Bài tập tính tỷ giá giao dịch trái phiếu năm 2024

Sở GDCK Hà Nội cho hay: Các tổ chức phát hành có giá trị TPDN riêng lẻ đăng ký giao dịch lớn nhất gồm Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh (HDBANK) với 21.920 tỷ đồng/27 mã trái phiếu, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam 19.950 tỷ đồng/10 mã trái phiếu, Ngân hàng TMCP Quân đội 18.305 tỷ đồng/42 mã trái phiếu, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 14.955 tỷ đồng/35 mã trái phiếu và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 13.255 tỷ đồng/20 mã trái phiếu.

Trong tháng 10/2023, tổng khối lượng giao dịch TPDN riêng lẻ toàn thị trường đạt 102.685.383 trái phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 29.292,27 tỷ đồng. Tính bình quân, khối lượng giao dịch đạt hơn 4,66 triệu trái phiếu/phiên, giá trị giao dịch đạt hơn 1.331,47 tỷ đồng/phiên, gấp 2,5 lần so với tháng 9. Trong đó, trái phiếu có giá trị giao dịch cao nhất là trái phiếu Công ty TNHH bất động sản Lan Việt với 3.827,1 tỷ đồng, tiếp theo là trái phiếu Công ty TNHH Kinh doanh nội thất Luxury Living với 3.469,5 tỷ đồng, trái phiếu Công ty cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Vinfast với 2.226 tỷ đồng, trái phiếu Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam với 2.033,1 tỷ đồng và trái phiếu Công ty Cổ phần Phú Thọ Land với 1.771,4 tỷ đồng.

Trong tháng 10/2023, thị trường TPDN riêng lẻ có thêm 7 thành viên giao dịch mới gồm CTCP Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam), CTCP Chứng khoán HD, CTCP Chứng khoán Rồng Việt, CTCP Chứng khoán TPHCM, CTCP Chứng khoán Vietcap, Công ty TNHH Chứng khoán SHINHAN Việt Nam và CTCP Chứng khoán Stanley Brothers, nâng tổng số thành viên giao dịch lên 20 thành viên.

Trên thị trường sơ cấp, tổng số đợt đăng ký phát hành trong tháng 10/2023 là 40 đợt đăng ký trong nước với tổng giá trị đăng ký là 45.746 tỷ đồng. Tổng số đợt phát hành thành công trong tháng là 42 đợt với tổng giá trị phát hành là 44.894 tỷ đồng, kỳ hạn phát hành bình quân 3,9 năm, lãi suất phát hành bình quân là 8,38%, trong đó, toàn bộ là phát hành trong nước.

Về tình hình giao dịch TPDN riêng lẻ trên hệ thống giao dịch tập trung, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho hay: Sau hơn 3 tháng đi vào hoạt động, Sở GDCK Hà Nội đã phối hợp với các thành viên cũng như với các doanh nghiệp vận hành một cách an toàn, thông suốt hoạt động của hệ thống giao dịch này.

Quy mô của thị trường và thanh khoản đã có bước tăng trưởng, tính đến 31/10 thị trường đã tiếp nhận và đưa vào giao dịch 451 mã trái phiếu của 114 DN với giá trị đăng ký giao dịch đạt khoảng 336.768 tỷ đồng.

Về quy mô giao dịch, tính đến hết phiên giao dịch 31/10/2023 thì tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 49.392 tỷ đồng tính bình quân thì giá trị giao dịch đạt 676,6 tỷ đồng/phiên.

Riêng trong tháng 10, giá trị toàn thị trường đạt 29.292 tỷ đồng bình quân giá trị giao dịch khoảng 1.331 tỷ đồng/phiên.

Lãnh đạo Bộ Tài chính cho hay, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở GDCK Việt Nam cũng như Sở GDCK Hà Nội tiến hành giám sát và kiểm tra và sẽ xử lý nghiêm theo quy định pháp luật nếu như các DN đã phát hành trái phiếu mà không thực hiện đăng ký giao dịch trên hệ thống này theo quy định của pháp luật.

Trường hợp đầu tư vào nhiều chứng khoán, hình thành nên danh mục đầu tư, tỷ suất lợi nhuận của danh mục đầu tư được tính bằng hai phương pháp: Phương pháp tỷ trọng và phương pháp xác xuất, như sau:

Trong đó:

Ví dụ 4: Tính tỷ suất lợi nhuận của một danh mục đầu tư chứng khoán của ông TH, với các thông tin như Bảng 3.

Bảng 3: Ví dụ 4

Tình trạng nền kinh tế

Xác xuất

Đầu tư 50% vào chứng khoán X

Đầu tư 50% vào chứng khoán Y

Danh mục đầu tư

1

2

3

4

5

Tăng trưởng

40%

30%

-5%

12,50%

Bùng nổ

60%

-10%

25%

7,50%

Tổng cộng

100%

6%

13%

Nguồn: Nguyễn Trung Trực, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 1

Tỷ suất sinh lời của danh mục đầu tư:

Ep(R) = 0,40*12,50% +0,60*7,50% =6%

Khi đầu tư vào trái phiếu và cổ phiếu (gọi chung là chứng khoán) ở nước ngoài nhà đầu tư cần chú trọng thêm các yếu tố tăng trưởng GDP (Gross Domestic Product), lạm phát, lãi suất, tỷ giá,…ở nước sở tại, vì các yếu tố này tác động đến tỷ suất lợi nhuận đầu tư chứng khoán.

