Các tiêu chí để đánh giá performance của 1 giảng viên

Giảng viên nội bộ luôn là đối tượng chủ chốt được tập trung đào tạo tại doanh nghiệp. Việc tổ chức các khóa học hiệu quả cho đối tượng này mang lại nhiều giá trị và tiết kiệm chi phí khá lớn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, làm sao để đánh giá hiệu quả các chương trình đào tạo giảng viên nội bộ để có thể đề xuất khóa học phù hợp hay thuyết phục ban lãnh đạo đồng ý duyệt dự án của bạn? 

Dưới đây là 04 cấp độ mà người phụ trách, quản lý Đào tạo có thể tham khảo để đánh giá hiệu quả đào tạo giảng viên nội bộ. Các đánh giá này thông qua mức độ hài lòng sau khóa đào tạo, kiến thức đã học, thay đổi của hành vi hay dựa trên mức độ hoàn thành các KPIs của đội ngũ giảng viên nội bộ.

[Các nội dung này dựa trên kinh nghiệm tổ chức chương trình đào tạo giảng viên nội bộ – Train The Trainer 3+ của VMP Academy]

Cấp độ 1: Reaction – Mức độ hài lòng của Giảng viên nội bộ sau đào tạo?

Đánh giá hiệu quả đào tạo giảng viên nội bộ cấp độ 01: Mức độ hài lòng của giảng viên nội bộ sau đào tạo.

Việc đánh giá hiệu quả đào tạo giảng viên nội bộ dễ thực hiện nhất là đánh giá ngay sau khóa học. Theo đó, người quản lý Đào tạo sẽ chuẩn bị sẵn một bảng đánh giá và cho giảng viên làm ngay sau khóa học để thu thập cảm nghĩ của họ. 

Bên cạnh đó, phụ trách Đào tạo có thể hỏi trực tiếp giảng viên về những điều họ cảm thấy giá trị sau khóa học. Dựa vào cách phản ứng của học viên, nhà phụ trách Đào tạo có thể biết được hiệu quả của chương trình đào tạo, thông qua việc quan sát xem học viên có hào hứng khi trả lời hay không, học viên có mong muốn tham gia vào các chương trình đào tạo tiếp theo hay không,… Đừng quên ghi hình lại để làm “bằng chứng” chứng minh hiệu quả đào tạo khi báo cáo với cấp trên.

Cấp độ 2: Learning – Học viên đã học được những gì?

Ở cấp độ 2, nhà phụ trách Đào tạo đánh giá xem học viên đã học được những gì.

Nhà quản lý Đào tạo cần chuẩn bị một bài test để Giảng viên làm vào hai thời điểm trước và sau khóa học, với mục đích đo lường mức độ thay đổi về kiến thức của họ. Theo đó, nội dung được nêu trong bài test sẽ bao gồm những kiến thức học viên đã nắm rõ nhưng chưa áp dụng được, những kiến thức mới, những kiến thức cũ nhưng biết ở mức sơ đẳng,…

Ngoài việc đo lường kiến thức của Giảng viên để đánh giá hiệu quả đào tạo, việc làm bài test cũng giúp chính bản thân họ biết được mình đang ở mức độ nào và cần trau dồi thêm những kiến thức, kỹ năng gì để có thể làm tốt công việc hiện tại. Từ đó, học viên chuẩn bị tâm thế chủ động tham gia khóa học và chương trình đào tạo cũng đạt được hiệu quả cao hơn. 

VMP dành tặng đến bạn mẫu đo lường hiệu quả đào tạo cấp độ 2. Bạn có thể xem đây là một biểu mẫu để dựa vào và điều chỉnh để đưa ra được một bài đánh giá năng lực phù hợp với doanh nghiệp.

Cấp độ 3: Behavior – Giảng viên có áp dụng được kỹ năng vào công tác giảng dạy?

Cấp độ 03: Đánh giá hiệu quả đào tạo giảng viên nội bộ thông qua hành vi.

Đánh giá hiệu quả đào tạo giảng viên nội bộ cấp độ 3 được thực hiện thông qua việc đo lường hành vi của học viên sau khóa học. Theo đó, việc đo lường hành vi của học viên cần có một khoảng thời gian tương đối dài [có thể là 1 – 2 tuần sau khóa học hoặc hơn].

Nhà quản lý Đào tạo dựa vào 39 tiêu chí đánh giá kỹ năng giảng dạy để đánh giá, đo lường so sánh sự thay đổi về mặt hành vi của giảng viên nội bộ trước và sau khi tham gia khoá học. Trong quá trình quan sát, đánh giá, nhà quản lý Đào tạo có thể thấy được giảng viên có thay đổi cách dạy của mình không, giảng viên có áp dụng đầy đủ các bước mở đầu khóa học theo I.VMP không, có áp dụng được kỹ thuật phá băng – Icebreaker hay không,… qua đó rút ra kết luận khóa đào tạo có hiệu quả hay không.

Nếu thấy giảng viên nội bộ không có bất kỳ thay đổi nào, nhà quản lý Đào tạo có thể hỏi trực tiếp để tìm ra vướng mắc và hỗ trợ giải quyết, bằng cách hướng dẫn trực tiếp hoặc đào tạo lại để giảng viên có thể áp dụng một cách thuần thục kỹ năng vào công việc. 

Cấp độ 4: Result – Hiệu quả các chương trình đào tạo có cải thiện không?

Cấp độ 04: Đánh giá hiệu quả đào tạo thông qua hiệu quả công việc.

Mọi khóa đào tạo trong doanh nghiệp đều hướng về một mục đích duy nhất đó là giúp người nhân viên nâng cao năng lực, để họ có thể hoàn thành công việc của mình với kết quả tốt hơn. Theo đó, khoá đào tạo giảng viên nội bộ được xem là mang lại giá trị khi và chỉ khi hiệu quả của các chương trình đào tạo do những giảng viên này đứng lớp được cải thiện.

Thông thường, kết quả công việc của người giảng viên nội bộ sẽ được đo lường dựa trên tổng số giờ đào tạo/nhân viên, chi phí đào tạo, tổng số giờ đào tạo trung bình/nhân viên… Lúc này, phụ trách Đào tạo đo lường hiệu quả dựa trên mức độ hoàn thành công việc của giảng viên trước và sau khóa đào tạo. Và công cụ đo lường hữu hiệu nhất lúc này là KPIs.

Lấy một ví dụ để dễ hình dung, trước khi tham gia khóa học, giảng viên nội bộ A chưa đạt được mức KPIs như mong muốn. Sau khóa đào tạo, quản lý Đào tạo xem xét kết quả thực hiện công việc của A có được cải tiến hay không thông qua mức độ hoàn thành KPIs. Nếu A đạt KPIs chứng tỏ chương trình đào tạo giảng viên nội bộ hiệu quả, nếu chưa, phụ trách Đào tạo cần tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục.

Tạm kết về đánh giá hiệu quả đào tạo giảng viên nội bộ

Đánh giá hiệu quả đào tạo giảng viên nội bộ sẽ dễ dàng hơn với 04 cấp độ. Việc đánh giá sau mỗi chương trình đào tạo là vô cùng cần thiết cho doanh nghiệp, nó không chỉ giúp xác định “GAP” trong kiến thức, thái độ hành vi của người học, mà còn giúp các nhà phụ trách Đào tạo xây dựng các chương trình đào tạo hiệu quả hơn trong tương lai. 

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Video liên quan

Chủ Đề