Viêm xoang có nên rửa mũi

Tôi nghe nói rửa mũi thường xuyên rất tốt cho người bị Viêm xoang mũi. Tôi lại bị bệnh này đã lâu, thường xuyên tắc mũi, ngạt mũi và hắt hơi. Chuyên gia có thể hướng dẫn tôi cách rửa mũi như thế nào? Dụng cụ và dụng dịch rửa mũi phải chuẩn bị những gì?

Trả lời:

Viêm xoang có nên rửa mũi

Chào bạn,
Rửa mũi hàng ngày không chỉ vệ sinh và làm sạch hốc mũi mà còn giúp giảm ngạt mũi trong những trường hợp: Cảm lạnh, viêm xoang mũi, dị ứng…
Bạn có thể làm theo hướng dẫn sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

Để  rửa mũi, bạn  cần một  bình chứa và nước muối. Bạn có thể mua bình chứa sẵn dung dịch, hoặc sử dụng một ống tiêm có bầu  hoặc bình  neti. Tất cả đều có sẵn tại các nhà thuốc.

Bước 2: Pha dung dịch muối

Nếu bạn chọn một bình có sẵn dung dịch rửa, hãy bỏ qua bước này. Nếu không, bạn có thể mua một loại bột để pha dung dịch muối và làm theo hướng dẫn trên nhãn hoặc tự làm. Bắt đầu với 1 – 2 cốc nước ấm. Thêm 1/4 – 1/2 thìa cà phê muối i-ốt và  một chút soda. Sử dụng nước cất vô trùng, hoặc đun sôi trước đó và làm mát  để pha dung dịch muối .

Bước 3: Tư thế rửa

Viêm xoang có nên rửa mũi

Nếu bạn đang sử dụng một chai bóp được, bình neti, hoặc ống tiêm, nghiêng về phía trước trên bồn rửa, khoảng một góc 45 độ. Nghiêng đầu để một lỗ mũi chỉ xuống bồn rửa.
Nghiêng đầu sang một bên

Bước 4: Đổ nước muối vào

Viêm xoang có nên rửa mũi

Đặt vòi của bình neti hay đầu của ống tiêm, chai nhựa mềm vào bên trong mũi của bạn. Đầu vào không được sâu hơn chiều dài ngón tay. Giữ miệng mở, bóp ống tiêm hoặc chai, hoặc nghiêng bình để đổ nước vào lỗ mũi của bạn. Nhớ  thở bằng miệng, không thở bằng mũi.

Bước 5: Để nước chảy

Viêm xoang có nên rửa mũi

Nước muối sẽ chảy vào 1 bên lỗ mũi và thoát ra khỏi lỗ mũi bên kia của bạn, đôi khi có thể chảy qua miệng. Tốt nhất nếu nước chảy qua miệng thì bạn nên nhổ nó ra chứ không nuốt vào.

Bước 6: Làm sạch mũi và lặp lại

Nhẹ nhàng xì mũi, làm sạch dịch còn đọng lại. Lặp lại quá trình này với lỗ mũi bên kia. Khi bạn thực hiện xong, hãy bỏ lượng nước để rửa còn dư đi và vệ sinh thật sạch sẽ các dụng cụ vừa sử dụng, để khô và cất vào nơi sạch sẽ, khô ráo.
Bạn có thể thấy kết quả chỉ sau một hoặc hai lần thực hiện. Tiếp tục làm thường xuyên kết quả thu được sẽ rất khả quan. Một nghiên cứu cho thấy rằng rửa mũi thường xuyên còn giúp kiểm soát được các triệu chứng xoang và thực sự cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Chúc bạn sức khỏe.

