Cách sử dụng nhung hươu ngâm rượu

Nhung hươu tươi ngâm rượu vốn từ lâu đã được coi là một trong những bài thuốc quý, tốt cho sức khỏe con người. Theo Đông y, nhung hươu có vị ngọt, tính ôn, mặn khi được kết hợp chung với rượu sẽ có tác dụng bổ thận tráng dương mạnh mẽ, được dùng trong các trường hợp suy giảm chức năng sinh lý, thận dương kém, liệt dương, hoạt tinh, đau lưng, chân tay lạnh, phụ nữ kinh nguyệt không đều, tử cung lạnh, tắc tia sữa, … Đặc biệt, nhung hươu tươi ngâm rượu còn giúp bổ sung dinh dưỡng cho xương chắc khỏe, có khả năng phục hồi thể trạng cơ thể, hạn chế đáng kể tình trạng thiếu máu, đồng thời cải thiện sức khỏe và nâng cao sức đề kháng một cách nhanh chóng chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng.

Nhung hươu tươi hoang dã Siberia Liên Bang Nga

Nhiều người khi nghe qua đều lầm tưởng rằng món nhung hươu tươi ngâm rượu đơn giản và dễ làm, chỉ việc cho nhung hươu tươi và rượu vào ngâm chung với nhau là xong. Thế nhưng, trên thực tế, việc ngâm nhung hươu không đúng cách có thể làm mất hết các dưỡng chất quý chứa trong nhung. Vậy làm thế nào mới có được món rượu nhung hươu tươi ngon và bổ dưỡng nhất? Hãy cùng tham khảo bài viết hướng dẫn cách chế biến nhung hươu tươi ngâm rượu dưới đây.

Hướng dẫn cách sơ chế nhung hươu tươi

  • Sau khi mua nhung hươu tươi về, bạn lấy nhung ra bằng cách bóc bỏ túi chân không, đem rửa qua nước sạch rồi lau khô.
  • Phần giấy nilon bịt ở gốc nhung có tác dụng ngăn không cho huyết nhung và các dưỡng chất thoát ra ngoài cần được lột bỏ khi tiến hành sơ chế.
  • Cách 1: Dùng dao cạo hoặc lưỡi lam cạo sạch phần lông và lớp da cáy màu xám tro bên ngoài nhung. Ưu điểm của cách này là đảm bảo cho nhung hươu không bị rã đông và chảy máu.
  • Cách 2: Cho nhung hươu tươi vào nồi nước sôi và vớt ra liền, sau đó tiến hành cạo sạch phần lông và lớp da cáy bên ngoài nhung.
  • Cách 3: Đem nhung hươu tươi hơ trên ngọn lửa bếp gas đang cháy, xoay đảo đều vừa đủ nóng như nhúng sôi, rồi dùng dao hoặc lưỡi lam cạo sạch phần lông và lớp da cáy bên ngoài nhung.
  • Nhung hươu tươi sau khi làm sạch lông được đem đi rửa với nước gừng hoặc rượu trắng để khử trùng.

Hướng dẫn cách chế biến nhung hươu tươi ngâm rượu.Lưu ý: Phần lông nhung cần được cạo sạch sẽ trước khi sử dụng, nếu ăn phải lông nhung hươu có thể gây ra ho, thậm chí là bị viêm ruột, viêm đường tiêu hóa. Với cách 2 và 3 thường phù hợp cho nhung hươu tươi mới, chưa đông lạnh hoặc sau khi làm sạch đem đi chế biến luôn mà không đông lạnh trở lại, bởi tiến hành đông lạnh trở lại sẽ kéo theo tình trạng phải dã đông nhiều lần và ảnh hưởng không tốt tới chất lượng nhung hươu.

