Trẻ sơ sinh có nên tiếp xúc ánh sáng

Ánh sáng mặt trời là tài nguyên vô giá của con người và chúng ta không thể nào phủ nhận được vai trò của nó đến đời sống lẫn tinh thần của chúng ta. Chưa kể, ánh nắng chứa nhiều Vitamin D - rất tốt cho sức khoẻ. Nhưng không có nghĩa việc tiếp xúc với ánh nắng lâu dài là tốt - bạn chỉ cần vài phút mỗi ngày là đủ để nhận được những lợi ích từ ánh nắng rồi. Nếu bạn phơi nắng quá nhiều, các tia cực tím có thể gây hại nghiêm trọng và trong một số trường hợp chúng còn gây ảnh hưởng lâu dài như cháy nắng, tăng nốt ruồi, lão hóa da, ung thư da và nhiều hơn nữa. Đặc biệt, trẻ em dễ dàng bị tổn thương trước những nguy cơ từ tia UV, vì da của các bé chưa phát triển đầy đủ. Đọc bài viết dưới đây để nhận ra những mối nguy hiểm mà ánh nắng mặt trời có thể gây ra cho con của bạn nhằm tìm giải pháp bảo vệ đúng cách.

Trẻ sơ sinh có nên tiếp xúc ánh sáng

TIA UV

Từ Mặt Trời đến Trái Đất có rất nhiều loại tia sáng: tia cực tím (UV), ánh sáng nhìn thấy được và bức xạ hồng ngoại. Tia UV chỉ chiếm một phần nhỏ năng lượng của mặt trời, nhưng chúng có độ ảnh hưởng lớn đến da. Tia cực tím có thể được chia thành nhiều loại, tùy thuộc vào bước sóng của nó:

Tia UVA có bước sóng dài nhất, nó không chỉ làm sạm da mà còn khiến làn da lão hóa và có nếp nhăn, bởi vì chúng xâm nhập sâu vào mô da và gây hại.

Các tia UVB, có bước sóng trung bình, làm cho da phát triển chậm, bỏng da, lão hóa da và ung thư da. Nó cực kỳ nguy hiểm cho cơ thể.

Các tia UVC, có bước sóng ngắn nhất nhưng gây hại nhất. May mắn thay, những tia này không tiếp cận được bề mặt trái đất, bởi chúng được hấp thụ bởi khí quyển.

Khi bé của bạn phải phơi nắng

Da của người lớn có thể tự bảo vệ mình khỏi ánh nắng nếu không tiếp xúc quá lâu. Lớp trên cùng của da cùng với melanin và các cơ chế sửa chữa tế bào của cơ thể, sẽ giúp cung cấp chất bảo vệ quang tự nhiên. Nhưng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì các biện pháp phòng vệ này vẫn còn chưa hoàn thiện, khiến chúng dễ bị tổn thương trước ánh mặt trời:

Da của bé mịn màng và nhạy cảm hơn

- Cơ chế hàng rào bảo vệ của da bé hoạt động rất hạn chế nên các tia UV có thể xâm nhập dễ dàng hơn.

- Hệ thống miễn dịch ở trẻ sơ sinh vẫn còn yếu và không thể bảo vệ da một cách toàn diện để chống lại tia tử ngoại.

- Và hệ thống sắc tố được thiết kế để bảo vệ da của bé, vẫn chưa phát triển đầy đủ.

- Da của trẻ sơ sinh có nhiều tế bào độc nhất nhưng mong manh cần được bảo vệ để đảm bảo sức khoẻ lâu dài.

- Ngoài ra, các bé yêu vẫn chưa bài tiết mồ hôi nhiều, khiến chúng nhạy cảm hơn với sự biến đổi của nhiệt độ, bỏng nắng và mất nước.

Trẻ sơ sinh có nên tiếp xúc ánh sáng

Tác hại của ánh nắng mặt trời

Bỏng nắng ngay lập tức gây đau đớn, không phải là kết quả duy nhất của việc tiếp xúc quá nhiều với tia tử ngoại. Trong nhiều năm, tiếp xúc lâu ngày với ánh nắng mặt trời và bị bỏng nắng nhiều lần dẫn đến làn da bị lão hóa nhanh chóng, hệ miễn dịch bị suy yếu và trong một số trường hợp có thể gây ung thư da và đục thủy tinh thể có thể dẫn đến mù lòa.

