Đau đầu có nên uống panadol

Panadol được chỉ định trong các trường hợp đau răng, đau cơ, đau đầu, viêm khớp và viêm họng. Vì vậy, đối với câu hỏi đau răng uống Panadol được không thì đây chính là đáp án chính xác dành cho bạn. Ngoài việc dùng thuốc giảm đau thì bạn có thể tham khảo các cách chữa đau răng tại nhà (dùng tinh dầu đinh hương, lá lốt, lá trầu không…) hoặc đến phòng khám nha khoa.

1. Đau răng uống Panadol được không?

Panadol là một trong những loại thuốc thuộc nhóm có công dụng giảm đau, hạ sốt với thành phần chính là Paracetamol. Vì vậy, chúng vẫn thường xuyên được sử dụng để hỗ trợ các cơn đau răng, đau đầu, đau họng, đau cơ và viêm khớp.

Như vậy, khi đau nhức răng bạn hoàn toàn có thể uống Panadol để giảm đau nhanh chóng.

Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp tạm thời chứ không giúp chúng ta điều trị triệt để tình trạng trên.

Chưa kể, đau nhức răng còn xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể và sau quá trình thăm khám bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị, đồng thời kê các loại thuốc phù hợp.

Việc lạm dụng thuốc Panadol để giảm đau nhức răng khi không có chỉ định của bác sĩ sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Chưa kể, Panadol vẫn có những chống chỉ định về đối tượng sử dụng và những lưu ý quan trọng khi dùng.

Đau đầu có nên uống panadol

Đau răng có thể uống được Panadol

2. Lưu ý gì khi đau răng uống thuốc Panadol

Có thể bạn chưa biết thì Panadol là loại thuốc không kê đơn nên rất dễ tìm, dễ mua tại các quầy thuốc nơi bạn đang sinh sống và làm việc.

Nhưng như đã đề cập đến ở phần trên, Panadol có rất nhiều công dụng cũng như liều lượng khác nhau. Do đó, khi sử dụng cần phải lưu ý đến một số vấn đề quan trọng dưới đây.

+ Cách dùng và liều dùng:

  • Đối với người lớn và trẻ em trên 16 tuổi: Uống từ 1 – 2 viên khi có cơn đau răng và mỗi lần uống thuốc cách nhau từ 4 – 6 tiếng. Với người bình thường, không mắc các bệnh gan thận chỉ dùng tối đa 4g (tương đương 8 viên) trong ngày.
  • Đối với trẻ em từ 10 đến 15 tuổi: Liều tối đa là 4 viên/ngày.
  • Đối với trẻ em dưới 10 tuổi: Sử dụng liều lượng thuốc theo chỉ định cụ thể của bác sĩ.

+ Trường hợp chống chỉ định dùng Panadol:

  • Dị ứng với Paracetamol hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Sử dụng cùng lúc với bất kỳ chế phẩm nào có chứa Paracetamol do có thể làm gia tăng hàm lượng và dẫn đến nhiễm độc thuốc.
  • Người đang sử dụng thuốc chống đông máu Warfarin, thuốc kiểm soát cơn buồn nôn metoclopramide, thuốc kháng sinh chloramphenicol…

+ Các tác dụng phụ có thể gặp phải khi uống Panadol: Tuy là loại thuốc phổ biến và được đánh giá cao về mức độ an toàn, nhưng trong quá trình sử dụng thuốc vẫn có thể xảy ra một số tác dụng phụ như khó thở, phù nề mặt, xuất hiện cảm giác bỏng rát/ngứa/châm chích ở da.

+ Cách xử lý khi uống quá liều, quên liều, dị ứng:

  • Khi uống quá liều: Ngay cả khi không xuất hiện các triệu chứng bất thường vẫn nên liên hệ ngay cho bác sĩ để được tư vấn.
  • Khi quên liều: Không được uống bù lại gấp đôi liều vào lần sau.
  • Khi bị dị ứng: Nếu bị nổi mày đay bạn cần dừng sử dụng thuốc ngay lập tức và liên hệ cho bác sĩ.

Đau đầu có nên uống panadol

Những lưu ý khi đau răng uống thuốc Panadol

3. Các cách chữa đau răng hiệu quả nhất tại nhà

Ngoài việc uống thuốc Panadol thì bạn có thể áp dụng một số cách giảm đau răng đơn giản tại nhà như sử dụng tinh dầu đinh hương, nước cốt lá trầu không, ngậm tỏi với muối, lá lốt và rượu cau.

3.1. Cách 1: Sử dụng tinh dầu đinh hương

Trong tinh dầu đinh hương có chứa 80 – 96% hàm lượng eugenol, đây là hoạt chất có tác dụng giảm đau nhức răng nhanh chóng.