Hướng dẫn cách chế biến nhung hươu tươi ngâm rượu

Nhung hươu tươi ngâm rượu được coi là cách sử dụng nhung hươu hiệu quả đang được nhiều người tin dùng chế biến. Đây là bài thuốc đặc biệt có tác dụng tốt cho sinh lý đàn ông. Sau khi trải qua khoảng thời gian ngâm là 3 tháng, món rượu nhung hươu sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất giúp cải thiện chuyện phòng the cho các cặp vợ chồng. Bạn có thể tham khảo cách chế biến và sử dụng nhung hươu tươi ngâm rượu được hướng dẫn dưới đây:

Cách chế biến: Nhung hươu tươi sau khi được sơ chế và làm sạch, đem bỏ vào bình thủy tinh hoặc bình sành sứ [tuyệt đối không ngâm bằng bình nhựa], sau đó đổ rượu nếp loại ngon vào ngâm cùng. Tốt nhất, bạn nên lựa chọn loại rượu ngon từ 45º trở lên để ngâm nhung hươu tươi, bởi nếu ngâm bằng rượu có nồng độ cồn thấp sẽ có nguy cơ gây thối rữa nhung hươu.

Nhung hươu tươi dùng để ngâm rượu có thể thái lát, chẻ nhỏ hoặc để nguyên cặp ngâm cho đẹp. Thông thường, cứ 100g nhung hươu tươi sẽ ngâm với 2 lít rượu và tốt nhất khi ngâm nên cho phần gốc nhung hươu xuống dưới đáy bình.

Hướng dẫn cách chế biến nhung hươu tươi ngâm rượu

Lưu ý, do nhung hươu tươi có huyết nên thường có mùi tanh và vị hơi ngái, khó uống. Để khắc phục tình trạng này, khi ngâm rượu bạn có thể cho thêm một ít thiên niên kiện vào ngâm cùng để tinh dầu cây này kết hợp với các thành phần trong nhung hươu tạo nên mùi thơm dễ chịu, đồng thời tạo màu đẹp mắt cho bình rượu.

Cách sử dụng: Mặc dù nhung hươu có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng với món nhung hươu tươi ngâm rượu thì một số đối tượng không nên sử dụng như trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, đang cho con bú. Trường hợp bụng sôi, đầy bụng, đau bụng đi ngoài, âm hư hỏa vượng cũng không nên dùng. Để dùng hiệu quả món nhung hươu tươi ngâm rượu giúp bồi bổ cơ thể, nâng cao sức đề kháng và tăng cường chức năng sinh lý thì mỗi ngày bạn chỉ cần uống 1 – 2 chén nhỏ sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.

Hy vọng với cách chế biến nhung hươu tươi ngâm rượu được hướng dẫn ở trên sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm tạo ra được bài thuốc bổ dưỡng, an toàn và mang lại hiệu quả tốt cho sức khỏe.

Để chọn mua nhung hươu, bạn có thể tin tưởng mua tại Công Ty Đầu Tư và Sản Xuất Tâm Việt. Đây là địa chỉ phân phối và cung cấp nhung hươu Siberia, Nga đạt chuẩn chất lượng và uy tín trên thị trường hiện nay. Để đặt mua và biết thêm thông tin chi tiết về cách chế biến nhung hươu tươi ngâm rượu xin vui lòng liên hệ: Hotline: 0986.528.663 – 0976.450.808 Hoặc truy cập website: nhansamnhunghuou.com Địa chỉ: Số 4/152 – Hào Nam – Đống Đa – Hà Nội.

Nhung hươu được y học cổ truyền xếp vào một trong bốn thứ “thượng dược”, đó là sâm, nhung, quế, phụ. Nhung được lấy từ sừng non của những con hươu hoặc nai đực, thu hoạch vào đầu mùa xuân. Nhung hươu rất quý vì có hormon pantocrin, còn gọi nhung tinh, protid, lipid, các muối calci photphat, calci cacbonat, chất keo, các nguyên tố vi lượng, Fe, Mg…

Rượu nhung hươu bổ thận tráng dương.

