Việc thực hiện chính sách kinh tế mới vai trò của kinh tế nhà nước như thế nào

1. Chính sách kinh tế tổng thể của một nhà nước

Tại một thời điểm nhất định trong lịch sử của mình, nhiều nước đang phát triển đã lựa chọn chiến lược thay thế nhập khẩu bằng những cố gắng tự cung tự cấp về kinh tế. Điều đó đã được coi là con đường tốt nhất để bảo đảm phúc lợi của nhân dân và của quốc gia. Chiến lược này bao hàm sự động viên mạnh mẽ trong sản xuất tại chỗ và sự cung cấp hàng hoá và dịch vụ trong nước. Chính sách thương mại được hình thành để ủng hộ chiến lược này. Các bức tường thuế quan cao được lập ra nhằm tạo vốn trợ giúp cho sản xuất địa phương và bảo đảm các hoạt động trong nước được bảo hộ chống lại sự cạnh tranh từ bên ngoài. Ngoại lệ chỉ được ban hành vì quyền lợi tuyệt đối của quốc gia, ví dụ phải nhập khẩu nguyên liệu để sử dụng trong ngành chế tạo trong nước. Xuất khẩu bị cắt giảm hoặc ngăn cấm để tránh thất thoát nguồn nguyên liệu và hàng hoá cốt yếu cho sản xuất trong nước.

Không phải tất cả các nước đang phát triển đều áp dụng chiến lược này và cũng có nhiều cách thức khác nhau trong việc áp dụng. Tuy vậy, từ khía cạnh chính sách thương mại, rõ ràng chiến lược này không có lợi đối với hiệp định thương maị có bao hàm cả mức độ đối xử ưu đãi quan trong. Nếu được ký kết, những hiệp định như vậy thường chứa đựng những danh mục có giới hạn về các sản phẩm chọn lọc được quan tâm đối với nước nhập khẩu đã được đối xử ưu đãi.

Vì thế, phần lớn các nước chấp nhận một chính sách như vậy đã thay đổi chiến lược. Hiện nay họ đã hành động theo mô hình khuyến khích gián tiếp các hoạt động và các ngành kinh tế có lợi thế cạnh tranh đê thúc đẩy xuất khẩu. Mô hình này đã ủng hộ cho việc Nhà nước từng bước rút khỏi câc hoạt động công nghiệp và cho vay tiền, một bước xúc tiến các hoạt động trong khu vực tư nhân v.vơ Sự sụp đổ của hệ thống kế hoạch nhà nước, việc nhận thức rằng mức phúc lợi trong các nước cộng sản và xã hội chủ nghĩa trước đây tụt hậu sau các nước khác, cộng với những tấm gương xuất sắc của một nhóm nước đang phát triển đạt được sự tăng trưởng ngoạn mục thông qua hệ thống lấy xuất khẩu làm đầu đã góp phần to lớn làm thay đổi các quan điểm và chính sách.

Về mặt chính sách thương mại, sự thay đổi chiến lược đó bao hàm sự tham gia lớn hơn vào hệ thống toàn cầu được minh hoạ bằng Tổ chức Thương mại Thế giới, và việc ký kết các hiệp định thương mại ưu đãi nhằm mở cửa câc thị trường quan trọng ở nước ngoài cho hàng hoá trong nước. Ngoài ra, sự thay đổi ấy còn dẫn tới việc chấp nhận quan niệm rằng thuế nhập khẩu thấp và các biện pháp tự do hoá nhập khẩu không chỉ là “sự cho đi đổi lại” để tiếp cận câc thị trường khác tốt hơn, mà bản thân nó còn có tác động tích cực vì đã giới thiệu các nhà sản xuất trong nước với các nhà cạnh tranh nước ngoài, do vậy bắt buộc họ phải thường xuyên đánh giá lại và cải tiến chiến lược kinh doanh của mình.