Hơn nữa, tiếp xúc quá nhiều với ánh mặt trời trong thời thơ ấu có những tác động có hại mà không thể thay đổi được trên hệ thống phòng vệ da sau này: các gốc tự do có hại tích tụ trong da, trong khi khả năng tự sửa chữa sẽ giảm và các tế bào da bị tổn thương vĩnh viễn. Do đó, da bị suy yếu do cháy nắng, đặc biệt là trước 10 tuổi, sẽ luôn luôn dễ bị tổn thương.

Trẻ sơ sinh có nên tiếp xúc ánh sáng

Vì vậy bạn cần phải hạn chế để bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt và cung cấp khả năng bảo vệ da tốt nhất với kem chống nắng cao (SPF 50 trở lên) được thiết kế đặc biệt dành cho trẻ em và phù hợp với loại da của em bé. Bằng cách bảo vệ con bạn khỏi ánh nắng mặt trời, bạn sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ ung thư da đang phát triển khi trưởng thành.

Để tìm hiểu thêm về hướng giải quyết đúng mà bạn có thể thực hiện để bảo vệ con bạn khỏi ánh nắng mặt trời, hãy tham khảo thêm nhiều bài viết của chúng tôi về vấn đề này.

Nhiều gia đình có thói quen cho trẻ sơ sinh ngủ dưới ánh đèn quá sáng để giúp dễ dàng quan sát khi con quấy khóc. Tuy nhiên điều này lại vô tình ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bé.

Các chuyên gia khuyên bố mẹ nên từ bỏ thói quen cho trẻ sơ sinh ngủ dưới ánh đèn quá sáng và tập cho bé ngủ trong bóng tối hoàn toàn. Như vậy bé sẽ có một môi trường phát triển toàn diện và lý tưởng nhất đồng thời có thể tránh khỏi những tác hại khôn lường.

Việc liên tục tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo trong đêm sẽ làm thay đổi nhịp sinh học của cơ thể do bị ức chế sản xuất melatonin, một loại hormone sản sinh ra từ tuyến tùng của não bộ.

Melatonin gây ra cảm giác buồn ngủ và được sinh ra khi trời tối, với mức độ đạt đỉnh vào lúc khoảng 2 giờ sáng. Trong ngày, khi ánh sáng tự nhiên kích thích, cơ thể có sự hình thành một “con đường thần kinh” từ võng mạc (khu vực nhạy sáng ở mặt sau của mắt) tới một khu vực trong não gọi là vùng dưới đồi.

Trẻ sơ sinh có nên tiếp xúc ánh sáng
Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy tác hại của ánh sáng ban đêm tới giấc ngủ con người

Đây là trung tâm điều khiển các đồng hồ cơ thể, từ đó giúp kiểm soát việc sản sinh hormone, nhiệt độ cơ thể và các chức năng khác giúp con người cảm thấy buồn ngủ hay tỉnh táo. Khi khu vực này nhận được tín hiệu từ mắt rằng “Ngày đang tới!”, cơ thể tạm dừng việc sản sinh melatonin. Khi mặt trời lặn và bóng đêm bao trùm, nó lại “báo” cho tuyến tùng để bắt đầu sản xuất nội tiết tố này.

Ngoài chức năng gây buồn ngủ, melatonin còn có vai trò quan trọng khác là giữ ổn định huyết áp và lượng đường trong máu. Giáo sư Jim Horne, cựu trưởng nhóm nghiên cứu giấc ngủ tại Đại học Loughborough cho biết: “Ánh sáng mạnh trước khi đi ngủ ngăn chặn sự sản xuất melatonin nên trì hoãn giấc ngủ và ảnh hưởng đến đồng hồ cơ thể con người. Một số người nhạy cảm với điều này hơn những người khác”.

Nhiều lần bị trì hoãn hoặc giấc ngủ bị phá vỡ sẽ tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim lên đến 50% và nguy cơ đột quỵ lên 15%.