Yếu tố tăng trưởng GDP

Tăng trưởng GDP sẽ tác động đến tăng trưởng doanh thu, tăng trưởng lợi nhuận, thu nhập một cổ phiếu… do đó tác động đến tỷ suất lợi nhuận chứng khoán

Yếu tố rủi ro

Có thể kể đến các rủi ro về lãi suất; Rủi ro về vỡ nợ của đơn vị phát hành; Rủi ro về chính trị; Rủi ro lạm phát, rủi ro không thanh toán; Rủi ro về tỷ giá hối đoái.

Trong phạm vi bài viết này chúng ta quan tâm đến lãi suất đầu tư ở nước ngoài và biến động tỷ giá.

Các nhà đầu tư khi đầu tư ra nước ngoài, ngoài việc phân tích đánh giá các yếu tố về chính trị, kinh tế, văn hóa... cần chú trọng nguyên tắc đầu tư vào quốc gia có xu hướng giá trị đồng tiền nước sở tại tăng giá để gia tăng tỷ suất lợi nhuận chứng khoán.

Thực trạng tỷ suất lợi nhuận đầu tư chứng khoán tại các thị trường chứng khoán nước ngoài

Tỷ suất lợi nhuận đầu tư chứng khoán tại các thị trường chứng khoán nước ngoài khi đồng tiền nước đầu tư tăng giá

Ví dụ 5: Ngày 01/01/2022, bà MP đầu tư 226.000.000 đồng để mua trái phiếu của công ty K ở Hoa Kỳ với lãi suất coupon nhận hàng năm là 6%, tỷ giá 22.600 VND/USD (Việt Nam đồng/Dollar). Đến ngày 31/12/2022, bà MP bán toàn bộ trái phiếu bằng giá mua ban đầu và nhận trái tức với tỷ giá 23.600 VND/USD. Tỷ suất lợi nhuận của bà MP được tính như sau:

Số USD mà bà MP có được khi quy đổi vào ngày 01/01/2022:

Vốn gốc và lãi bà MP có được vào ngày 31/12/2022

10.000 (1+6%) = 10.600 USD

Vốn gốc và lãi quy đổi ra VND vào ngày 31/12/2022: 23.600 * 10.600 = 250.160VND

Tỷ suất sinh lời của trái phiếu này:

Tỷ suất lợi nhuận đầu tư chứng khoán tại các thị trường chứng khoán nước ngoài khi đồng tiền nước đầu tư giảm giá

Tiếp tục ví dụ 5 trên, nếu tỷ giá 31/12/2022 là 22.400 (đồng USD giảm giá), số USD mà bà MP có được khi quy đổi vào ngày 01/01/2022:

Bài tập tính tỷ giá giao dịch trái phiếu năm 2024

Vốn gốc và lãi bà MP có được vào ngày 31/12/2022

10.000 (1+6%) = 10.600 USD

Vốn gốc và lãi quy đổi ra VND vào ngày 31/12/2022: 22.400 * 10.600 = 237.440.00VND

Tỷ suất suất sinh lời cuả khoản đầu tư này:

Các kết quả tính toán cho thấy:

Khi USD tăng giá từ 22.600 (1/1/2022) lên 23.600 (31/12/2022) thì tỷ suất sinh lời bà MP có được tăng từ 6%/năm lên 10,69% (Tăng 3,69%/năm).

Khi USD giảm giá từ 22.600 (1/1/2022) giảm còn 22.400 (31/12/2022) thì tỷ suất sinh lời của bà MP giảm từ 6%/năm xuống 5,06% (Giảm 0,94%/năm).

Điều này nói lên, khi đầu tư tiền vào chứng khoán tại các thị trường chứng khoán nước ngoài mà tương lai đồng tiền của quốc gia đó tăng giá sẽ làm tăng tỷ suất sinh lời của nhà đầu tư nói chung, đầu tư chứng khoán tại nước ngoài nói riêng và ngược lại. Đây là lợi thế khi đầu tư ra nước ngoài, trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.

Đề xuất phương pháp tính tỷ suất lợi nhuận đầu tư chứng khoán tại các thị trường chứng khoán nước ngoài

Trên cơ sở những phân tích nêu trên, để tính tỷ suất lợi nhuận khi đầu tư chứng khoán tại các thị trường chứng khoán nước ngoài một cách nhanh chóng và chính xác, tác giả đề xuất xây dựng công thức tính tỷ suất lợi nhuận như sau:

Gọi: rvn: Tỷ suất lợi nhuận khi đầu tư chứng khoán ở nước ngoài

rfm: Lãi suất coupon

rfx =

Tỷ giá cuối kỳ

: (Tỷ lệ thay đổi tỷ giá )

Tỷ giá đầu kỳ

Theo quy luật ngang chung giá hay quy luật ngang giá lãi suất, có:

(1+rvn) = (1+rfm) (1+rfx)

-> rvn = (1+rfm) (1+rfx) – 1 (3)

Áp dụng công thức (3) vào trường hợp 2.1

rvn = (1+6%)* [1+(23.600/22.600)] -1= 10,69%

rvn = (1+6%)* [1+(23.400/22.600)] -1= 5,06%

Với công thức đề xuất trên, nhà đầu tư sẽ nhanh chóng tính được tỷ suất lợi nhuận đầu tư chứng khoán tại các thị trường chứng khoán nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.