2. Vai trò Nhà nước với hoạch định chiến lược, chính sách, pháp luật phát triển kinh tế bền vững

Nhà nước còn có vai trò trong việc đề ra hệ thống chiến lược và xây dựng hệ thống pháp luật về phát triển kinh tế bền vững. Các chiến lược này sẽ được cụ thể hóa thông qua các chính sách phát triển kinh tế bền vững ở những mức độ nhất định, có thể từng giai đoạn, từng cấp, ngành, hay từng lĩnh vực cụ thể.

Thực tế phát triển kinh tế thị trường ở nhiều quốc gia cho thấy, tăng trưởng kinh tế mặc dù là cơ sở của sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, song không phải khi nào cũng được thực hiện mang tính bền vững, gắn với thực hiện công bằng xã hội và bảo vệ môi trường nếu như vai trò của Nhà nước không được phát huy. Do vậy, vai trò của Nhà nước trong phát triển kinh tế bền vững giữ vị trí không thể thay thế, mà vai trò đó được thể hiện tập trung nhất và trước hết ở việc Nhà nước hoạch định chiến lược, đề ra hệ thống chính sách, xây dựng hành lang pháp lý cho phát triển kinh tế bền vững.

Các chính sách cơ bản mà Nhà nước cần xây dựng và tổ chức thực hiện để đạt mục tiêu phát triển kinh tế bền vững rất đa dạng, bao gồm: Chính sách về phát triển nguồn nhân lực; chính sách phát triển khoa học và công nghệ; chính sách về xây dựng cơ cấu kinh tế cân đối và hợp lý…

Nhà nước còn có vai trò trong việc đề ra hệ thống chiến lược và xây dựng hệ thống pháp luật về phát triển kinh tế bền vững. Các chiến lược này sẽ được cụ thể hóa thông qua các chính sách phát triển kinh tế bền vững ở những mức độ nhất định, có thể từng giai đoạn, từng cấp, ngành, hay từng lĩnh vực cụ thể.

3. Vai trò của Nhà nước đối trong tổ chức, thực hiện phát triển kinh tế bền vững

Thứ nhất, vai trò của Nhà nước trong việc tổ chức bộ máy quản lý để phát triển kinh tế bền vững. Việc tổ chức bộ máy quản lý phát triển kinh tế bền vững và chỉ đạo bộ máy này hoạt động có hiệu quả sẽ tạo điều kiện để Nhà nước vừa tăng cường sức mạnh, vừa đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu, chiến lược về phát triển kinh tế bền vững. Đặc biệt, phải tinh gọn, trong sạch, có quyền lực thật sự vững mạnh để thực thi tốt nhiệm vụ mà thực tiễn đặt ra.

Kinh nghiệm về phát triển bền vững của nhiều nước cho thấy, nếu Nhà nước phân công rõ chức năng, nhiệm vụ đối với từng bộ phận quản lý nhà nước sẽ tránh được sự chồng chéo giữa các bộ phận, các cấp với nhau; triệt tiêu việc tranh giành quyền lực, bệnh thành tích; sự thờ ơ, né tránh hoặc không nhận trách nhiệm về mình. Từ đó, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của từng bộ phận, từng cấp, đảm bảo cho cả bộ máy hoạt động tốt và đạt hiệu quả cao.

Thứ hai, vai trò của Nhà nước trong xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách để phát triển kinh tế bền vững: Việc Nhà nước tiến hành thành lập bộ máy chuyên trách quản lý việc phát triển kinh tế bền vững ở các cấp là rất cần thiết. Song, để duy trì sự hoạt động có hiệu quả của bộ máy đó thì việc Nhà nước xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý phát triển kinh tế bền vững là vấn đề cần quan tâm, có tác động nhất định đến sự thành công hay thất bại trong hiệu lực quản lý nhà nước trong phát triển kinh tế bền vững. Do đó, Nhà nước phải tiến hành xây dựng đội ngũ cán bộ đảm bảo về năng lực và phẩm chất mới đáp ứng được công việc đặt ra đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế bền vững.

