100 công ty cho vay trang trại hàng đầu được xếp hạng theo khối lượng đô la năm 2022

Năm 2019, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế lớn gia tăng, thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế biến động mạnh. Đây cũng là một năm đầy biến động khó lường và những rủi ro vẫn bất chợt cho nền nông nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, mức độ hội nhập ngày càng sâu rộng với việc thực hiện hàng loạt các FTA thế hệ mới, nông sản Việt bắt buộc phải cạnh tranh sòng phẳng với các quốc gia mạnh về nông nghiệp trên toàn thế giới. Song với sự kiên định mục tiêu của Chính phủ, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, hệ thống Ngân hàng Việt Nam, trong đó có Agribank có sự phát triển đầy ấn tượng, đóng góp quan trọng vào thành quả của nền kinh tế. Tăng trưởng của Việt Nam đạt 7,02%, là một trong những nền kinh tế có mức tăng trưởng cao nhất trong khu vực và thế giới. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản vẫn đạt trên 41 tỷ đô la Mỹ, số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tiếp tục tăng. 

Là ngân hàng đầu tư chủ lực cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nguồn vốn Agribank chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ gần 2 triệu tỷ đồng đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam. Agribank tiên phong, chủ lực triển khai hiệu quả 7 chương trình tín dụng chính sách và 2 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Riêng cho vay xây dựng nông thôn mới, Agribank đã triển khai đến 100% số xã trên cả nước, có đóng góp rất tích cực đối với thành công vượt bậc của thành quả xây dựng nông thôn mới nước ta khi 54% số xã và 110 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành trước thời hạn gần 2 năm.

Đồng hành cùng nền nông nghiệp Việt Nam

Theo thông tin (Vietnamnet ngày 13/02/2020), lũy kế từ đầu tháng 2/2019 đến ngày 11/2/2020, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 8.548 xã thuộc 667 huyện của 63 tỉnh, thành phố. Tổng số lợn tiêu hủy là gần 6 triệu con lợn, với tổng trọng lượng là 342.091 tấn (chiếm khoảng 9% tổng trọng lượng lợn của cả nước); riêng huyện Bình Lục, Hà Nam, nơi được xem là vùng chăn nuôi lợn lớn nhất miền Bắc, phải tiêu hủy hơn 42.000 con lợn; nhiều hộ chăn nuôi không còn khả năng trả nợ. Vì vậy, trong số 400 tỷ đồng vay vốn chăn nuôi lợn ở Bình Lục, Agribank đã phải cơ cấu lại nợ tới gần 80 tỷ. Để tạo mọi điều kiện cho các hộ chăn nuôi, Agribank Hà Nam nói riêng, và toàn hệ thống Agribank nói chung đã áp dụng nhiều biện pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ như: gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, hoặc gia hạn trả lãi suất tiền vay. Trong trường hợp các hộ gia đình có nhu cầu vay để đầu tư lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt mới thì Agribank cũng luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu. Theo đó, trong năm 2019, Agribank đã cho vay ngành chăn nuôi lợn 25.000 tỷ đồng, hỗ trợ người chăn nuôi lợn bị thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi. 

Đối với ông Phạm Bá Huỳnh (xã Ngọc Lũ, Bình Lục, Hà Nam) – một trong những người giàu nhất xã nhờ chăn nuôi lợn thì: “Gần như những người chăn nuôi ở đây không có ai là không nợ ngân hàng. Năm 2017, tôi gần như mất trắng tay, cũng may có nguồn vốn của Agribank, tôi mới có thể gây dựng và phát triển lại trang trại”.

Từ đầu năm 2019, Agribank đã cho vay hỗ trợ thu mua lúa gạo doanh số đạt trên 7.000 tỷ đồng chiếm 40% doanh số cho vay của toàn ngành. Để tạo thuận lợi, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn vay và sử dụng dịch vụ ngân hàng, trong năm 2019, Agribank 2 lần chủ động giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng và các lĩnh vực ưu tiên, các chương trình tín dụng chính sách. Hiện nay lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên của Agribank thấp hơn trần quy định của NHNN, thể hiện sự quyết tâm của Agribank trong việc tiên phong, nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và NHNN về điều hành lãi suất, thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ khách hàng, đưa tín dụng ngân hàng tiếp tục phát huy vai trò thúc đẩy, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế đất nước, góp phần tạo những bước bứt phá trong tái cơ cấu nền nông nghiệp Việt Nam.