Không chỉ ảnh hưởng đến người lớn mà đối với trẻ nhỏ, ánh sáng ban đêm quá mạnh cũng gây tác hại to lớn.

Trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch

Ít nhiều người cũng biết hệ miễn dịch quan trọng đối với sức khỏe của trẻ nhỏ như thế nào. Con trẻ có thể sẽ đối mặt với nguy cơ gầy còm, ốm yếu, thậm chí thường hay mắc phải các căn bệnh vặt khi cơ thể thiếu đi hệ miễn dịch.

Một khi hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh suy yếu sẽ không thể giúp trẻ tống đẩy các loại vi khuẩn, virus ra bên ngoài cơ thể được.

Trẻ sơ sinh có nên tiếp xúc ánh sáng
Bé ngủ dưới ánh đèn sáng có thể bị suy giảm hệ miễn dịch

Các nghiên cứu cho thấy khi trẻ nhỏ ngủ thường xuyên dưới ánh đèn điện quá sáng, cơ thể bé sẽ không thể sản sinh ra các loại kháng thể chống virus dẫn tới suy giảm hệ miễn dịch.

Cũng với nghiên cứu này, các chuyên gia cho rằng nếu trẻ thường xuyên được ngủ trong bóng đêm điều này rất tốt giúp bé sản sinh ra kháng thể chống virus, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.

Thị lực kém

Ánh sáng đèn ngủ quá sáng không chỉ khiến trẻ khó ngủ, hệ miễn dịch kém mà còn khiến thị lực của trẻ kém đi rất nhiều. Bởi vì, nếu ngủ trong môi trường bóng tối, cơ mi của trẻ sẽ khép lại và được thư giãn.

Còn trong môi trường ánh sáng nhiều, cơ mi vẫn hoạt động và không được nghỉ ngơi đầy đủ theo đúng nhu cầu. Lâu dần chúng sẽ hình thành thói quen, cơ mi của trẻ sẽ hoạt động liên tục và làm mờ thị giác.

Cho trẻ sơ sinh ngủ dưới ánh đèn quá sáng cũng là lý do vì sao ngày nay có rất nhiều trẻ em đã phải mang kính từ sớm.

Trẻ sơ sinh có nên tiếp xúc ánh sáng
Một số trẻ sẽ bị ảnh hưởng thị lực vì ngủ dưới đèn sáng

Giấc ngủ bị ảnh hưởng

Trẻ sơ sinh rất khó có thể nhận biết được đâu là ngày và đâu là đêm. Rất nhiều bố mẹ cũng khó lòng giúp con phân biệt được điều này sớm để tập cho con có thể phân biệt và dễ dàng hình thành thói quen có một nếp ngủ tốt.

Nếu như bạn cứ để cho trẻ ngủ nhiều dưới ánh đèn, điều này chỉ càng khiến cho bé không nhận biết được ngày hay đêm. Đó cũng chính là nguyên do bạn cứ hay bị con đánh thức lúc nửa đêm.

Vì vậy, khi cho con ngủ, tốt nhất hãy tắt hết đèn. Nếu cần thiết chỉ nên để một đèn mờ nhưng đừng quá chói mắt bé. Ban ngày, bạn nên cho con tiếp xúc nhiều hơn với ánh sáng. Chỉ có như vậy mới có thể tập cho con có một thời gian ngủ hợp lý. Con khỏe mạnh, mẹ cũng nhàn hơn trong chuyện chăm sóc con.

Trẻ bị béo phì

Ngủ dưới ánh sáng đèn cũng là nguyên nhân gây béo phì ở trẻ em mà không phải mẹ nào cũng biết. Một nghiên cứu ở đại học Ohio Mỹ, ánh đèn ảnh hưởng tới cân nặng và gây ra mức chênh lệch về lượng đường trong cơ thể. Đây là nguyên nhân gây béo phì ở trẻ.

Những năm đầu đời, việc chăm con thực sự là rất khó khăn. Nếu buổi tối khó quan sát, bố mẹ có thể bố trí đèn ngủ, ánh sáng nhẹ để tiện chăm sóc bé. Đừng cho trẻ sơ sinh ngủ dưới ánh đèn quá sáng để tránh những tác hại như trên nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.