Ý nghĩa của món thịt đông ngày tết

Ông bà ta có câu :"Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ /Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh" để nói về những món ăn ngày Tết nhưng dường như lại thiếu mất một món ăn rất ngon đó là thịt đông.

Bố tôi nấu ăn rất ngon nhưng chẳng mấy khi bố có thời gian để động đến việc bếp núc, chỉ những ngày giỗ, Tết thì bố tôi mới trổ tài. Trong những món bố nấu, tôi thích nhất là món thịt đông. Khi ấy, tôi thường lăng xăng dưới bếp phụ giúp bố để học bí quyết nấu ăn.

Ý nghĩa của món thịt đông ngày tết

Ảnh: vnsinhvien

Bố tôi bảo phải chọn chân giò cho món thịt đông (chân trước ngon hơn chân sau). Chân giò làm sạch, sau đó được thui qua lửa, rửa lại một lần nữa rồi rút bỏ xương, thái thành từng miếng nhỏ khoảng chừng một đốt ngón tay, thái nhỏ quá khiến miếng thịt sẽ nát khi nấu. Bố tôi khéo tay, nấu món gì cũng ngon. Bố tôi làm luôn tay, cẩn thận và khéo léo. Nồi nước ấm đã chuẩn bị sẵn được đun sôi, bố cho thịt, mộc nhĩ thái sợi nhỏ, nêm muối, hạt tiêu, mì chính, cho nước mắm ngon vào, thêm kẹo đắng tạo màu cho thịt đông. Tay bố vẫn đảo thật đều, tôi để ý mái tóc bố đã chuyển sang màu muối tiêu đang vương đầy bụi than và khói bếp. Bố bảo tôi đun nhỏ lửa cho nồi thịt sôi nhẹ, rồi dùng vá rây vớt bọt liên tục cho đến khi không thấy bọt nổi lên nữa thì thôi. Đun đến khi nước xâm xấp thịt thì bắc khỏi bếp. Bố tôi cẩn thận múc thịt vào trong chiếc âu sành lớn, đậy lại, khi ăn lật úp lại rồi cho ra đĩa.

Thịt đông dễ làm nhưng lại hóa ra rất khó khi nấu sao cho không nhừ quá, vừa đủ nước để cho thịt đông lại. Ngày Tết, khi đã chán ngấy thịt mỡ, giò lụa, giò thủ... ta lại nhớ đến thịt đông. Bề mặt của thịt đông trong, ấp ủ bên trong là những miếng thịt thơm ngon, sợi mộc nhĩ khi nhai kêu sừn sựt. Ăn thịt đông cùng với bánh chưng, hoặc với cơm thêm dưa hành mới cảm nhận hết hương vị của ngày Tết. Thời mở cửa, nhiều nhà thường ra chợ mua thịt đông nấu sẵn, hay có nấu thì cũng là món thịt đông tủ lạnh, rất hiếm gia đình nấu thịt đông theo cách truyền thống nên khó mà cảm nhận được hương vị của món ăn này. Tự tay chuẩn bị món ăn từ lúc nấu cho đến khi nó được đặt lên mâm cơm, khi thưởng thức ta dường như thấy món ăn thêm ngon, thêm ý nghĩa.

Ý nghĩa của món thịt đông ngày tết

Khi cái rét đã tê tái lòng người, khi hương vị của ngày Tết bắt đầu miên man, nhè nhẹ trong đất trời thì nỗi nhớ của người xa quê như lắng lại, da diết, chỉ muốn ngay lúc đó được trở về đoàn tụ bên gia đình. Những ngày áp Tết, tôi lại nhớ về gia đình, nhớ về món thịt đông bố nấu chan chứa tình thương.

Theo MonngonHanoi - Ngày 11/1/2011


Ý nghĩa của món thịt đông ngày tết
Ý nghĩa món ăn ngày tết

Vào mỗi dịp Tết đến mỗi vùng miền sẽ có những món ăn đặc trưng mang giá trị thiêng liêng và ẩn chứa ý nghĩa tâm linh đồng thời thể hiện bản sắc văn hóa lâu đời. Để cúng tổ tiên nhà nhà đều tất bật chuẩn bị mâm cơm thịnh soạn với những món ăn mà ngày thường ít được ăn. Hãy cùng amthucvietnam365 tìm hiểu thêm về ý nghĩa món ăn ngày Tết với các món ăn đặc trưng của từng vùng miền nhé.

Ngày Tết Cổ Truyền Miền Bắc

Ở miền Bắc mâm cỗ ngày Tết tượng trưng cho tứ trụ, 4 mùa, 4 phương nên bao giờ cũng phải có 4 bát 4 đĩa. Các món đựng trên đĩa sẽ được dùng trước còn những món trong bát thì dùng sau theo truyền thống

THỊT ĐÔNG VỚI Ý NGHĨA MANG MAY MẮN CẢ NĂM

Ý nghĩa của món thịt đông ngày tết
Thịt đông mang may mắn cả năm

Vào mỗi dịp Tết cổ truyền thịt đông là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm của người miền Bắc bởi nó mang ý nghĩa hy vọng một năm mới may mắn, thuận lợi sẽ đến với cả gia đình. Các nguyên liệu trong món thịt đông hòa quyện với nhau thể hiện sự hòa hợp, gắn kết, yêu thương của các thành viên trong gia đình. Món ăn này khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được độ ngậy và cảm giác lành lạnh ngon miệng từ chân giò lợn, tai heo hoặc thịt gà. Để cơ thể tiêu hóa một cách dễ dàng bạn nên ăn kèm với dưa hành hoặc rau xanh bởi món thịt đông chứa nhiều chất béo và chất đạm.

BÁNH CHƯNG MANG Ý NGHĨA BIẾT ƠN ÔNG CHA

Bánh chưng là món ăn có lịch sử lâu đời trong nền ẩm thực Việt Nam và tượng trưng như một linh hồn của ngày Tết. Ở miền Bắc những chiếc bánh chưng không chỉ tượng trưng cho trời đất mà còn thể hiện lòng thành của con cháu đối với tổ tiên.

THỊT GÀ MANG Ý NGHĨA VỀ SỰ ẤM NO, AN KHANG

Thịt gà là một trong những món ăn đặc trưng thường để nguyên con để luộc bày biện trong mâm cỗ cúng Tết của người miền Bắc. Nhiều người tin rằng gà luộc sẽ mang đến một năm mới đủ đầy và còn là món ăn rất tốt cho sức khỏe trong dịp Tết

GIÒ CHẢ MÓN ĂN MANG Ý NGHĨA PHÚC LỘC ĐẦY NHÀ

Giò chả theo quan niệm dân gian tượng trưng cho sự phú quý, sang trọng phúc lộc đến nhà. Vì vậy để khởi đầu cho một năm mới đầy may mắn món ăn này đã được chọn ăn kèm với dưa hành, chấm nước mắm trong những ngày Tết.

Ngày Tết Cổ Truyền Miền Trung

Mâm cỗ ngày Tết ở miền Trung thường đơn giản với các món ăn thể hiện tinh thần tiết kiệm và sẻ chia. Người miền Trung thường làm các món cuốn với bánh tráng và, các món kho mặn hoặc món hấp như tôm rim, thịt kho tàu, thịt ngâm nước mắm…vào ngày Tết

MĂNG KHÔ KHO MANG Ý NGHĨA VẠN SỰ TỐT LÀNH

Măng khô kho là món ăn đặc trưng ngày Tết của người miền Trung mang đến vị béo của thịt quyện cùng vị măng cuốn cùng với bánh tráng, rau sống và chấm với nước măng kho. Để chế biến món măng khô kho nguyên liệu thịt heo chọn loại ngon được xào săn lại và cho vào nồi kho chung với măng mềm, xé nhỏ

TRÉ MANG Ý NGHĨA GIA ĐÌNH HÒA THUẬN

Ý nghĩa của món thịt đông ngày tết
Tré mang ý nghĩa gia đình hoà thuận

Trước đây tré chỉ dành cho các bậc vua chúa, vương giả nhưng theo nhịp sống hiện đại món ăn này thường xuất hiện trong mâm cơm của người miền Trung vào ngày Tết. Món ăn hấp dẫn và độc đáo này được chế biến từ tai, mũi heo, thịt ba chỉ ram vàng thái thành sợi nhỏ, kết hợp với củ riềng, tỏi, thính và lá ổi.

Món Ăn Ngày Tết Cổ Truyền Miền Nam

Mâm cỗ ngày Tết của người miền Nam đều mang một tính chất thể hiện một trạng thái ngũ hành âm dương: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Theo đó mỗi món ăn ngày Tết trong mâm cúng được ứng dụng theo triết lý ngũ hành sẽ cân bằng năng lượng trong cơ thể.

THỊT KHO TÀU MANG Ý NGHĨA SUM VẦY ẤM CÚNG

Ý nghĩa của món thịt đông ngày tết
Thịt kho tàu mang ý nghĩa xum vầy ấm cúng

Món thịt kho tàu với vị đậm đà, màu sắc bắt mắt ở các gia đình Nam bộ tượng trưng cho sự ấm cúng, sum vầy. Món ăn này ngay từ nguyên liệu đã vận dụng linh hoạt nguyên lý hài hòa âm dương. Bạn có thể thấy trứng vịt tròn tượng trưng cho dương còn những miếng thịt heo vuông vức tượng trưng cho âm thể hiện sự yên vui, hòa thuận

CỦ KIỆU NGÂM VỚI Ý NGHĨA TIỀN BẠC ĐẦY NHÀ

Củ kiệu ngâm là món ăn đặc trưng tượng trưng cho tiền bạc, sự vinh hoa, phú quý trong năm mới của người miền. Theo nguyên lý ngũ hành món củ kiệu ngâm có vị chua ứng với hành Mộc được ăn kèm với món thịt kho trứng có vị mặn ứng với hành Thủy. Ăn hai món này với nhau sẽ đúng với nguyên tắc ngũ hành là Thủy và Mộc là hai nguyên tố bổ trợ nhau.

KHỔ QUA NHỒI THỊT VỚI Ý NGHĨA MUỘN PHIỀN TIÊU TAN

Canh khổ qua với vị ngọt đậm đà của thịt hầm cùng nước súp điểm xuyết vị đắng đặc trưng cũng là một món ăn dịp Tết cổ truyền đặc trưng của người miền Nam. Canh khổ qua cũng là một cách chơi chữ với ước mong mọi khó khăn, khổ ải sẽ qua đi

Đơn vị chủ quản

HỘI TRUYỀN THÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Đơn vị giao dịch quảng cáo

CÔNG TY CP LUXCAS VIỆT NAM

Địa chỉ: A21 Cư xá Lam Sơn, Nguyễn Oanh, P.17, Q.Gò Vấp. Tp.HCM

Hotline: 0989.33.55.11

Website: https://amthucvietnam365.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/amthucvietnam3652021

Email:

Ý nghĩa của món thịt đông ngày tết