Top 10 sàn chứng khoán uy tín nhất việt nam năm 2022

Trong bối cảnh bùng nổ công nghệ thông tin như ngày nay, đầu tư chứng khoán không còn là khái niệm xa lạ với nhiều người. Thị trường chứng khoán vừa qua đã chứng kiến hàng loạt kỷ lục được thiết lập từ điểm số thị trường, thanh khoản cho đến số tài khoản mở mới. Điều này cho thấy chứng khoán vẫn là một kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút hàng loạt nhà đầu tư tại Việt Nam.

Việc chọn lựa sàn giao dịch chứng khoán lớn, uy tín cũng góp phần giúp nhà đầu tư an tâm, tự tin đầu tư hơn. Sau đây, hãy cùng Infina tìm hiểu TOP 4 sàn giao dịch chứng khoán phổ biến nhất tại Việt Nam hiện tại nhé!

Bạn có thể tìm hiểu full series Kiến thức đầu tư cơ bản tại đây:

Top 10 sàn chứng khoán uy tín nhất việt nam năm 2022

  • Sàn giao dịch chứng khoán là gì?
  • Vai trò của các sàn giao dịch chứng khoán
  • App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu
  • Các sàn chứng khoán phổ biến tại Việt Nam
    • 1. Sàn HOSE
    • 2. Sàn HNX
    • 3. Sàn UPCOM
    • 4. Sàn OTC
  • Tổng kết

Sàn giao dịch chứng khoán là gì?

Sàn giao dịch chứng khoán là nơi diễn ra giao dịch, trao đổi, mua bán các loại chứng khoán. Đồng thời, SGDCK cũng là đơn vị trung gian thực hiện những hoạt động niêm yết, phát hành, thu hồi chứng khoán, thanh toán các khoản lợi nhuận và chi phí phát sinh.

Chứng khoán được giao dịch trên sàn bao gồm các loại cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, những sản phẩm tài chính được cho phép.

Vai trò của các sàn giao dịch chứng khoán

  • Huy động vốn cho các doanh nghiệp: SGDCK giúp các doanh nghiệp huy động vốn để mở rộng và phát triển kinh doanh. Khi một công ty cần huy động vốn, họ sẽ bán cổ phiếu bằng cách niêm yết cổ phiếu trên SGDCK. Các nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu và số tiền thu được từ các nhà đầu tư sẽ được công ty sử dụng để mở rộng hoạt động kinh doanh.
  • Tạo môi trường đầu tư cho mọi người: SGDCK cho phép các nhà đầu tư lớn và nhỏ có thể đầu tư vào bất kỳ công ty nào được niêm yết trên sàn. Điều này giúp họ có thêm một nguồn thu nhập khác phù hợp với khả năng của từng người.
  • Tăng vốn cho những dự án của địa phương, nhà nước: Chính phủ hay chính quyền địa phương có thể quyết định vay tiền của người dân để hỗ trợ tài chính cho những dự án hạ tầng phát triển lớn bằng hình thức trái phiếu. Những trái phiếu đó có thể tăng giá thông qua Sàn giao dịch chứng khoán khi các thành viên công chúng mua nó, nhờ vậy không cần phải đánh thuế quá cao đối với người dân để có tiền đầu tư phát triển.
  • Đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư và doanh nghiệp: SGDCK thường đưa ra các quy định về giao dịch chứng khoán. Điều này giúp nhà đầu tư cảm thấy tự tin, an tâm hơn trước sự tác động từ các yếu tố bên ngoài lên thị trường chứng khoán.
  • Thước đo của nền kinh tế: Tại SGD chứng khoán, giá cổ phiếu lên hay xuống phụ thuộc phần lớn vào thị trường. Giá cổ phiếu tăng lên hay giữ ổn định khi các công ty và nền kinh tế nói chung cho thấy những dấu hiệu của sự ổn định. Vì thế sự chuyển động của giá cổ phiếu được xem như một thước đo cho sự phát triển của nền kinh tế.

Xem thêm: Quy trình mở tài khoản chứng khoán tại Infina

App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu

Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

Đặc biệt hiện nay khi bạn mua cổ phiếu lô lẻ với tổng giá trị khớp lệnh là 300.000đ, bạn sẽ được nhận ngay 1 lượt mở cổ phiếu miễn phí có giá trị lên đến 1 triệu đồng.

TẢI APP NGAY!!!

Top 10 sàn chứng khoán uy tín nhất việt nam năm 2022
Trải nghiệm app Infina tặng ngay quà tặng lên đến 2 triệu đồng!

