Tại sao trong những năm được mùa lúa thì người nông dân không phấn khởi

Chị Hoàng Thị Hoa, thôn Phố Lầy, xã An Ninh chia sẻ: Sau những tháng ngày vất vả, đổ biết bao công sức và tiền của, đất cũng không phụ công người, với thành quả là những cánh đồng lúa vàng óng, trĩu bông, nông dân chúng tôi vui lắm, lại thêm một vụ được mùa. Năm nay, gia đình tôi cấy 9 sào, trong đó giống BC15 chiếm trên 50% diện tích, còn lại là N87.

Tranh thủ trời còn mát, tôi cùng mấy người trong thôn đổi công cho nhau để thu hoạch nhanh 6 sào ruộng, sớm giải phóng quỹ đất, chuẩn bị cho vụ mùa trà cực sớm. Năng suất lúa dự kiến đạt 2,6 tạ/sào cũng ngang với vụ xuân năm ngoái. Cách đó không xa, gia đình bác Nguyễn Văn The cũng đang chạy đua cùng thời gian. Bởi, một ngày nắng bằng chín, mười ngày mưa. Với người nông dân, việc đồng áng được bắt đầu từ khi trời chưa tảng sáng. Mỗi người một việc, người cắt lúa, người vác lúa lên bờ. Mồ hôi nhễ nhại trên gương mặt khắc khổ, sạm đen nhưng bác vẫn nở nụ cười, bởi năm nay lúa xuân tiếp tục được mùa. Bác The cho biết, trước kia gia đình cấy các giống lúa cũ cho năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao. Vài năm trở lại đây, được xã, thôn tuyên truyền, cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật canh tác; gia đình mạnh dạn đưa các giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn vào cấy ở 2 vụ lúa nhằm tạo quỹ đất trồng cây vụ đông ưa ấm.

Vụ xuân này, gia đình bác cấy hơn một mẫu ruộng hoàn toàn là giống BC 15 và TBR 45. Các giống lúa này thời gian sinh trưởng trung bình mà năng suất lại cao hơn hẳn các giống lúa cũ. Năng suất dự kiến đạt 2,5 tạ/sào. Sau khi  thu hoạch lúa xuân, gia đình tôi sẽ tiến hành làm đất ngay, tạo điều kiện cho gốc rạ chóng hoai mục và hạn chế nguồn sâu bệnh di chuyển từ lúa xuân sang lúa mùa qua lúa chét, sớm tạo quỹ đất trồng các loại cây vụ đông ưa ấm.

Chẳng thể tả hết sự phấn khởi của bà con nông dân, dù cái nắng hè như thiêu như đốt với nền nhiệt 38 - 400C mà gương mặt họ vẫn ánh lên nụ cười mãn nguyện. Không khí thu hoạch sôi nổi, khẩn trương lan tỏa khắp mọi nơi, nơi hối hả gặt chạy nắng, hối hả gánh lúa lên bờ, nơi lại ầm ầm tiếng máy gặt, máy tuốt cuồn cuộn phun rơm. Mùi thơm ngai ngái của những chồng rơm mới phảng phất trong gió.

Rời An Ninh, chúng tôi đến xã An Ấp, một trong những địa phương có truyền thống thâm canh của huyện Quỳnh Phụ. Khoảng một tuần nay, nông dân An Ấp bắt đầu thu hoạch lúa xuân, đồng thời gieo mạ chuẩn bị cho vụ mùa trà cực sớm. Cầm nắm lúa nặng trĩu trên tay, chị Đinh Thị Hạnh, thôn Đông Thành kể cho chúng tôi nghe bao nỗi nhọc nhằn của cây lúa trên đất này. Vất vả là vậy nhưng bao đời nay, người nông dân quê chị vẫn gắn bó với đồng ruộng và làm giàu từ cây lúa, cây màu vụ đông. Sau khi gặt xong, gia đình chị cũng như nhiều gia đình khác không cấy mà để lúa chét, thu hoạch sớm tạo quỹ thời gian trồng cây vụ đông ưa ấm. Chủ nhiệm Hợp tác xã An Ấp - Nguyễn Văn Phông cho biết: Vụ mùa năm nay, Đảng ủy, UBND xã đã chỉ đạo các thôn tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân áp dụng việc để lúa chét với diện tích 100 ha, chiếm trên 30% tổng diện tích đất lúa, nhằm rút ngắn thời gian chiếm đất của vụ mùa, giảm chi phí, tạo quỹ đất trồng cây vụ đông ưa ấm.

