Thuốc thải qua sữa mẹ khoảng bao nhiêu phần trăm năm 2024

Con đường chính thải trừ thuốc khỏi cơ thể là qua thận. Ngoài ra, thuốc có thể thải trừ qua các đường khác như đường tiêu hóa, hô hấp, qua da, qua mồ hôi, qua sữa mẹ hoặc qua nước mắt.

Một số thuốc có thể được thải trừ đồng thời theo nhiều đường khác nhau. Nhưng thông thường mỗi thuốc có đường thải trừ chủ yếu của mình. Tùy thuộc vào tính chất và cấu trúc hóa học, vào dạng bào chế và đường dùng…

1. Thải trừ thuốc qua thận:

Đây là con đường thải trừ thuốc quan trọng nhất vì phần lớn thuốc được loại khỏi cơ thể qua đường này.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thải trừ thuốc qua thận là cấu trúc hoá học và tính chất của thuốc, khả năng liên kết với protein huyết tương, pH nước tiểu, trạng thái chức năng của thận….. Trong đó pH nước tiểu có vai trò rất quan trọng. Khi kiềm hoá nước tiểu thì các thuốc có tính acid yếu (thí dụ Acid Barbituric) sẽ bị thải trừ nhanh hơn và ngược lại. Vì thế việc thay đổi pH nước tiểu được ứng dụng trong điều trị ngộ độc thuốc.

2. Thải trừ thuốc qua đường tiêu hóa:

Tất cả những thuốc không tan (như than hoạt…) hoặc tan nhưng không có khả năng hấp thu nếu dùng đường uống (như Streptomycin…) đều thải trừ trực tiếp qua đường tiêu hóa.

Tuy nhiên, một số thuốc sau khi hấp thu được bài tiết qua các dịch của hệ tiêu hóa như mật, dịch dạ dày, nước bọt…

3. Thải trừ thuốc qua đường hô hấp:

Bao gồm các thuốc là chất khí hoặc các chất lỏng dễ bay hơi (như Ether, tinh dầu…). Một số thuốc sau khi chuyển hoá cũng được thải trừ qua các phế nang. Một vài thuốc lại được bài tiết qua dịch phế quản làm ảnh hưởng đến tính chất của dịch này.

Sữa mẹ là nguồn thực phẩm vô giá, cân bằng và thích hợp với trẻ. Các nhà dinh dưỡng khuyến cáo cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và sau đó bú càng lâu càng tốt. Do vậy, bảo vệ nguồn sữa mẹ cả về lượng lẫn về chất là rất quan trọng.

Khi đang cho con bú, nếu chẳng may bị bệnh, hoặc đã có những bệnh mãn tính, người mẹ bắt buộc phải dùng thuốc thì dù muốn hay không, chất lượng của sữa cũng bị ảnh hưởng. Phần lớn thuốc người mẹ dùng đều được chuyển vào sữa, trừ những thuốc có phân tử lượng rất lớn như insulin, heparin.

Những thuốc tan nhiều trong lipid, thuốc có phân tử lượng nhỏ và khả năng gắn kết vào protein huyết tương của mẹ càng thấp thì tỷ lệ vận chuyển qua sữa mẹ càng cao. Lượng thuốc vào sữa thay đổi tuỳ từng thời điểm, càng về cuối cữ bú, sữa mẹ càng chứa nhiều chất béo nên càng chứa nhiều thuốc tan trong chất béo.

Khi bú sữa mẹ, bé trở thành người dùng thuốc bị động và cũng chịu những tác động dược lý của thuốc giống như mẹ, thậm chí còn nhiều hơn mẹ vì khả năng thanh thải thuốc còn rất kém, chỉ bằng khoảng 10% so với người lớn lúc bé 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thuốc đều gây hại cho trẻ mà có một số thuốc an toàn, vì thế, phụ nữ đang cho con bú cần có hướng dẫn của thầy thuốc trước khi dùng bất cứ thuốc nào.