Vì vậy bạn có thể sử dụng tinh dầu trên để giảm đau răng mà không cần dùng đến các loại thuốc tây. Hơn thế, bạn có thể mua tinh dầu đinh hương dễ dàng tại các hiệu thuốc với chi phí rất rẻ.

  • Bước 1: Lấy 2 đến 3 giọt dầu đinh hương pha loãng với nước sạch.
  • Bước 2: Dùng tăm bông hoặc bông gòn nhúng vào tinh dầu đinh hương đã pha loãng.
  • Bước 3: Dùng tăm bông hoặc bông gòn đã thấm tinh dầu đinh hương thoa nhẹ nhàng lên vùng răng bị đau, giữ nguyên trong vòng 5 – 10 phút. Khi dầu tinh hương có tác dụng, bạn sẽ cảm thấy hơi nóng tại vùng răng đã thoa, kèm theo là mùi hăng của nó.
  • Bước 4: Súc miệng lại với nước ấm.

Lưu ý: Thoa lại sau mỗi 2 – 3 giờ để các cơn đau răng được giảm nhanh hơn.

Đau đầu có nên uống panadol

Sử dụng tinh dầu đinh hương

3.2. Cách 2: Nước cốt lá trầu không

Lá trầu không được biết tới với các công dụng như sát trùng, kháng viêm, tăng cường lưu thông khí huyết, tiêu đờm… nên chúng có thể trị đau nhức răng rất hiệu quả.

Sở dĩ lá trầu không trị được đau răng là bởi vì có chứa một hàm lượng cineol rất cao. Cineol vẫn là hoạt chất thường xuyên được sử dụng để giảm viêm, giảm đau cho răng và nướu.

  • Bước 1: Giã nhỏ 4 – 5 lá trầu không với muối và rượu trắng sau đó lấy nước cốt.
  • Bước 2: Sử dụng nước cốt lá trầu không để súc miệng. Mỗi lần đau nhức răng hãy súc miệng 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 phút.
  • Bước 3: Súc miệng lại lần nữa với nước sạch.

3.3. Cách 3: Ngậm tỏi với muối

Muối và tỏi đều có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm và giảm đau nên bạn hoàn toàn có thể kết hợp 2 nguyên liệu trên vào với nhau để nâng cao hiệu quả trong việc chữa đau răng tại nhà.

Ngoài ra, muối còn chứa rất nhiều khoáng chất tốt cho men răng, hỗ trợ duy trì hàm răng chắc khỏe, sáng bóng và ngăn ngừa tình trạng sâu răng.

  • Bước 1: Giã nát 1 tép tỏi cùng với 1 chút muối.
  • Bước 2: Súc miệng với nước sạch rồi dùng hỗn hợp tỏi và muối đắp lên các vị trí răng đang bị đau. Giữ nguyên trong 10 – 15 phút rồi nhổ bỏ.
  • Bước 3: Súc miệng sạch sẽ lại với nước ấm.

3.4. Cách 4: Thuốc trị nhức răng từ lá lốt

Trong lá lốt có chứa Bezylacetat, đây là hoạt chất có tính sát khuẩn cao. Vì vậy, chúng vẫn thường xuyên được sử dụng để giảm tình trạng đau răng và đặc biệt là đau răng do bị sâu răng gây ra.

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá lốt rửa sạch rồi giã cùng nước, sau đó cho thêm 1 ít muối vào. Khuấy đều cho đến khi muối tan hoàn toàn.
  • Bước 2: Lọc lấy nước rồi bỏ bã.
  • Bước 3: Dùng nước lá lốt súc miệng nhiều lần trong ngày để giảm bớt tình trạng đau nhức răng.
  • Bước 4: Súc miệng lại với nước sạch.

3.5. Cách 5: Giảm đau răng nhanh chóng với rượu cau

Muốn điều trị đau nhức răng thì bạn không nên bỏ qua rượu cau. Vì chúng mang tới hiệu quả vô cùng vượt trội.

Bạn cần chuẩn bị 500gram cau, có thể để cả vỏ hoặc lấy hạt đều mang lại hiệu quả ngang nhau và 1 lít rượu trắng. Ngâm cau với rượu trong vòng 10 – 15 ngày là có thể sử dụng.

Sau mỗi lần đánh răng, bạn hãy ngậm rượu cau khoảng 15 phút và súc miệng nhổ đi.

Không đánh răng lại hoặc ăn đồ ăn trong vòng 30 phút kể từ khi súc miệng rượu cau xong. Một ngày bạn có thể súc miệng với rượu cau 2 lần, các cơn đau nhức răng sẽ giảm nhanh chóng.