Trong những ngày đầu năm 2020, trước tình hình dịch Viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (sau đây viết tắt là dịch nCoV) diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân. ngày 4/2/2020, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ban hành văn bản số 541/NHNN-TD về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng của dịch Corona.  Ngay sau đó một ngày, ngày 05/02/2020, Tổng Giám đốc Agribank ban hành văn bản chỉ đạo các chi nhánh trên toàn hệ thống triển khai các giải pháp tín dụng hỗ trợ khách hàng khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng của dịch Corona (dịch nCoV), thể hiện tinh thần quyết liệt cùng ngành Ngân hàng và cộng đồng chung tay vượt qua khó khăn, kiên định cùng Chính phủ giữ vững các chỉ tiêu vĩ mô.

100 công ty cho vay trang trại hàng đầu được xếp hạng theo khối lượng đô la năm 2022

Theo đó, Tổng Giám đốc Agribank chỉ đạo các chi nhánh tổ chức rà soát, nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, mức độ thiệt hại của khách hàng vay vốn do ảnh hưởng bởi dịch nCoV, trong đó lưu ý các khách hàng hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn, nông nghiệp, xuất khẩu, đặc biệt các doanh nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu và xuất khẩu thị trường Trung Quốc, có nhiều lao động người Trung Quốc, các doanh nghiệp đầu mối các mặt hàng nông sản khó bảo quản, thời gian thu hoạch và tiêu thụ ngắn, các vùng sản xuất hàng hóa lớn như khu vực Tây Nguyên, Tây Nam bộ, duyên hải miền Trung…Trong những ngày đầu năm 2020, trước tình hình dịch Viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (sau đây viết tắt là dịch nCoV) diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân. ngày 4/2/2020, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ban hành văn bản số 541/NHNN-TD về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng của dịch Corona.  Ngay sau đó một ngày, ngày 05/02/2020, Tổng Giám đốc Agribank ban hành văn bản chỉ đạo các chi nhánh trên toàn hệ thống triển khai các giải pháp tín dụng hỗ trợ khách hàng khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng của dịch Corona (dịch nCoV), thể hiện tinh thần quyết liệt cùng ngành Ngân hàng và cộng đồng chung tay vượt qua khó khăn, kiên định cùng Chính phủ giữ vững các chỉ tiêu vĩ mô.

Đồng thời, các Chi nhánh Agribank chủ động làm việc với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch nCoV để kịp thời áp dụng các biện pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khách hàng như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ; xem xét miễn, giảm lãi tiền vay; linh hoạt đối tượng đầu tư thay thế phù hợp; cân đối, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn, cho vay mới nhằm duy trì và ổn định sản xuất, kinh doanh.

Góp phần hình thành các mô hình tổ chức sản xuất hiện đại

Trong những năm qua, Chính phủ cùng các bộ ngành đã chú trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao. Để khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tại Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 7/3/2017, Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước triển khai chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch (chương trình 100.000 tỷ đồng). Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định 813/QĐ-NHNN ngày 24/4/2017 hướng dẫn các tổ chức tín dụng cho vay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/3/2017 về quy định tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch. Các ngân hàng thương mại, đặc biệt là Agribank đã tích cực hưởng ứng chủ trương trên của Chính phủ và các bộ ngành. Theo đó, 8 ngân hàng thương mại tham gia đã đăng ký cho vay theo chương trình với số tiền đăng ký trên 100 nghìn tỷ đồng, riêng Agribank không hạn chế về vốn và dành quy mô tối thiểu 50.000 tỷ đồng cho lĩnh vực này.

Đến nay, doanh số cho vay lũy kế theo Chương trình khoảng 53.000 tỷ đồng, dư nợ đạt hơn 38.000 tỷ đồng với hơn 17.000 khách hàng đang có dư nợ (hơn 270 khách hàng doanh nghiệp và hơn 16.730 khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, chủ trang trại, tổ hợp tác,...), trong đó tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm khoảng 90% tổng dư nợ của chương trình. Doanh số cho vay nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Agribank đạt trên 20.000 tỷ đồng chiếm trên 37% tổng nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực này.