Theo đó, ngay sau khi thu hoạch lúa xuân khoảng 7 ngày, bà con nông dân tập trung bón kali giúp lúa phát triển, đồng thời phun thuốc phòng trừ sâu bệnh như: khô vằn, rầy nâu, đục thân. Vụ mùa năm 2012, xã An Ấp đã để lúa chét với diện tích trên 60 ha, chỉ sau 45 ngày lúa chét đã cho thu hoạch. Năng suất đạt từ 90 - 120 kg/sào. Nếu so với năng suất lúa cấy thì lợi nhuận để lúa chét cao hơn. Bởi chi phí một sào lúa chét chỉ cần khoảng 100 nghìn đồng tiền kali, thuốc sâu, hơn nữa lại không phải chi phí công làm mạ, cấy lúa, cày bừa, đặc biệt sớm tạo quỹ đất để trồng cây vụ đông ưa ấm, với cây chủ lực là ớt. Cùng với đó, những ngày này bà con nông dân trong xã bắt đầu gieo mạ mùa trà cực sớm bằng phương thức gieo mạ trên nền đất cứng ngay tại sân, vườn nhà hoặc tận dụng quỹ đất sau thu hoạch cây màu xuân, với diện tích trên 100 ha. Dự kiến sẽ cấy vào trung tuần tháng 6.

Vụ mùa năm nay, huyện Quỳnh Phụ có kế hoạch gieo cấy 7.000 ha trà mùa cực sớm. Theo Phó Trưởng phòng Nông nghiệp & PTNT huyện - Nguyễn Văn Chu thì từ nhiều năm nay diện tích trà mùa sớm và cực sớm ngày càng được mở rộng, năm sau cao hơn năm trước. Bởi, năng suất vẫn khá cao, tương đương với trà đại trà và điều người nông dân quan tâm chính là tận dụng thời gian thu hoạch “cực sớm” lúa mùa để làm đất gieo trồng các cây vụ đông ưa ấm, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.                    

Bài, ảnh: Minh Nguyệt

Những ngày đầu năm 2021, giá lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long liên tục biến động theo hướng tăng cao. 

Những ngày đầu năm 2021, giá lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long liên tục biến động theo hướng tăng cao.

Tại tỉnh Tiền Giang, toàn vùng đã có trên 15.500 ha lúa chín tới đang bắt đầu cho thu hoạch và đến ngày 22/2, bà con đã thu hoạch đầu vụ được gần 4.000 ha, năng suất bình quân đạt 65,3 tạ/ha và sản lượng thu hoạch đạt gần 25.000 tấn. Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, vụ Đông Xuân năm nay, nông dân các huyện, thị vùng ngọt hóa Gò Công đã vượt qua thách thức do hạn mặn, giành vụ sản xuất thắng lợi, bội thu.

Qua đánh giá, vụ này, trà lúa đạt năng suất bình quân từ 65,3 tạ đến 65,5 tạ/ha và cao hơn 12,6 tạ/ ha so với vụ Đông Xuân năm trước, sản lượng cả vụ ước đạt trên 143.000 tấn lúa hàng hóa.

Đáng mừng là lúa Đông Xuân đang có giá, bà con lãi cao hơn vụ Đông Xuân năm trước nên rất phấn khởi. Khảo sát của ngành chức năng cho thấy, giá lúa hàng hóa thương lái thu mua đang ở mức trên 8.600 đồng/kg lúa, cao hơn vụ Đông Xuân 2019–2020 từ 1.900 đồng đến 2.000 đồng/kg tùy theo địa bàn, giúp nông dân thu lãi ròng gần 32 triệu đồng/ha, cao hơn 13,3 triệu đồng so với vụ Đông Xuân năm trước.

Tại Hậu Giang, theo ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, giá lúa tươi vụ Đông Xuân 2020 – 2021 đang cao hơn cùng kỳ từ 500 đồng/kg đến 800 đồng/kg.

