10 bộ phim truyền hình pakistani hàng đầu năm 2022 năm 2022

Các hãng phát hành phim Pakistan đang tẩy chay bộ phim “Zero Dark Thirty” nói về cuộc săn lùng Osama bin Laden do có nhiều điều nhạy cảm chống lại nước này.

Ngoài ra, các đài truyền hình Pakistan cũng tẩy chay nhiều bộ phim truyền hình Mỹ đề cập tới đề tài chống khủng bố, trong đó có serie đình đám “Homeland.”

Pakistan là bối cảnh chính trong “Zero Dark Thirty” bởi đây chính là nơi ông trùm của al Qaeda lẩn trốn suốt nhiều năm trước khi bị phát hiện năm 2011, đúng 10 năm sau thảm kịch ngày 11/9. Song các rạp chiếu tại Pakistan vẫn quyết không nhập bộ phim này vì cho rằng nó có thể khiến nhiều người cảm thấy bị xúc phạm.

Sự tẩy chay này là một hình thức kiểm duyệt không chính thức ở đất nước Hồi giáo Nam Á, nơi mà YouTube đã bị chặn bốn tháng nay sau khi bộ phim được làm tại Mỹ, “Sự ngây thơ của người Hồi giáo” khiến những người theo đạo Hồi ở khắp nơi phẫn nộ.

“Zero Dark Thirty” từng đứng đầu bảng xếp hạng phòng vé tại Mỹ và được đề cử năm giải Oscar, song tại Pakistan, vụ việc về Bin Laden được coi như một vết nhơ trong lịch sử đất nước.

Ngày 2/5/2011, biệt đội đặc nhiệm SEAL của Mỹ đã tiêu diệt Bin Laden tại nơi ẩn náu ở Abbottabad, thị trấn đặt nhiều cơ sở quân sự của Pakistan.

Sự việc này khiến chính quyền Pakistan bị nhiều nghị sỹ Mỹ nghi ngờ là đã bao che cho nhân vật bị truy nã gắt gao nhất trong suốt nhiều năm liền, đồng thời gây ra rạn nứt trong mối quan hệ giữa hai quốc gia.

Ông Mohsin Yaseen, đại diện hãng phát hành phim Cinepax cho biết: “Chúng tôi cũng như mọi hãng khác đều không mua bản quyền ‘Zero Dark Thirty.’”

Ông miêu tả đây là “một bộ phim Mỹ chuyên nghiệp,” bất chấp những tranh cãi lớn tại Mỹ về các hình ảnh tra tấn khai thác tù nhân. Song theo Yaseen thì “bộ phim này có nhiều cảnh có thể khiến chúng tôi thấy mất mặt, điều này đi trái với lợi ích của nhà nước Pakistan.”

Chủ tịch hội đồng kiểm duyệt phim Pakistan chia sẻ với AFP rằng họ chưa hề xem qua “Zero Dark Thirty” bởi không hề có đề nghị nào cả. Bên cạnh việc tẩy chay nói trên, đài Max Media, đơn vị nắm bản quyền phát kênh Star World tại Pakistan đã từ chối chiếu các serie truyền hình Mỹ “Homeland” và “Last Resort” do có dính dáng tới đề tài chống khủng bố.

Trong “Last Rosort,” Mỹ có cuộc tấn công nguyên tử vào Pakistan và đất nước này cũng được đề cập tới trong "Homeland," với nội dung nói về một lính Hải quân Mỹ bị nghi ngờ là gián điệp al-Qaeda.

Một quan chức giấu tên của Max Media tiết lộ: “Chúng tôi tin rằng những serie như ‘Homeland’ và “Last Resort’ đều đi ngược lại lợi ích, lý tưởng và giá trị văn hóa của Pakistan.” Song nạn đĩa lậu tràn lan tại Pakistan cho phép người dân có thể xem thoải mái những "Zero Dark Thirty," "Homeland" và "Last Resort" tại gia.

Cả 3 tác phẩm này đều bán rất chạy và theo một nhân viên bán DVD tại Islamabad thì : “Chúng tôi chẳng hề bị đe dọa gì cả và cũng chẳng ai ngăn cấm chúng tôi bán những DVD này.”./.

Hội đồng tuyển chọn phim này hiện đang mời các hãng, các nhà làm phim, nhà sản xuất đưa phim tham gia tuyển chọn để tìm ra một bộ phim xuất sắc nhất gửi đi vòng loại Đề cử Phim nước ngoài. Hoạt động của Hội đồng dường như đang nhận được sự ủng hộ ngầm của chính phủ, mặc dù Hội đồng làm việc hoàn toàn độc lập.

Hội đồng do nhà làm phim từng giành giải Oscar Sharmeen Obaid-Chinoy làm Chủ tịch. Bộ phim tài liệu ngắn Saving Face (Cứu lấy khuôn mặt) của bà kể về cuộc sống của những phụ nữ bị tạt a-xít dã man ở Pakistan. Phim được trao tượng vàng của Viện Hàn lâm năm 2012. Các thành viên còn lại gồm nhà biên kịch Mohsin Hamid, người từng viết kịch bản cho phim The Reluctant Fundamentalist, đạo diễn Mehreen Jabbar và Akifa Mian, diễn viên Rahat Kazmi, đạo diễn kiêm diễn viên Framji Minwalla.