Theo y học cổ truyền, nhung có vị ngọt, mặn, tính ôn, vào kinh thận, tâm, can, tâm bào. Có tác dụng bổ thận tráng dương, được dùng trong các trường hợp thận dương kém, sinh dục kém, yếu sinh lý, liệt dương, hoạt tinh, đau lưng chân tay lạnh, phụ nữ kinh nguyệt không đều, băng lậu đới hạ, tử cung lạnh, tắc tia sữa. Ngoài ra, nhung còn có tác dụng sinh tinh tủy, mạnh gân xương, ích huyết, dùng trong trường hợp thiếu máu, người gầy yếu xanh xao, trẻ em chậm liền thóp, chậm lớn, chậm mọc răng, chậm biết đi, người già gầy yếu đi lại khó khăn. Nhung hươu có nhiều cách chế biến như ngâm rượu, nấu cháo, nấu canh… Sau đây là cách ngâm rượu nhung hươu.

Ngâm rượu nhung tươi: Sau khi có nhung tươi, lau sạch toàn bộ nhung [trừ chỗ cắt] bằng rượu gừng [một phần gừng tươi, giã nát ngâm với 5 phần rượu 35 - 40 độ], để khô, thái nhung và cho vào bình thủy tinh, đổ ngập rượu 35 - 40 độ, ngâm khoảng 3 tháng, chắt rượu ra, lại ngâm tiếp lần 2, lần 3 trong khoảng 3 - 4 tuần. Gộp dịch của 3 lần ngâm lại, đổ thêm rượu 35-40 độ với tỷ lệ 1 phần nhung/8 - 10 phần rượu. Nếu ngâm ít, có thể sử dụng rượu nhung ngay sau lần ngâm thứ nhất, 2 lần sau gộp lại dùng tiếp. Có thể thay rượu bằng mật ong.

Ngâm rượu nhung khô [cách chủ yếu]: Đem nhung mới cắt, lau bằng rượu gừng, để khô rồi sấy nhung trong tủ sấy, lúc đầu 50 - 600C, sau nâng lên 70 - 800C tới khô hoàn toàn. Khi ngâm rượu cần làm sạch các lông tơ bên ngoài mặt nhung bằng cách nung đỏ một que sắt, lăn đi lăn lại cho cháy hết lông hoặc lấy cồn 900 tẩm vào rồi đốt cho hết lông. Lau sạch bằng rượu gừng, để khô, thái mỏng bằng dao cầu, mỗi phiến dày 2-3mm. Nếu nhung quá cứng có thể đồ cho mềm rồi thái, ngâm với rượu 35-40 độ, với tỷ lệ 100g nhung/ 2,5 - 3 lít rượu thành phẩm. Ngâm 3 lần: lần 1 ngâm 1 tháng, lần 2- 3 ngâm 3 tuần, lần 3 ngâm 2 tuần. Mỗi lần ngâm khoảng 700-800ml rượu. Gộp dịch chiết của 3 lần lại, thêm rượu cho đủ 2,5-3 lít. Có thể dùng riêng rượu nhung hoặc phối hợp với rượu nhân sâm [ngâm riêng]. Dùng nhân sâm phiến 50g, rượu có nồng độ 35 - 40 độ, ngâm 3 lần, lần 1 [600ml], ngâm 1 tháng, lần 2 [500ml] ngâm 3 tuần, lần 3 [400ml] ngâm 2 tuần. Gộp dịch rượu sâm của 3 lần lại. Đem rượu nhân sâm, rót từ từ vào rượu nhung, vừa rót vừa quấy đều để được khoảng 4,5 lít rượu thành phẩm. Ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 30-50ml, trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.

Lưu ý: Không dùng rượu này cho phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em. Trường hợp bụng sôi, đầy bụng, đau bụng đi ngoài, không dùng được. Người âm hư hỏa vượng cũng không dùng.


Video liên quan

Chủ Đề