Dịch vụ in ấn phát hành là như thế nào năm 2024

  1. CƠ SỞ PHÁP LÝ 1. Luật Xuất bản năm 2013; 2. Luật doanh nghiệp năm 2014; 3. Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp; 4. Nghị định số 60/2014/NĐ-CP quy định về hoạt động in; 5. Nghị định số 96/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; 6. Nghị định số 25/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 60/2014/NĐ-CP quy định về hoạt động in. II. NỘI DUNG 1. Điều kiện hoạt động của cơ sở kinh doanh dịch vụ in ấn Theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 60/2014/NĐ-CP và Nghị định số 25/2018/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh dịch vụ in ấn phải có đủ các điều kiện sau đây: - Là doanh nghiệp, hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh ngành nghề in ấn; - Có thiết bị phù hợp để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn chế bản, in, gia công sau in theo nhu cầu, khả năng hoạt động của cơ sở in và đúng với nội dung đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in hoặc tờ khai đăng ký hoạt động cơ sở kinh doanh dịch vụ in ấn; + Đối với công đoạn chế bản: Cơ sở in phải có ít nhất một trong các thiết bị: Máy ghi phim, máy ghi kẽm, máy tạo khuôn in; + Đối với công đoạn in: Cơ sở in phải có máy in; .jpg) + Đối với công đoạn gia công sau in: Cơ sở in phải có máy dao xén (cắt) giấy và có ít nhất một trong các thiết bị: Máy đóng sách (đóng thép hoặc khâu chỉ), máy vào bìa, máy kỵ mã liên hợp, dây chuyền liên hợp hoàn thiện sản phẩm in hoặc thiết bị phù hợp với sản phẩm gia công. - Có mặt bằng hợp pháp để thực hiện chế bản, in, gia công sau in; - Có chủ sở hữu là tổ chức có người đứng đầu là công dân Việt Nam; cá nhân Việt Nam, thường trú hợp pháp tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Ngoài ra, doanh nghiệp, hộ kinh doanh kinh doanh dịch vụ in ấn cần phải có các loại giấy tờ sau mới được phép hoạt động: - Giấy phép in ấn do Sở thông tin truyền thông tỉnh/thành phố – Cục xuất bản cấp - Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự do công an tỉnh/thành phố cấp. 2. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh ngành nghề in ấn Căn cứ vào Điều 25, 29 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, thì cơ sở kinh doanh dịch vụ in ấn cần phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ và đúng các hoạt động sau đây: - Đáp ứng đủ các điều kiện hoạt động của cơ sở kinh doanh dịch vụ in ấn theo quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động; - Thực hiện đúng nội dung ghi trong giấy phép hoạt động in hoặc tờ khai đăng ký hoạt động cơ sở kinh doanh dịch vụ in ấn đã được cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in xác nhận; - Chế bản, in, gia công sau in đúng với bản mẫu của sản phẩm in và đúng với số lượng in ghi trong hợp đồng in; - Cập nhật đầy đủ thông tin về việc nhận chế bản, in, gia công sau in vào “Sổ quản lý ấn phẩm nhận chế bản, in, gia công sau in” theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định; - Lưu giữ đầy đủ hồ sơ liên quan đến sản phẩm nhận chế bản, in, gia công sau in trong 24 tháng, kể từ ngày ký hợp đồng in; - Ban hành nội quy quy định về đảm bảo an ninh, trật tự, phòng cháy và chữa cháy, niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc; - Chỉ được nhận chế bản, in, gia công sau in những sản phẩm có đủ thủ tục, giấy tờ hợp pháp và có hợp đồng kinh tế theo quy định của pháp luật; - Không được in những tài liệu có nội dung trái với đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc và các tài liệu khác trái với quy định của pháp luật.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về điều kiện kinh doanh dịch vụ in ấn. Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn. Luật Đại An Phát với đội ngũ luật sư uy tín, chuyên nghiệp, chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn doanh nghiệp như: Thành lập doanh nghiệp, Thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, Xin cấp giấy phép con của các ngành nghề kinh doanh có điều kiện,…

Xuất bản là việc phổ biến văn học, cung cấp thông tin đến mọi người thông qua nhiều hình thức khác nhau như in sách, báo, tranh ảnh hoặc các phương tiện truyền thông tin khác. Đây được coi là hoạt động sáng tạo nhằm lan tỏa những ý tưởng về văn hóa, đời sống và truyền bá những giá trị văn hóa quý báu của nhân loại.

Chính vì vậy mà ngành Xuất bản ra đời nhằm đào tạo những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lý luận và nghiệp vụ xuất bản, giúp người học có khả năng biên tập được các loại bản thảo thông thường, nhằm mục đích phục vụ tốt cho hoạt động nghiệp vụ sau khi ra trường.