Lượng thuốc em bé nhận qua sữa mẹ phụ thuộc vào liều lượng, số lần dùng thuốc của mẹ, thời gian từ khi dùng thuốc đến khi cho bé bú, thời gian bú và lượng sữa mẹ mà bé bú trong ngày. Khi chỉ định thuốc cho phụ nữ đang cho con bú, thầy thuốc luôn cân nhắc giữa lợi ích của việc điều trị và tác hại của thuốc với cả hai mẹ con, dựa trên nguyên tắc: thuốc nào dùng được cho trẻ sơ sinh thì mới được dùng cho người mẹ đang cho con bú. Tiêu chí để một thuốc được chọn là:

- Càng ít tiết qua sữa càng tốt, có thời gian bán hủy ngắn.

- Tác dụng phụ cũng như tác dụng dược lý của thuốc không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ, không có độc tính cao, không ảnh hưởng đến sự tiết sữa của người mẹ, không làm thay đổi mùi, vị của sữa…

- Không dùng những thuốc có khả năng xuyên qua hàng rào máu não của trẻ

- Thận trọng khi sử dụng các thuốc có tác dụng kéo dài vì những thuốc này giữ nồng độ ổn định trong máu mẹ và kéo dài nên bé sẽ nhận nhiều thuốc trong các cữ bú.

- Các dạng thuốc có tác dụng tại chỗ như kem bôi, thuốc xịt ít gây tác hại cho bé hơn những loại thuốc uống hay tiêm.

Tác động của thuốc (mà người mẹ đã dùng) đối với trẻ phụ thuộc rất nhiều vào lượng thuốc mà bé tiếp nhận qua sữa, do vậy, để hạn chế tối đa việc bé phải nhận một lượng thuốc không dành cho mình trong khi người mẹ điều trị và vẫn duy trì được việc nuôi con bằng sữa của mình, phụ nữ khi đang cho con bú cần lưu ý một số điều:

- Chỉ dùng thuốc khi có sự hướng dẫn của bác sĩ hay dược sĩ với liều thấp nhất đạt tác dụng trị liệu.

- Cho bé bú trước khi dùng thuốc, đến cữ bú tiếp theo (sau khoảng 2 giờ) có thể cho bé bú bình, vắt bỏ sữa mẹ, cữ sau nữa bé có thể bú mẹ bình thường.

- Trong thời gian mẹ uống thuốc, cần theo dõi những biểu hiện của bé như dễ bị kích thích, ngầy ngật, quấy khóc, tiêu chảy hay bỏ bú,… nếu có, mẹ cần ngưng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ.

- Với những thuốc chưa xác định được sự an toàn với trẻ nhưng mẹ bắt buộc phải dùng thì nên cho mẹ bú sữa ngoài, vắt bỏ sữa mẹ vào đúng thời gian của những cữ bú để duy trì nguồn sữa và sẽ tiếp tục cho bé bú trở lại sau khi thuốc bị đào thải hết.

Một số thuốc dùng được khi cho con bú:

* Thuốc giảm đau paracetamol, ibuprophen, codein, naproxem được cho là an toàn vì ít qua sữa mẹ. Không dùng aspirin.

* Các kháng sinh penicillin, cephalosporin, macrolid, aminoglycosid,… có thể dùng được nhưng không được sử dụng tetracyclin, fluoroquinolon vì gây tác hại đến răng và khớp trẻ, metronidazol làm sữa bị đắng nên tránh dùng.

* Thuốc kháng histamin thế hệ I an toàn cho trẻ ngay cả khi mẹ uống liều cao nhưng có thể làm bé ngầy ngật hoặc dễ kích thích; các thuốc loratadin, fexofenadin ít vận chuyển qua sữa nên cũng có thể dùng được.

* Các thuốc tim mạch, an thần, suy nhược, chống co giật, kháng virus… có loại dùng được nhưng cần có sự hướng dẫn kỹ lưỡng về liều lượng và thời gian dùng thuốc.