Cách nấu quả trám đen

Để có thể làm ra được những món ngon từ trám, mời bạn cùng tìm hiểu cách chế biến và bảo quản quả trám nhé!

  • Cách pha nước chấm nem và bún chả cực ngon
  • 5 mẹo nấu ăn đơn giản để có món nướng hoàn hảo
  • Mách bạn cách làm chín và bóc vỏ hạt dẻ dễ dàng
  • Mẹo làm cua ốc sạch nhanh chóng, đơn giản

Trong các sách thuốc trám còn có tên chữ Hán là Sơn Lãm, Cảm Lãm, Gián Quả, Thanh Quả và cây trám còn được gọi là cây bùi vì quả ăn rất bùi. Có hai loại trám phổ biến là trám đen và trám trắng (hay còn gọi làm trám xanh), ngoài ra thì một số tài liệu còn nhắc tới trám hồng. Riêng trám đen có hai loại là trám chim và trám trâu, một loại quả ngắn tròn mỏng thịt một loại thon dài thì nhiều thịt và béo bùi hơn.

1. Cách chọn trám đen, sơ chế và bảo quản

Khi chọn trám đen, bạn nên chọn quả thon dài hai đầu, sờ còn thấy cứng, da phấn và mịn chứ không bị nhăn nheo hay bị rộp.

Cách nấu quả trám đen


Khi mua về là bạn phải tãi ra rổ rá và để ở chỗ mát cho thoáng, chỉ cần trám đen bị hấp hơi ở trong túi nylon là sẽ bị mềm loét ra ở những chỗ bị nóng.
Như thế thì coi như là hỏng, vì khi ta đi rửa và xát trám cho ra nhựa, những chỗ này sẽ bị loét trơ hạt, khi om sẽ bị nhạt trám, dễ bị ủng nước và nhanh chua, nhanh hỏng.

2. Cách sơ chế và om trám đen

Để trám không bị chát thì bạn phải làm kỹ khâu “vo” xát trám. Cho trám vào rá tre, nhúng nước, nhấc lên, dùng tay hoặc vật dụng xoa ấn để quả trám xát vào nhau và xát vào rá cho phôi nhựa. Lại nhúng rửa nước, nhấc lên rồi lặp lại quá trình này 5-7 lần đến khi trám sạch mịn, nước không còn đen.

Om trám rất dễ mà cũng rất khó, nhiều người om bị sượng, được đầu nọ thì mất đầu kia – giống như quả trám bị hấp hơi, đầu thì nhũn đầu thì cứng. Nguyên nhân thì có thể là vì nước không đủ nóng nên trám chưa mềm đều nước đã bị nguội làm phần còn lại không mềm ra được.

Cách nấu quả trám đen


Cách om trám đen

Pha nước nóng già tay, khoảng 60 độ C, cho thêm một chút muối rồi thả trám đã sơ chế vào, đậy vung và để ở nơi tương đối ấm, sau 30 phút là ăn được.

Trám om ở nhiệt độ khác nhau cho các kết quả khác nhau, nước lên tới 70 độ C là trám bị cứng chát. Nếu thấp dưới 50 độ C thì khó chín, mà nếu chín cũng không ngon. Từ 55-62 độ C là trám chín đẹp nhất (độ sai lệch là khoảng 5 độ C). Trám chín ở 55 độ C có thịt vàng viền tím, khi để nguội thi thịt trám sẽ tím dần. Khi trám đã mềm rồi thì sẽ không cứng đơ lại nữa, mà nếu để lâu ngoài không khí thì sẽ bị lên váng, chua và ủng.

Để giữ trám được lâu hơn, bạn pha nước muối hơi mặn, nóng già, đổ trám đã om vào đó cho chắc lại một chút. Để nguội rồi cất vào tủ mát có thể ăn tới cả tuần. Ngoài ra bạn có thể dùng cách đóng hộp giống như làm mứt.

Món ăn từ quả trám

Trám được dùng để chế biến nhiều món ăn, trám trắng thì làm mứt, làm ô mai, kho cá, kho thịt và cả ngâm mắm để ăn dần nữa. Trám đen thì thường được om mềm rồi mới dùng để kho thịt cá, hoặc là nhồi thịt hấp nhưng phổ biến nhất vẫn là ăn luôn.

Trám đen đã om, tách hạt ngang hoặc dọc đều được, rồi chấm với muối vừng, nước mắm hoặc nước kho thịt đều ngon. Nhưng hợp nhất có lẽ là “nước chấm” thịt băm - thit nạc băm nhỏ, hành khô phi thơm, cho thịt đã ướp mắm tiêu vào đảo đều cho săn lại, cho thêm chút nước làm nước chấm, nêm nếm thêm gia vị vừa ăn, tắt bếp và rắc hạt tiêu thơm.

Cách nấu quả trám đen


Trám đen sau khi om thì béo bùi và thơm nhẹ chứ không còn cứng đơ và chát nữa. Cũng với thịt béo, ăn trám đen chấm mắm tôm cùng thịt ba chỉ luộc, rau thơm và khế thì “thôi rồi”, ăn nhanh kẻo hết.

Mùa trám tới nhanh và hết cũng nhanh, bạn hãy tranh thủ làm những món trám đãi cả nhà nhé! Chúc các bạn có thêm những kinh nghiệm hay trong cách chế biến và bảo quản quả trám thật hiệu quả!

Huyenchi11

1. Xôi trám đen

Cách nấu quả trám đen

Xôi trám đen là món ăn nổi tiếng vừa dẻo, vừa thơm, ăn một lần nhớ mãi của Cao Bằng. Xôi trám đen ăn rất bùi, ngậy mà không ngấy.

Một chõ xôi vài cân gạo nếp cần có 1/3 là nhân trám. Để chuẩn bị có một chõ xôi nhân trám phải vo gạo nếp, ngâm gạo từ tối hôm trước, sáng hôm sau mới rửa hạt trám đổ ra nong. Sau khi om chín, trám đen được bóc lớp vỏ mỏng dính bên ngoài rồi tách hạt lấy phần cùi. Sau khi có đủ nhân trám mới xóc cùng gạo có thêm ít muối và cho vào chõ đun nhỏ lửa.

Xôi nếp đồ xong trộn cùi trám đảo đều, xôi từ màu trắng chuyển thành màu tím khá đẹp. Cũng có thể cùi trám được đảo qua mỡ kèm chút bột canh và nước mắm rồi mới đảo đều với xôi. Mùi thơm của nếp hòa quyện với mùi thơm của trám tạo mùi thơm kích thích vị giác.

2. Canh trám nấu gà

Cách nấu quả trám đen

Trám được chế biến thành rất nhiều món ăn ngon

Đây là món ăn dễ chế biến và không cầu kỳ. Quả trám được hái về rửa sạch, thịt gà thái thành từng miếng vừa ăn. Phi gừng cho dậy mùi và cho trám cùng thịt gà vào xào khoảng 5-7 phút rồi đổ nước xăm xắp và hầm từ 25 đến 30 phút là cả trám và thịt gà đều đã chín nhừ. