Vì sao quan tâm đến vị trí ứng tuyển

Khi bạn đi phỏng vấn xin việc, một trong những câu hỏi thường gặp nhất là: “Tại sao bạn quan tâm đến vị trí này?”. Đây là một câu hỏi bạn không thể nào trả lời qua loa được, vì người phỏng vấn sẽ dùng để xem xét các kỹ năng thích hợp của bạn, mức độ phù hợp của bạn với công ty và mối quan tâm thực sự của bạn. Hãy xem bạn có mắc 4 lỗi cơ bản dưới đây khi trả lời cho câu hỏi này hay không.


“Tại sao bạn quan tâm đến vị trí này?”

1. Bạn không nói gì về công ty đang ứng tuyển
Một chuyên gia nhân sự tiết lộ câu trả lời “dễ gây chết người” trong buổi phỏng vấn dành cho câu hỏi “Vì sao bạn quan tâm đến vị trí này?” như sau: ứng viên có thể trình bày nhiều yếu tố như đam mê của mình cho ngành nghề ứng tuyển, kỹ năng mình có, những mục tiêu cá nhân sẽ đạt được trong công việc mới. Tuy nhiên, ứng viên lại không hề đề cập đến công ty đang ứng tuyển trong câu trả lời của mình. Bạn cần nhớ rằng kỹ năng của bạn có thể áp dụng cho nhiều công ty khác nhau, điều bạn cần chứng tỏ là những kỹ năng này sẽ phù hợp như thế nào cho công ty ứng tuyển.

2. Bạn chỉ nói về những điều có lợi cho bạn
Lỗi này khá phổ biến ở nhiều ứng viên vì họ thường chỉ chú tâm vào những lợi ích mà công việc đem lại cho họ, ví dụ như cơ hội học hỏi thêm về marketing, cơ hội phát triển khả năng phân tích định lượng, nhưng lại không nói gì về điều mà nhà tuyển dụng cần nghe. Công ty đầu tư cho bạn để phát triển bản thân và đồng thời cũng muốn biết bạn sẽ đóng góp cho công ty như thế nào. Do đó, bạn hãy điều chỉnh mức độ quan tâm của mình cho công việc và tập trung sự nhiệt tình của bạn vào những đóng góp cho công ty nếu bạn được chọn.

3. Bạn đề cập nhiều điều không liên quan
Có thể văn phòng công ty bạn đang ứng tuyển gần trường học của con bạn, hoặc giờ làm việc linh hoạt của công ty bạn có thể giúp bạn linh động trong việc sắp xếp việc nhà nhưng bạn không nên đề cập đến những việc này. Đây là những điểm lợi của công việc dành cho bạn, nhưng hy vọng không phải là yếu tố quyết định khi bạn chọn một công việc cho mình. Nếu bạn nói nhiều về những điều này, bạn có thể sẽ không còn thời gian để nói về những yếu tố có liên quan nhiều hơn.

4. Bạn trả lời sai câu hỏi
Bạn có bao giờ hẹn hò với một người mà lúc nào họ cũng huyên thuyên nói về người yêu cũ? Điều tương tự có thể xảy ra trong buổi phỏng vấn xin việc. Bạn đừng giống những ứng viên chỉ toàn nói về việc tại sao bạn muốn nghỉ việc ở công ty cũ. Ngay cả khi công việc bạn đang ứng tuyển có liên quan đến công việc trước đây, bạn hãy chỉ tập trung vào công việc mới. Hãy thể hiện những kỹ năng bạn đã đạt được, nhưng không nên nói quá nhiều về việc bạn đã tích lũy kinh nghiệm cho các kỹ năng này thế nào.

Những câu hỏi tuyển dụng đơn giản nhất lại thường là những câu hóc búa nhất, đặc biệt là khi bạn trả lời mà không nghĩ người đang lắng nghe là ai. Hy vọng 4 lỗi này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi tốt hơn và hãy luôn nhớ rằng bạn đang phỏng vấn xin việc. Câu hỏi này là một trong những câu hỏi giúp nhà tuyển dụng hiểu nhiều hơn về con người bạn trong vai trò là ứng viên xin việc nhiều hơn bạn tưởng.

Nguồn hình: Internet

Vì sao bạn ứng tuyển vào vị trí này? Hoặc

Vì sao bạn ứng tuyển vào công ty chúng tôi?

Đây là câu hỏi phỏng vấn khá phổ biến, UV rất hay được hỏi câu này trong các buổi phỏng vấn tìm việc

 Câu trả lời thường thấy, đại ý là:

  • Tôi muốn được học hỏi và phát triển nhiều hơn và tôi thấy vị trí này rất phù hợp với kinh nghiệm của tôi trước đây
  • Tôi thích sản phẩm/ngành nghề của công ty anh/chị và tôi muốn được phát triển trong lĩnh vực/ngành nghề này
  • Tôi có tìm hiểu và được biết công ty anh/chị có môi trường làm việc chuyên nghiệp và nhiều cơ hội phát triển [Các bạn trẻ hay trả lời theo hướng này]

Vậy câu trả lời như thế nào là phù hợp nhất? Mình xin chia sẻ góc nhìn cá nhân ở 2 phương diện:

1️⃣ Ứng viên - Người trả lời phỏng vấn

Khi nhận được bất kỳ câu hỏi nào trong buổi phỏng vấn, mình nên suy nghĩ thật kỹ trước khi trả lời: Người hỏi mình mong muốn điều điều? Muốn lắng nghe hay nhân định điều gì khi họ đặt câu hỏi này? Mục đích/ý nghĩa của câu hỏi này là gì,…bạn có thể xin phép người hỏi cho mình thời gian suy nghĩ [Miễn đừng quá lâu] và không ai ép chúng ta phải trả lời ngay.

Vậy nghĩ xem Nhà TD mong đợi điều gì từ câu hỏi này, có thể là:

  • Thử thách độ tự tin của UV
  • Muốn thấy được UV có “biết mình biết ta”
  • Muốn biết UV có thực sự tìm hiểu kỹ về công việc, công ty khi ứng tuyển hay chưa
  • Muốn biết UV tìm kiếm điều gì ở công việc mới để liệu rằng công việc chỗ mình đang tuyển có phù hợp với điều mà UV tìm kiếm

Để chia sẻ đầy đủ các ý trên có thể xem xét hướng trả lời sau:

  • Bạn phải đảm bảo rằng bạn đã tìm hiểu tường tận về công việc mà mình đang ứng tuyển, nếu chưa rõ, bạn có thể xin phép nhà TD được hỏi vài câu để hiểu hơn về công việc, công ty, team,… trước khi trả lời câu hỏi này
  • Chia sẻ để nhà TD thấy được [Cũng là những điều mà UV cần tìm hiểu ở trên]

 Nhà TD/Người đang PV mình mong muốn người phụ trách vị trí này vào sẽ giải quyết vấn đề gì cho họ, cho team của họ

 Để giải quyết được vấn đề trên thì vị trí này cần làm cụ thể những công việc gì

 Để làm được những công việc đó thì cần những kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức gì

 Để có thể làm việc hiệu quả với người sếp đó hay với team đó thì cần thích nghi, hoà nhập với một môi trường, phong cách, văn hoá làm việc như thế nào

 Và cuối cùng là bản thân mình [UV] có những điểm gì từ các ý trên?  Thể hiện/chia sẻ để người PV thấy được những điểm đó hay nói đúng hơn là chứng minh cho Nhà TD thấy được mình phù hợp như thế nào với vị trí đang ứng tuyển.

Thỉnh thoảng trong quá trình tuyển dụng, mình gặp được những UV họ rất tâm huyết với công việc dự tuyển, đi phỏng vấn là chuẩn bị sẵn một bài present về công ty, về những vấn đề liên quan đến vị trí mà họ đang phỏng vấn, sau khi PV xong họ xin phép chia sẻ về nội dung mà họ đã chuẩn bị, và mình chưa thấy UV nào như thế mà công ty không chọn mời hợp tác.

Điều quan trọng nhất khi trả lời câu hỏi này chính là phải thực sự hiểu rõ về Job mà mình đang ứng tuyển, mà để hiểu được một cách tường tận, đầy đủ thì phải biết cách đặt câu hỏi cho Nhà TD, vậy nên để phỏng vấn hiệu quả thì kỹ năng ĐẶT CÂU HỎI là điều mà cần phải rèn luyện, trau dồi rất nhiều chứ không phải chỉ tìm hiểu cách trả lời.

2️⃣ Ở góc độ là Người phỏng vấn/Nhà TD:

Mình thường biến tấu câu hỏi này một chút:

  • Bạn tìm kiếm/mong muốn điều gì ở công việc mới?
  • Bạn có sẵn lòng nhận job này hay không? Còn điều gì khiến bạn e dè, đắn đo?
  • Nếu bạn quyết định bắt đầu công việc mới ở đây thì điều gì ảnh hưởng đến quyết định này của bạn?

Và mình chỉ hỏi những ý này trước khi kết thúc buổi trao đổi và sau khi dành thời gian cho UV đặt câu hỏi. Với mình, mỗi câu hỏi đặt ra khi phỏng vấn [Như các câu hỏi ở trên] mình đều có động cơ/mục đích rõ ràng, xuất phát từ những mong muốn cũng như những hiểu biết trong việc phân tích tâm lý Ứng viên, điều này mình chia sẻ chi tiết trong các buổi đào tạo về Kỹ năng phỏng vấn cũng như các buổi coaching hỗ trợ tìm việc. Để tìm hiểu thêm các chương trình này bạn có thể tham khảo link bên dưới comment

Đây là chia sẻ dựa trên kinh nghiệm và quan điểm cá nhân, không nhất thiết trùng khớp với quan điểm người đọc. Thanh rất mong nhận được những chia sẻ, đóng góp của anh, chị và các bạn nếu có để cùng nhau học hỏi và phát triển. [HÌnh minh họa mình down trên mạng nhe]

Ngoài "Hãy giới thiệu một chút về bản thân" thì câu hỏi "Tại sao bạn quan tâm đến vị trí tuyển dụng này của chúng tôi?" cũng chắc chắn sẽ xuất hiện trong bất cứ buổi phỏng vấn nào. Và ngay cả khi nó không xuất hiện thì bạn vẫn cần phải tự mình trả lời nếu như muốn được chọn. Như vậy, không còn cách nào khác tốt hơn việc suy nghĩ mạch lạc lý do tại sao bạn lại ứng tuyển vào vị trí này, và nó có ý nghĩa như thế nào với bạn và đối với cả phía công ty. Theo đánh giá của phần mềm tìm việc làm vn.joboko.com //vn.joboko.com [tên trước đây là GoodCV] việc trả lời câu hỏi này sẽ không quá khó nếu như bạn thực hiện theo các bước sau đây:

Hướng dẫn cách trả lời tại sao bạn quan tâm đến vị trí tuyển dụng này của chúng tôi?
 

Mục Lục bài viết:
I. Cách trả lời câu hỏi.
Bước 1. Thể hiện nhiệt huyết với công ty.
Bước 2. Kết hợp kỹ năng và kinh nghiệm của bạn.
Bước 3. Kết hợp định hướng nghề nghiệp.
II. Những Câu trả lời hay.


Đầu tiên, câu hỏi  "tại sao bạn quan tâm đến vị trí tuyển dụng này" là cơ hội tuyệt vời để thể hiện những gì bạn biết về công ty. Bạn có thể nói về việc bạn cảm thấy phấn khích như thế nào khi được tuyển. Hãy dành một chút thời gian tìm hiểu thông tin, chọn một vài chi tiết tiêu biểu và kết hợp nó với những lý do tại sao bạn lại là ứng viên sáng giá nhất.

Đặc biệt trong các công ty nhỏ, bạn sẽ thuyết phục được nhà tuyển dụng khi biết được một hoặc hai chi tiết thú vị về công ty đó ví dụ như những thành tựu mà họ đã đạt được hay CEO của công ty đó nổi tiếng đến mức nào. Để biết được những điều này, cách duy nhất là tìm hiểu trên website của công ty hoặc trò chuyện với một nhân viên đã hoặc đang làm việc trong công ty đó.
 

