọng lợi ích của mỗi dân tộc, không kể đó là dân tộc thiểu số hay đa số, trình độ phát triển cao hay thấp. Với quan niệm đó, chính sách dân tộc của Đảng ta sẻ khắc phục được tư tưởng cục bộ, bản vị, dân tộc hẹp hòi và dân tộc lớn, ban ơn hoặc chiếu cố giản đơn đối với các dân tộc thiểu số.

Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã xác định một chính sách dân tộc trong giai đoạn mới, vừa mang tính cách mạng vừa mang tính tổng hợp, toàn diện, quán xuyến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là nền tảng để tăng cường đoàn kết và thực hiện bình đẳng dân tộc trên thực tế, là cơ sở để từng bước khắc phục sự chênh lệch về kinh tế, xã hội giữa các dân tộc và đưa các dân tộc miền núi tiến kịp các dân tộc miền xuôi.

PHẠM THỊ KIM OANH

Khoa LSĐ, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền

* Chú thích:

1. Hồ Chí Minh Toàn tập, CTQG, H, 1995, T.4, tr. 45.

2, 3, 9, 11. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, CTQG, H, 2001, tr.127, 123 – 124, 127, 128.

4, 6, 7, 13. Hồ Chí Minh Toàn tập, CTQG, H, 1996, T.11, tr. 135, 132, 135, 136.

5, 10, 12. Sđd, T. 10, tr. 608, 418, 282.

8. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, BCHTƯ Đảng lao động Việt Nam xuất bản, tháng 9, 1960, T.1, tr. 193.

Nguồn: Lịch sử Đảng. 2003. Tháng 4