Vip big bang là gì

Âm nhạc

PICTURESQUE

  • Thứ hai, 11/4/2022 21:10 (GMT+7)
  • 21:10 11/4/2022

Không chỉ có thành tựu ở mảng âm nhạc, Big Bang còn là người khởi nguồn cho nhiều khái niệm quen thuộc của fan Kpop như lightstick, thời trang sân bay...

Vip big bang là gì

Lightstick đầu tiên của Kpop

Big Bang được truyền thông Hàn Quốc cũng như quốc tế ca ngợi là "ông hoàng Kpop" bởi các cống hiến, thành tích trong âm nhạc. Không chỉ có vị thế lớn trong ngành công nghiệp Kpop, Big Bang còn khiến nhiều người ghi nhớ bởi có công "khai phá" nhiều khái niệm mới cho nền công nghiệp giải trí Hàn Quốc, một trong số đó là lightstick - tức là loại đèn phát sáng dành cho fan, mang đặc trưng của các nhóm nhạc. Trước khi nhóm nhạc nhà YG cho ra đời Bangbong (tên gọi lightstick của Big Bang), các nhóm nhạc Kpop khác thường chọn một màu đặc trưng để đại diện cho mình, và người hâm mộ của nhóm sẽ mua các cây gậy phát sáng nhỏ theo đúng màu sắc ấy. Các nghệ sĩ sẽ nhận biết vị trí nhóm fan của mình trong bóng tối nhờ vào màu sắc từ gậy phát sáng. Tới năm 2007, G-Dragon đã tự thiết kế loại lightstick riêng dành cho VIP (tên fandom Big Bang), với màu vàng chủ đạo và hình dáng mô phỏng chiếc vương miện, gọi là Bangbong. Sự ra đời của Bangbong đã làm thay đổi văn hóa hâm mộ tại Kpop. Từ đó về sau, các nhóm nhạc lần lượt cho ra mắt các lightstick được thiết kế tỉ mỉ, mang đặc trưng riêng của mỗi nhóm, thay vì chỉ phân biệt qua màu sắc như trước đây. Ngày nay, nhóm nhạc nào tại Hàn Quốc cũng có lightstick được thiết kế riêng với tên gọi thú vị. Có thể kể tới Shabat của Shinee, MooBong của Mamamoo, Army Bombs của BTS...

Phát triển sự nghiệp solo khi nhóm chưa tan rã

Trước màn ra mắt solo của G-Dragon vào năm 2009, phát hành sản phẩm âm nhạc riêng là khái niệm không xuất hiện ở các nhóm nhạc thần tượng. Người hâm mộ mặc định chỉ các nhóm đã hoặc đang trên đà tan rã mới cho phép các thành viên phát hành album solo. Tuy nhiên, việc G-Dragon có sự nghiệp cá nhân thành công rực rỡ và không hề rời Big Bang một lần nữa đã mở ra thời đại mới cho các giọng ca của nhóm nhạc Kpop. Không chỉ G-Dragon, cả Tae Yang, Dae Sung và hai cựu thành viên là T.O.P và Seungri đều từng phát hành album cá nhân, gặt hái được thành công rõ rệt trên thị trường châu Á. Học theo cách thức hoạt động trên của Big Bang, nhiều nhóm nhạc bắt đầu cho phép thành viên phát hành album solo như một cách quảng bá danh tiếng, ra tăng độ nhận diện với khán giả đại chúng, chẳng hạn Gain (nhóm Brown Eyed Girls) solo vào năm 2010, HyunA (cựu thành viên 4minutes) phát hành sản phẩm độc lập đầu tiên vào năm 2010, Kim Sung Gyu (trưởng nhóm INFINITE) ra mắt solo vào năm 2012...

Loại hình mini-album

Bắt đầu từ ngành công nghiệp Kpop, tới nay khái niệm mini-album đã dần phổ biến toàn cầu. Đây là loại hình đĩa nhạc được nhiều nhóm ưa chuộng, liên tục lựa chọn khi trở lại với đường đua âm nhạc. Tên tuổi khởi đầu cho khái niệm mini-album cũng là Big Bang, với mini-album có tên Always (tháng 8/2007). Ca khúc chủ đề của album chính là Lies - một trong những bản hit lớn nhất và mang về Daesang đầu tay cho nhóm tại MKMA 2007 (ngày nay là giải MAMA). Trước Always, các nghệ sĩ Kpop thường phát hành full album (với 10 bài hát trở lên) hoặc các LPs (long-plays). Đôi khi có những nghệ sĩ lựa chọn phát hành single - tức loại hình sản phẩm chỉ chứa 1-2 bài hát. Tuy nhiên, các single không được ưa chuộng ở Hàn Quốc, đặc biệt trong giai đoạn văn hóa mua nhạc số chưa phát triển. Trong khi đó, full album hay LPs cần nhiều hơn 10 bài hát chất lượng để đưa vào đĩa nhạc, điều này khiến nhiều nghệ sĩ phải kéo dài thời gian trở lại với showbiz. Do đó, loại hình mini-album với 5-7 bài hát được xem là vừa vặn, phù hợp cho thị trường nghệ sĩ cần hoạt động liên tục trong năm như Kpop.

Thời trang sân bay

Không chỉ được nể trọng ở mảng âm nhạc, gu thời trang của G-Dragon cũng tạo dấu ấn riêng, khởi nguồn cho trào lưu mặc đẹp ở sân bay của các nghệ sĩ Hàn Quốc. Nam ca sĩ được coi là ông hoàng thời trang, thường xuyên tham dự các tuần lễ thời trang quốc tế, hợp tác với nhiều thương hiệu xa xỉ. Mỗi lần G-Dragon xuất hiện ở sân bay, trang phục của anh nhận được sự chú ý lớn trên truyền thông, khiến nhiều tay săn ảnh phải chờ ở sân bay để chụp trưởng nhóm Big Bang. Từ hiệu ứng trên, các ngôi sao Hàn Quốc khác bắt đầu chú trọng hơn vào trang phục ra sân bay, thay vì chỉ mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để dễ di chuyển đường dài. Hơn 10 năm trôi qua, khái niệm thời trang sân bay đã trở nên quen thuộc với cả nghệ sĩ và người hâm mộ, kéo theo sự xuất hiện của nhiều ngôi sao về mảng thời trang sân bay như Jessica Jung (cựu thành viên SNSD), Krystal, Mino (Winner), Seul Gi (Red Velvet), nhóm BlackPink...

Tuệ Lâm

big bang BTS HyunA Seungri Big Bang big bang solo g-dragon tae yang dae sung t.o.p

Bạn có thể quan tâm