Trong năm 2020, xuất khẩu gạo của cả nước đạt 6,2 triệu tấn, giảm  1,9% về lượng so với năm trước nhưng do đơn giá bình quân xuất khẩu tăng nên trị giá đã tăng 11,2%, đạt 3,12 tỷ USD. Đặc biệt, lượng gạo xuất sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh 70%, với 811 nghìn tấn; và xuất sang thị trường dẫn đầu Philippin 2,2 triệu tấn; tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ năm trước.
Nguồn: Tổng cục Hải quan 

Cụ thể, giá lúa tươi đặt cọc đối với giống OM 5451 và Đài Thơm 8 có giá từ 6.000 đồng/kg đến 6.200 đồng/kg, giống lúa OM 18 có giá từ 6.000 đồng/kg đến 6.400 đồng/kg, giống lúa Jasmine 85 có giá từ 6.000 đồng/kg đến 6.500 đồng/kg, các giống lúa ST24 và RVT có giá bán từ 7.000 đồng/kg đến 7.200 đồng/kg.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, nông dân các huyện Gò Quao, An Minh, An Biên, Vĩnh Thuận và U Minh Thượng đang tập trung thu hoạch dứt điểm vụ Mùa 2020 - 2021. Bà con đã thu hoạch hơn 53.220 ha, đạt trên 91% diện tích gieo trồng, năng suất bình quân 4,7 tấn/ha.

Hiện, giá lúa tại thị trường tỉnh Kiên Giang dao động ở mức 6.600-6.800 đồng/kg đối với lúa thường [tươi] và lúa chất lượng cao [tươi] từ 6.800-7.000 đồng/kg.

Nông dân thu hoạch đến đâu thương lái vào tận đồng ruộng thu mua hết đến đó. Nếu giá tiếp tục cao như hiện nay, nông dân Kiên Giang kỳ vọng vụ Đông Xuân 2020-2021 trúng mùa, lúa bán được giá, thu lợi nhuận cao so với những vụ mùa trước đây.

Còn tại Cà Mau, theo ngành nông nghiệp tỉnh, hiện nay tình hình thời tiết đang rất thuận lợi trong việc thu hoạch lúa của bà con nông dân, bên cạnh đó, giá lúa tăng cao nhất trong nhiều năm qua khiến người nông dân rất phấn khởi.

Cụ thể, theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, trong những ngày đầu năm mới, bà con nông dân đã thu hoạch được hơn 2.000 ha trên tổng số gần 36.000 ha lúa Đông Xuân, năng suất bình quân ước đạt 5,39 tấn/ha. Hiện giá lúa được thu mua tại ruộng dao động từ 6.400-6.500 đồng/kg, cao hơn so với cùng kỳ 1.300-1.500 đồng/kg.

Để được mùa, được giá

Để đảm bảo một vụ mùa bội thu, được mùa, được giá, ngành chức năng các tỉnh vùng ĐBSCL cũng có nhiều biện pháp khuyến cáo bà con nông dân.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, để giải quyết những rào cản lớn cho sản xuất nông nghiệp thì địa phương đang tiếp tục cơ cấu lại nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới.

Ðặc biệt, ngành tập trung xây dựng vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao, an toàn, hữu cơ, đạt tiêu chuẩn trong nước và quốc tế, gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, xây dựng vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở những nơi có điều kiện. Phát triển công nghệ sau thu hoạch, sơ chế sản phẩm và phụ phẩm ngư, nông, lâm nghiệp nhằm tận dụng khai thác tốt nguyên liệu nông nghiệp tại địa phương.

Còn theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, đã triển khai kế hoạch xuống giống vụ Đông Xuân gắn với các phương án phòng chống hạn-mặn, giảm nhẹ thiên tai phù hợp với đặc thù khu vực; trong đó, chú trọng triển khai nhanh các giải pháp ứng phó hạn-mặn, bảo đảm nguồn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất, phân bố lịch thời vụ gieo sạ tập trung cho từng tiểu vùng nhằm đảm bảo cho nông dân thu hoạch an toàn và dứt điểm trà lúa Đông Xuân, không để thiên tai gây thiệt hại.

Theo ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, do lưu lượng dòng chảy sông Mê Công về Đồng bằng sông Cửu Long giảm gần 50%, do đó khả năng xâm nhập mặn sâu vào nội đồng là rất cao. Các địa phương và bà con nông dân trên địa bàn tỉnh cần thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng, để chủ động trong công tác phòng chống xâm nhập mặn, bảo vệ lúa Đông Xuân hiệu quả.

BT


Video liên quan

Chủ Đề