Các sàn chứng khoán phổ biến tại Việt Nam

1. Sàn HOSE

Sàn HOSE (hay còn gọi là sàn HSX) là tên viết tắt của Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, được thành lập tháng 7 năm 2000 và là một đơn vị trực thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và quản lý hệ thống giao dịch chứng khoán niêm yết của Việt Nam.

Top 10 sàn chứng khoán uy tín nhất việt nam năm 2022
Sàn HOSE

Hiện nay, sàn chứng khoán Hose là sàn chứng khoán lớn nhất tại Việt Nam. Đa phần các doanh nghiệp, công ty lớn đều niêm yết cổ phiếu ở sàn này. Đây là nơi mà các doanh nghiệp niêm yết chứng khoán và phân phối các sản phẩm chứng khoán của doanh nghiệp ra bên ngoài công chúng.

Sàn Hose sẽ thiết lập một chỉ số giá trong các phiên giao dịch của những công ty đã niêm yết – các chỉ số này gọi chung là chỉ số VN – Index.

Xem thêm: Sàn HoSE là gì? Tất tần tật những thông tin và lưu ý về sàn HoSE

2. Sàn HNX

Sàn HNX là SGDCK cho các cổ phiếu của các công ty đại chúng niêm yết do Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội tổ chức và quản lý trực tiếp.

Top 10 sàn chứng khoán uy tín nhất việt nam năm 2022
Sàn HNX

Sàn HNX được thành lập ban đầu với tên gọi Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào năm 2005, hoạt động chủ yếu trong việc tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán niêm yết, đấu giá cổ phần và đấu thầu trái phiếu. Đến ngày năm 2009, sở giao dịch chứng khoán Hà Nội chính thức thành lập và hoạt động theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu nhà nước với vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng.

Sau gần nhiều năm hoạt động, quy mô của Sở đã phát triển mạnh mẽ với 3 thị trường giao dịch thứ cấp trên một nền công nghệ hiện đại: cổ phiếu, thị trường trái phiếu Chính phủ và thị trường UPCOM, cùng với đó sở giao dịch chứng khoán Hà Nội cũng tổ chức các phiên đấu giá cổ phần và đấu thầu trái phiếu Chính Phủ.

Xem thêm: Sàn HNX là gì? Thời gian giao dịch trên sàn HNX là từ mấy giờ?

3. Sàn UPCOM

Sàn chứng khoán UPCOM là nơi giao dịch chứng khoán của các công ty đại chúng chưa được niêm yết. Sàn UPCOM được tổ chức tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Top 10 sàn chứng khoán uy tín nhất việt nam năm 2022
Sàn UPCOM

Công ty niêm yết ở sàn UPCOM cũng phải đảm bảo các yêu cầu về thông báo thông tin nhất định như báo cáo tài chính hàng năm. Nhưng độ minh bạch, công khai, tính thanh khoản và chất lượng doanh nghiệp chưa bằng HNX. 

Xem thêm: Sàn UPCOM là gì? Chia sẻ bí quyết giúp đầu tư chứng khoán trên sàn UPCOM hiệu quả

4. Sàn OTC

Sàn OTC (còn gọi là thị trường OTC) được gọi là thị trường phi tập trung. Thị trường OTC có thể được hiểu là thị trường được tổ chức mà không dựa vào một mặt bằng giao dịch cố định như sàn giao dịch chứng khoán HOSE, HNX hay Upcom (thị trường giao dịch tập trung). Thay vào đó, thị trường OTC sẽ dựa vào một hệ thống vận hành theo cơ chế chào giá cạnh tranh và thương lượng thông qua sự trợ giúp của các phương tiện thông tin.

Đặc điểm của thị trường OTC là tính thanh khoản của các loại chứng khoán thường sẽ thấp hơn so với thị trường giao dịch tập trung, tuy nhiên vẫn có thể đem lại lợi nhuận vượt trội hơn.

Tổng kết

Mỗi sàn giao dịch chứng khoán đều có ưu và nhược điểm riêng, nhà đầu tư cần cân nhắc lựa chọn nơi giao dịch phù hợp với bản thân để phát triển tài chính cá nhân mình.

Nếu bạn đang quan tâm các thông tin liên quan đến các sàn giao dịch nào, hãy để lại bình luận bên dưới để Infina hỗ trợ thêm nhé!

Xem thêm:

Top 10 sàn chứng khoán uy tín nhất việt nam năm 2022
Top 10 sàn chứng khoán uy tín nhất việt nam năm 2022