Thứ ba, vai trò của Nhà nước trong việc huy động các nguồn lực vật chất để phát triển kinh tế bền vững: Trong tiến trình phát triển kinh tế bền vững, nguồn lực vật chất giữ một vai trò hết sức quan trọng, không chỉ là nhân tố thúc đẩy quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế của mọi quốc gia, mà còn là tiền đề vật chất để bảo đảm cho thực hiện công bằng xã hội, công tác bảo vệ môi trường được thực thi có hiệu quả.

4. Chính sách kinh tế là gì?

Chính sách kinh tế đề cập đến các hành động của chính phủ áp dụng vào lĩnh vực kinh tế. Chính sách kinh tế thường bị chi phối từ các chính đảng, nhóm lợi ích có quyền lực trong nước, các cơ quan quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới hay tổ chức thương mại thế giới.

Chính sách kinh tế bao gồm một số loại chủ yếu, đó là: chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách điều tiết hoạt động kinh tế, chính sách kinh tế đối ngoại và chính sách phát triển kinh tế.

- Chính sách kinh tế vĩ mô là các chính sách kinh tế nhằm mục đích ổn định kinh tế vĩ mô và đạt trạng thái toàn dụng lao động. Hai chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng là chính sách tài chính và chính sách tiền tệ. Có thể có một số chính sách kinh tế khác cũng có tác động tới kinh tế vĩ mô, như chính sách thương mại [quota, thuế quan] song mục đích chính của chúng không phải là ổn định kinh tế vĩ mô, nên không được coi là chính sách kinh tế vĩ mô. Chính sách kinh tế vĩ mô còn được gọi là chính sách quản lý tổng cầu vì nó tác động đến phía cầu của nền kinh tế.

- Chính sách điều tiết hoạt động kinh tế có mục tiêu là điều chỉnh các hoạt động kinh tế vì những lý do nhất định, chẳng hạn như bảo hộ cho doanh nghiệp nhà nước hay chống độc quyền, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, v.v... Chính sách này có thể bao gồm các biện pháp hành chính như luật và quy định, hoặc bao gồm các biện pháp kinh tế dựa vào lãi suất, thuế, thuế quan, v.v...

- Chính sách kinh tế đối ngoại liên quan đến việc mở cửa nền kinh tế. Nó bao gồm các chính sách thương mại, chính sách đối với tài khoản vốn...

5. Khái niệm nhà nước

Nhà nước là một tổ chức xuất hiện và gắn liền với sự ra đời của giai cấp, nhà nước là cơ quan nắm giữ quyền lực, chính trị của xã hội quyết định những vấn đề trọng yếu của đất nước và thực hiện điều hành, vận hành hoạt động của nhà nước của xã hội.

Nhà nước sẽ có vùng lãnh thổ nhất định, nhà nước sẽ tổ chức ra một bộ máy chính quyền nắm giữ mọi quyền lực của đất nước, thiết lập các chính sách chính trị- xã hội, ban hành và yêu cầu mọi người dân thực hiện pháp luật, điều tiết tất cả các hoạt động của đất nước.

Nhà nước thường được thiết lập thành một bộ máy bao gồm các cơ quan thực hiện các nhiệm vụ chuyên trách trong các lĩnh vực như các cơ quan nhà nước thực hiện quyền lập pháp tức cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan thực hiện quyền tư pháp.

Nhà nước là tổ chức duy nhất mang tính chất quyền lực nhà nước, đây chính là đặc điểm cơ bản để có thể nhận diện nhà nước với các tổ chức xã hội khác.

Quan điểm Mác – Lê nin về nguồn gốc nhà nước:

+ Theo quan điểm này nhà nước không xuất hiện hay ra đời từ những yếu tố siêu nhiên, mà nhà nước ra đời khi xã hội đã phát triển đến một cột mốc nhất định. Nhà nước ra đời gắn liền với sự xuất hiện của các giai cấp trong xã hội, các giai cấp này có sự đối kháng với nhau.

+ Nhà nước thực hiện nhiệm vụ điều tiết xã hội, thực hiện và bảo vệ các lợi ích chung trong toàn xã hội.

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Video liên quan

Chủ Đề