Video hướng dẫn thao tác rửa mũi:

Tìm mua Xoang Bách Phục tại nhà thuốc gần nhà TẠI ĐÂY

Có thể bạn quan tâm: Bệnh viêm xoang

Mũi nghẹt, sổ mũi do viêm xoang, hàng ngày hít phải khói bụi, hóa chất, khí lạnh…khiến bạn có cảm giác khó thở, khó chịu và mệt mỏi. Để “thoát khỏi” tình trạng này, xịt rửa mũi xoang là một trong những cách đơn giản nhưng mang lại hiệu quả không ngờ. Và hơn cả, xịt rửa mũi trong mùa dịch còn giúp ngăn chặn vi khuẩn, vi rút xuống sâu, tấn công hệ hô hấp.

Lý do mà bạn nên vệ sinh mũi xoang?

– Cơ chế tự làm sạch của mũi xoang:  Xoang là các hốc rỗng trong khối xương sọ, nằm xung quanh mũi ( 2 bên má, trên 2 xương hàm hoặc 2 bên sống mũi, cạnh hốc mắt; sau xương trán,…). Mũi và xoang thông nhau, cùng nhau thực hiện chức năng hô hấp, làm ấm, làm ẩm, lọc sạch không khí. Hàng ngày, niêm mạc mũi tiếp xúc nhiều với bụi bẩn, vi trùng…đi cùng hơi thở, theo cơ chế sinh lý các dị nguyên này sẽ được giữ lại ở tiền đình mũi bởi lớp lông mũi và lớp niêm dịch. Tương tự như mũi, xoang cũng được bao phủ bởi lớp niêm mạc và  lông chuyển. Khi không khí vào sâu hơn để lại các dị nguyên, lớp lông chuyển này sẽ tự động “quét sạch” chất nhày trong các xoang, đẩy qua ngách mũi, sau đó xuống họng hoặc ra cửa mũi, giữ cho xoang luôn thông thoáng. Tại cửa mũi, chất nhày cũng được niêm mạc tiết ra cùng với bụi bẩn, vi khuẩn,… keo dính lại tạo thành gỉ mũi. Đó chính là cơ chế tự làm sạch của mũi xoang

– Khi nào cần vệ sinh mũi xoang: Mũi xoang có cơ chế tự làm sạch. Tuy nhiên, quá trình hô hấp này đôi khi cũng bị “quá tải” hoặc không thể hoạt động trơn tru như khi virus viêm đường hô hấp xâm nhập gây bệnh hoặc chúng ta hít phải lượng lớn khói bụi, không khí ô nhiễm hoặc ở người có cơ địa mẫn cảm, người có bất thường về cấu trúc, vách ngăn mũi. Do đó, vệ sinh mũi xoang hàng ngày, làm sạch lớp gỉ mũi hoặc súc họng để loại bỏ chất tiết, bụi bẩn được xem là giải pháp “đắc lực” hỗ trợ giảm tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp, đặc biệt là đối với bệnh nhân viêm mũi, viêm xoang. 

Viêm xoang có nên rửa mũi
Xịt rửa mũi xoang giảm nghẹt mũi, sổ mũi,…ngăn ngừa viêm mũi xoang (Shutter)

Theo các chuyên gia y tế, khi có dấu hiệu viêm đường hô hấp trên, viêm mũi dị ứng, cảm cúm, viêm mũi xoang,… khiến cho chất nhầy đặc, nhiều, gây tắc nghẽn đường thông mũi xoang, mũi nghẹt, khó thở. Tăng cường rửa mũi xoang chính là giải pháp giúp đẩy dịch nhầy ra ngoài, làm thông thoáng đường thở.

Ngoài ra, người bệnh nên xịt rửa mũi xoang thường xuyên hơn khi tiếp xúc với không khí bẩn, khi ngứa mũi, khô mũi…và đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh này, bởi sẽ giúp hạn chế vi khuẩn vi rút xâm nhập sâu xuống cổ họng.