Trước đây, Pakistan chỉ có hai phim được gửi tới Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Mỹ kể từ khi bắt đầu có giải Oscar dành cho phim nước ngoài năm 1965. Đó là các phim Jago Hua Savera của đạo diễn Akhtar J Kardar năm 1959 và Ghunghat của đạo diễn Khawaja Khurshid Anwar năm 1963.

Đạo diễn người Anh gốc Pakistan Hammad Khan cho biết: “Trong suốt 50 năm qua, điện ảnh Pakistan không thể nghĩ đến việc đưa bất kỳ phim nào đi dự giải, đơn giản vì không thể làm được những tác phẩm xứng đáng. 50 năm, đất nước quay cuồng trong nội chiến, chiến tranh, khủng bố, nghèo đói, các vấn đề về an ninh và xã hội, cho nên không thể làm được một bộ phim ra hồn. Các bộ môn nghệ thuật, hay lĩnh vực văn hóa nói chung cũng vậy”.

Năm 2011, đạo diễn Hammad Khan có bộ phim Slackistan bị từ chối phát hành ở Pakistan nếu không chịu cắt một số cảnh. Và vị đạo diễn này đã cương quyết từ chối chỉnh sửa lại phim theo yêu cầu của Hội đồng duyệt phim.

Hammad Khan nói: “Nhiều năm qua, chiến tranh và và những quy định khắt khe trong tôn giáo đã khiến cho số lượng phim chiếu ngoài rạp giảm xuống vô cùng thấp. Thật là vô cùng sai lầm khi phớt lờ sức mạnh của điện ảnh trong sự phát triển của bất kỳ đất nước nào”.

Tuy nhiên, có thể thấy gần đây nền điện ảnh Pakistan đang từng bước trở lại. Ngành công nghiệp này đã phát hành tới 21 phim trong năm 2013, tính đến nay, sau một thời gian dài ngủ quên. Một trong số 21 phim này sẽ trở thành đại diện của điện ảnh Pakistan tham gia vòng loại để chọn ra các phim được đề cử Oscar Phim nước ngoài hay nhất. Hạn cuối cùng cho việc lựa chọn phim cuả Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Mỹ là 1-10.

Nền điện ảnh Pakistan hình thành từ năm 1947. Trong 10 năm từ 1959 đến 1969, nó đạt đến đỉnh cao huy hoàng. Rất nhiều ngôi sao hạng A xuất hiện và tỏa sáng rực rỡ vào thời kỳ này. Đầu những năm 60, bộ phim màu đầu tiên của Pakistan cũng ra mắt: Sangam của đạo diễn Zahir Raihan.

Những năm 70, do chiến tranh, do xung đột, nền điện ảnh Pakistan bắt đầu xuống dốc. Nhiều diễn viên, nhà làm phim, biên kịch, quay phim rời bỏ Pakistan sang Ấn Độ hoặc Bangladesh. Số lượng rạp chiếu cũng giảm dần.

Thời kỳ này, các chính sách cũng trở nên chặt chẽ và gắt gao hơn nhiều đối với phim ảnh. Các nhà làm phim được yêu cầu phải cân nhắc đến tất cả những yếu tố có thể động chạm đến chính trị, xã hội... Và điện ảnh khi đó trở thành những cảnh quan đẹp về chính trị, chứ không phản ánh gì cả. Thời gian này, sự bùng nổ của băng video, cộng với việc dễ dàng sao chép rất nhiều phim nước ngoài cũng góp phần đẩy nền điện ảnh Pakistan rớt xuống sâu hơn.

Từ đó cho đến cuối thập niên 80, điện ảnh rơi vào khủng hoảng. Bị kiểm soát quá chặt chẽ, chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tôn giáo và chính trị, hàng loạt rạp chiếu bị xóa bỏ, áp thuế cao đối với phim ảnh đã khiến cho phần đông khán giả quay lưng lại với điện ảnh. Chỉ còn 11 hãng phim sản xuất được khoảng 100 phim trong vòng 10 năm.

Qua giai đoạn này, sang đầu thế kỷ 21 điện ảnh dần hồi phục. Một số nhà làm phim trẻ quyết định phải sử dụng tất cả những gì mình có trong tay để khôi phục lại thói quen xem phim của khán giả. Một kênh phát sóng mới dành cho phim mang tên Filmania được thành lập, nhằm giới thiệu các tác phẩm điện ảnh tới khán giả cả nước. Năm 2009, Phong trào điện ảnh mới Pakistan được thành lập, thu hút tới 1400 thành viên tham gia. Họ trở thành những người đưa điện ảnh trở lại với công chúng rộng khắp cả nước. Nhiều luật lệ khắt khe cũng được dỡ bỏ, giúp các nhà làm phim thoải mái hơn trong việc lựa chọn đề tài và thể hiện cách nhìn về cuộc sống, xã hội.