Ngành Xuất bản hiện nay không chỉ phục vụ riêng cho lĩnh vực xuất bản sách, báo,hay in ấn mà nó còn tổng hợp nhiều kiến thức đặc biệt trong lĩnh vực thông tin và truyền thông. Việc đào tạo ngành này được xem là nhu cầu tất yếu của thị trường và nhu cầu của người lao động.

Sách được coi là nguồn tri thức dồi dào của con người. Sách giúp con người lưu lại kiến thức, ghi lại những cảm xúc, những sự việc trong đời sống. Ngày nay, sách đã trở thành một phần không thể thiếu của nhân loại, từ những người trẻ tuổi hay cả những người trong độ tuổi trung niên cũng luôn cần có sách làm người bằng hữu trong cuộc sống của mình.

Những ngành nghề nào có thể hoạt động trong lĩnh vực xuất bản?

- Biên tập viên: là những người trực tiệp nhận và hoàn thiện bản thảo của tác giả. Họ còn là những người đưa ra ý tưởng, mời người cộng tác, nắm vai trò mắt xích chung điều phối quá trình ra đời một ấn phẩm xuất bản. Khi bản thảo được chấp nhận, biên tập viên sẽ cùng tác giả chỉnh sửa, điều chỉnh, hoàn thiện nội dung trước khi cuốn sách ra mắt bạn đọc.

- Họa sĩ nhà xuất bản (Biên tập họa): là những người chịu trách nhiệm thiết kế, trình bày sách bằng các thao tác như vẽ bìa, vẽ hình minh họa, chọn khổ sách, kiểu chữ v.v… Họ cũng điều phối, thẩm định, biên tập phần mỹ thuật, trình bày của cộng tác viên về mỹ thuật, yêu cầu sửa chữa hoặc vẽ lại nếu cần.

- Kỹ thuật viên chế bản: Bằng các phần mềm chế bản chuyên dụng, các kỹ thuật viên sẽ biến hóa bản thảo của biên tập viên cùng với phần trình bày của họa sĩ thành bìa sách và các trang sách. Đây là vị trí rất phù hợp với những bạn vừa học về đồ họa lại vừa có niềm đam mê với sách, muốn tham gia đóng góp công sức của mình trong ngành xuất bản.

- Người sửa bài (người đọc mo-rat, bản bông): là những người chuyên làm công việc phát hiện và sửa lỗi chính tả, cấu trúc câu trong bản thảo. Nghề này phù hợp với những bạn tốt nghiệp các ngành ngôn ngữ học hay văn học.

- Người phụ trách, quản lý in ấn: làm việc với các nhà in, theo dõi hoạt động, số lượng và chất lượng in ấn, thời gian giao sách.

- Nhân viên phát hành: quản lý việc nhận sách từ nhà in, giới thiệu và phân phối sách tới các đại lý, cửa hàng và tới tay độc giả, quản lý kho, xuất nhập sách v.v…

- Chuyên viên khai thác và giao dịch bản quyền: là những người giỏi ngoại ngữ, nhạy bén, am hiểu về luật bản quyền, hoạt động giao dịch bản quyền và thị trường xuất bản. Họ làm việc ở bộ phận bản quyền của nhà xuất bản, công ty sách.

Như vậy, có rất nhiều ngành nghề có thể làm việc trong lĩnh vực xuất bản. Mỗi ngành nghề đều có những đặc thù công việc riêng nhưng mục đích chung của những ngành nghề này đều hướng tới mục tiêu tạo ra những xuất bản phẩm cuối cùng và phát hành ra thị trường đưa tới tay bạn đọc những cuốn sách hay và ý nghĩa nhất.

Nếu quý bạn đọc mong muốn được xuất bản cuốn sách của riêng mình nhưng chưa biết bắt đầu thực hiện từ đâu, dịch vụ xuất bản SCC sẽ đồng hành cùng bạn từ những bước đầu tiên tới những bước cuối cùng để cho ra một cuốn sách ưng ý của riêng bạn.

Dịch vụ xuất bản SCC - Còn hơn một dịch vụ vì đó là SÁCH

Liên hệ tư vấn dịch vụ xuất bản: TẠI ĐÂY

--

Công ty CP Truyền thông và Văn hóa Con Sóc (SCC.JSC) đã có 15 năm hoạt động trong thị trường xuất bản tại Việt Nam và Đông Nam Á với ba mảng hoạt động chính: Dịch vụ Xuất bản (trong nước và quốc tế), Giao dịch Bản quyền, Xuất nhập khẩu và Phát hành Sách