Bước 2: Kết hợp kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân với yêu cầu công việc

Tiếp theo, bạn phải nêu lý do tại sao bạn là ứng cử viên phù hợp nhất. Có 2 cách bạn giúp bạn thể hiện mình: tập trung vào kinh nghiệm của bản thân [bạn đã làm một công việc tương tự trước đây] hoặc thể hiện năng lực của mình. Hãy tập trung làm nổi bật những kỹ năng bạn đã tích lũy được, thêm vào đó là một, hai kỹ năng được yêu cầu trong bản mô tả công việc.

Hãy cố gắng thể hiện tất cả những kĩ năng này sau khi đã cho nhà tuyển dụng thấy nhiệt huyết của bạn với công ty họ. Ví dụ:

"Tuy nhiên, điều thực sự khiến tôi quan tâm đến vị trí tuyển dụng này là cơ hội để kết hợp cả kĩ năng lập trình của một kĩ sư phần mềm cao cấp mà tôi đã tích lũy được và khả năng phân tích tiềm năng trong đầu tư và quản lý tài sản."

Hãy đưa ra câu trả lời đầy đủ và ngắn gọn. Bạn sẽ có nhiều cơ hội để nói về cách mà bạn đã tích lũy những kỹ năng này và câu chuyện liên quan; tuy nhiên, bạn chỉ nên tập trung vào những kĩ năng chính và có liên quan đến vị trí công việc mà bạn ứng tuyển.
 

Bước 3: Kết hợp định hướng nghề nghiệp

Cuối cùng, bạn cần phải làm rõ tại sao bạn quan tâm đến vị trí tuyển dụng này và nó có ý nghĩa như thế nào trong sự nghiệp của bạn. Đừng để nhà tuyển dụng thấy bạn chỉ coi nó như một bước đệm mà hãy cho họ thấy rằng bạn sẽ gắn bó lâu dài và phấn đấu hết mình cho sứ mệnh của công ty. Chỉ có như vậy, bạn mới có thể lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng và như thế, họ mới sẵn sàng đầu tư cho bạn. Ví dụ:

"Tôi đã ấp ủ ý định chuyển sang ngành tài chính từ lâu và cũng đã tự mình học hỏi những kỹ năng cần có trong ngành này. Cơ hội làm việc tại đây sẽ là cách tốt nhất để tôi có thể áp dụng kỹ năng lập trình của mình vào lĩnh vực tài chính. Tôi thực sự rất vui khi nghĩ về những điều mới mẻ mình sắp được học cũng như những gì tôi có thể đóng góp cho công ty."

Tất nhiên, bạn cũng không nhất định phải tuyên bố rằng mình sẽ làm việc tại đây trong thời gian dài. Chỉ cần cho nhà tuyển dụng thấy được công việc này có ý nghĩa với tương lai của bạn như thế nào và bạn sẽ phấn đấu vì nó ra sao.
 

II. Câu trả lời hay cho câu "Tại sao bạn quan tâm đến vị trí tuyển dụng này của chúng tôi?"

Khi thực hiện được đầy đủ cả ba bước này, bạn chắc chắn sẽ tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng trên cả ba mặt trận: kiến thức, năng lực của bản thân, và cả nhiệt huyết với công ty. Và, thành công là điều bạn chắc chắn sẽ làm được. Trong quá trình phỏng vấn xuất hiện câu hỏi: " Bạn làm cách nào để giải quyết áp lực ? mà bạn chưa biết trả lời thế nào. Hãy tham khảo bài viết trong phần tiếp theo Taimienphi.vn sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi một cách tự tin và làm hài lòng nhà tuyển dụng nhất

Bạn có bao giờ cảm thấy sợ hãi mỗi khi nhà tuyển dụng hỏi lý do tại sao bạn quan tâm đến vị trí tuyển dụng của họ? Với 3 bước đơn giản dưới đây, việc thuyết phục nhà tuyển dụng với câu hỏi này sẽ trở nên vô cùng đơn giản.

Gửi CV qua email cần những gì? kinh nghiệm gửi CV xin việc online 6 Lỗi hay gặp khi trình bày CV xin việc Cách viết CV xin việc, viết CV cho sinh viên mới ra trường, người chưa có kinh nghiệm Cách điền đơn xin việc trong bộ hồ sơ xin việc Những chú ý quan trọng khi xin việc làm trái ngành Xu hướng viết CV xin việc năm 2017

Video liên quan

Chủ Đề