Bắt đầu từ tháng 11/2016, Agribank triển khai chương trình tín dụng ưu đãi quy mô tối thiểu 50.000 tỷ đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch. Dư nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch năm 2017 đạt 5.705 tỷ đồng, doanh số cho vay đạt 11.565 tỷ đồng với 3.877 khách hàng tại 24 chi nhánh. Đến 30/6/2018, dư nợ đạt 5.180 tỷ đồng, doanh số cho vay đạt 16.505 tỷ đồng tại 30 chi nhánh trên toàn quốc. Đến cuối tháng 9/2019, dư nợ lĩnh vực này tiếp tục ổn định và đạt 5.221 tỷ đồng, doanh số cho vay chương trình này đạt trên 20.000 tỷ đồng. Mới đây, Agribank vinh dự nhận giải thưởng Ngân hàng hỗ trợ đầu tư cho nông nghiệp công nghệ cao bởi những nỗ lực không ngừng cho sự phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao.

100 công ty cho vay trang trại hàng đầu được xếp hạng theo khối lượng đô la năm 2022

Agribank đã dành nhiều ưu đãi cho khách hàng vay vốn phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao. Cụ thể, Agribank giảm lãi suất cho vay từ 0,5%/năm đến 1,5%/năm cho khách hàng tham gia vào chuỗi sản xuất nông nghiệp sạch, tùy từng trường hợp cụ thể khi khách hàng tham gia vào các khâu khác nhau của quá trình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao: cung ứng vật tư đầu vào, sản xuất hoặc tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, khách hàng vay vốn theo chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch của Agribank được miễn phí chuyển tiền trong hệ thống Agribank, giảm 50% theo mức phí quy định hiện hành của Agribank đối với chuyển tiền ngoài hệ thống Agribank…

Không ngừng nỗ lực cải tiến quy trình, phương pháp cho vay, tiết giảm chi phí để mở rộng đầu tư tín dụng thông qua đơn giản hoá thủ tục giúp khách hàng tiếp cận vốn vay một cách nhanh chóng. Agribank đồng thời triển khai các giải pháp để rút gọn thời gian thẩm định dự án, phương án vay vốn và nâng định mức cho vay cho khách hàng để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quá trình tiếp cận vốn vay của Agribank. Bên cạnh đó, Agribank giảm dần lãi suất cho vay và cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước; tăng cường phối hợp chặt chẽ với các chính quyền địa phương nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho khách hàng như về hạn mức vốn vay, tài sản thế chấp….

Bà Nguyễn Thị Phượng, Phó Tổng Giám đốc Agribank cho biết: "Hiện nay thì toàn ngành ngân hàng và trong đó đặc biệt là Agribank cũng đang đồng hành với nền sản xuất nông nghiệp cũng như nền kinh tế, không chỉ là đầu tư cho các dự án nông nghiệp sạch, mà chúng tôi cũng đang hướng dòng tín dụng đến những dự án xanh để bảo vệ môi trường một cách bền vững nhất. Và chúng tôi cũng rất mong sẽ có những cơ chế, chính sách hỗ trợ cho những dự án xanh. Ngân hàng sẽ áp dụng những chương trình hỗ trợ về mặt lãi suất để làm sao giữa người sản xuất với ngân hàng đều mang đến cho xã hội hiệu quả, tích cực chung".

Bám sát chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, triển khai đồng bộ, hiệu quả nhiều giải pháp phù hợp, 2019 tiếp tục là một năm thành công của Agribank. Các chỉ số về hiệu quả kinh doanh tăng cao. Tổng tài sản đạt trên 1,45 triệu tỷ đồng. Nguồn vốn đạt trên 1,34 triệu tỷ đồng. Tổng dư nợ và đầu tư đạt trên 1,3 triệu tỷ đồng, trong đó cho vay nền kinh tế đạt trên 1,12 triệu tỷ đồng. Thu dịch vụ đạt gần 6.700 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức thấp 1,47%. Thu nợ sau xử lý đạt trên 12.000 tỷ đồng, đặc biệt hoàn thành việc mua lại trước hạn toàn bộ các khoản nợ đã bán cho VAMC, rút ngắn lộ trình sớm hơn 2 năm trong việc xử lý nợ xấu, được đánh giá là một trong số ngân hàng có kết quả xử lý nợ xấu tốt nhất hệ thống tổ chức tín dụng, tham gia phát triển thị trường mua bán nợ tại Việt Nam để đẩy nhanh tiến độ xử lý, thu hồi nợ xấu theo Nghị quyết 42 của Quốc hội.

Kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2019, Agribank tiếp tục được khẳng định vị trí Quán quân các NHTM được vinh danh Top10 Bảng xếp hạng VNR500; Ngân hàng hỗ trợ đầu tư nông nghiệp công nghệ cao tiêu biểu; Ngân hàng tiêu biểu vì cộng đồng; là một trong số doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, có đóng góp tích cực đối với ngân sách nhà nước.

Ngô An