Vệ sinh mũi xoang nên lựa chọn sử dụng dung dịch nào? Bên cạnh phương pháp thường xuyên được nhiều người lựa chọn là nước muối sinh lý (0,9%) thì chúng ta có thể lựa chọn giải pháp ưu việt hơn có thành phần kết hợp từ nước muối biển và tinh dầu thảo dược, đặc biệt là đối với người có bệnh lý viêm mũi xoang. Theo PGS. TS Lương y Phùng Hòa Bình  (Nguyên trưởng bộ môn dược cổ truyền, Trường đại học Dược Hà Nội) bản thân nước muối 0.9% đã được xử lý rất sạch sẽ, cẩn thận và có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm dùng để xịt rửa mũi xoang rất tốt. Tuy nhiên, nếu có thể thì người bệnh có thể dùng nước muối biển kết hợp với tinh dầu thảo dược để tăng cường khả năng sát khuẩn cho vùng niêm mạc mũi xoang.

Nghẹt mũi, sổ mũi, chảy mũi, viêm mũi xoang tái phát. Hãy dùng Xịt rửa Mũi Xoang?

Khi người bệnh có triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi,…do viêm mũi, viêm xoang tái phát, vệ sinh mũi xoang không chỉ là làm sạch, tống khứ chất nhầy cho mũi xoang thông thoáng dễ thở mà còn là hỗ trợ điều trị triệu chứng bệnh. Do đó, người bệnh nên lựa chọn sử dụng các sản phẩm chuyên biệt dành cho mũi xoang.

Theo PGS.TS Phạm Thị Bích Đào, Giảng viên cao cấp Bộ môn Tai Mũi Họng – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Ngoài việc lựa chọn rửa mũi bằng nước muối sinh lý (0,9%) thì người bệnh cũng có thể lựa chọn sử dụng các sản phẩm xịt rửa mũi có thành phần chiết xuất từ Bạc hà, Tân di bởi các thành phần này giúp hỗ trợ cho quá trình xử lý bề mặt của niêm mạc mũi xoang, nhất là đối với những người có tiền sử bệnh viêm mũi xoang mạn tính bởi vì:

– Công dụng của Bạc hà sẽ làm cho bề mặt niêm mạc thoáng hơn và làm cho hốc mũi trở nên rộng hơn, các lỗ thông xoang trở nên thông thoáng khiến cho quá trình dẫn lưu sinh lý của mũi xoang được thực hiện trơn tru hơn.

– Còn Tân di thì có công dụng là sát khuẩn tự nhiên, bạn có thể dùng trong giai đoạn đầu của viêm xoang mãn tính tái phát với các triệu chứng chảy mũi, ngạt mũi, nặng đầu.

Hơn cả các sản phẩm xịt rửa mũi thông thường, Xịt rửa Mũi Xoang không chỉ có thành phần từ nước muối biển thiên nhiên mà còn kết hợp với tinh dầu thảo dược Tân di, Bạc hà cùng hệ chất giữ ẩm, dùng hàng ngày giúp làm sạch, ngăn ngừa và giảm các triệu chứng của viêm mũi, viêm xoang cấp – mạn tính.

Tác dụng kép: Không chỉ giúp làm sạch, sát khuẩn nhờ thành phần nước muối biển (0,9%) mà còn kết hợp cùng tinh dầu Tân di, tinh dầu Bạc hà (menthol) giúp chống dị ứng, sát khuẩn, thông mũi, tiêu viêm.

Chứa hệ chất dưỡng ẩm chuyên biệt PG + PEG: Công thức tối ưu chứa Propylene glycol và PEG – 40 hydrogenated castor oil giúp phục hồi độ ẩm tự nhiên cho mũi, tạo cảm giác sảng khoái, thoải mái hít thở

Đầu xịt phun sương tạo hạt mịn, phân tán rộng: Thiết kế chai với đầu xịt phun sương tạo hạt mịn, phân tán rộng, làm sạch sâu mũi xoang

Thongxoangtan.vn


Viêm xoang có nên rửa mũi