4. Chữa đau răng hiệu quả nhất tại nha khoa

Tuy rằng, khi bị đau răng chúng ta có thể uống thuốc Panadol hoặc áp dụng các cách dân gian tại nhà. Nhưng điểm chung các của các phương pháp trên đều chỉ mang tính chất tạm thời.

Vì thế, để điều trị dứt điểm bạn cần đến phòng khám nha khoa và tùy vào từng nguyên nhân (đau nhức do bệnh lý, răng khôn mọc lệch…) bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị hiệu quả nhất.

4.1. Điều trị đau nhức răng do thiếu khoáng chất, vitamin

Trong trường hợp, bạn bị đau nhức răng do thiếu khoáng chất, vitamin, bác sĩ sẽ tiến hành bổ sung khoáng chất cho răng bằng cách tái khoáng.

Tại phòng khám nha khoa, răng được tái khoáng bằng phương pháp bổ sung florua có nồng độ cao hơn trong kem đánh răng hoặc trong nước súc miệng.

Cùng với đó bạn cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt nên ăn thêm các thực phẩm chứa nhiều canxi giúp kích thích tiết nước bọt, qua đó cung cấp một lượng khoáng chất cần thiết cho men răng.

Đau đầu có nên uống panadol

Điều trị đau nhức răng do thiếu khoáng chất, vitamin

4.2. Do bệnh lý răng

Đây có lẽ là những nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức răng, nướu mà chúng ta sẽ thường bắt gặp nhiều nhất.

Để điều trị dứt điểm, các bác sĩ sẽ tiến hành nạo bỏ hết các mô răng bị sâu, viêm nhiễm hoặc lấy sạch tủy răng nếu bạn bị viêm tủy. Sau đó tiến hành hàn trám để răng không còn bị đau nhức nữa.

4.3. Do răng khôn mọc lệch

Răng khôn mọc lệch sẽ khiến cho bạn đau nhức, sưng tấy khó chịu trong nhiều ngày. Thậm chí bạn còn không ăn uống được, ảnh hưởng đến tinh thần và công việc.

Ngoài ra chúng có thể làm chèn ép dây thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.

Với tình trạng trên các bác sĩ sẽ tiến hành chụp x – quang sau đó thực hiện nhổ bỏ chiếc răng khôn đó.

Đau đầu có nên uống panadol

Điều trị đau răng do răng khôn mọc lệch

4.4. Đau nhức do va chạm làm răng sứt mẻ

Trường hợp trên nếu tổn thương đến tủy thì các bác sĩ sẽ thực hiện lấy tủy để chúng không bị viêm nhiễm, sau đó tiến hành bọc răng sứ hoặc dán Veneer.

Cách trên sẽ giúp bạn có được hàm răng thẩm mỹ mà lại đảm bảo khả năng ăn nhai.

5. Bà bầu đau răng uống Panadol được không

Theo bác sĩ Lê Quốc Huy (Nha Khoa Paris), phụ nữ đang mang thai vẫn có thể uống được thuốc Panadol khi bị đau nhức răng, nhưng với điều kiện là được bác sĩ thăm khám và chỉ định rõ ràng về liều lượng cũng như cách dùng.

Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa ghi nhận được ảnh hưởng xấu nào đối với sức khỏe của bà bầu cũng như thai nhi khi sử dụng thuốc Panadol.

Đau đầu có nên uống panadol

Bà bầu đau răng có thể uống được Panadol nhưng phải có chỉ định rõ ràng từ bác sĩ

6. Uống thuốc giảm đau răng nhưng vẫn đau

Đau răng nhưng uống thuốc giảm đau không thấy đỡ có thể xảy ra trong các trường hợp dùng sai liều hoặc không đúng loại.

Bên cạnh đó, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo về các biến chứng răng miệng nghiêm trọng khi điều trị hoặc thực hiện các thủ thuật nha khoa.

Do đó, nếu gặp phải trường hợp trên bạn cần liên hệ ngay cho bác sĩ hoặc đến trực tiếp phòng khám nha khoa uy tín để thăm khám và được tư vấn về phương pháp điều trị.

Hy vọng, với giải đáp về vấn đề đau răng uống Panadol được không đã gửi đến bạn những thông tin đầy hữu ích. Đồng thời, qua đây mong rằng mọi người biết được cách sử dụng cũng như lưu ý quan trọng khi dùng thuốc Panadol sao cho hiệu quả và an toàn. Ngoài ra, hãy “bỏ túi” thêm cho mình thật nhiều cách chữa đau nhức răng tại nhà và tại nha khoa hiệu quả.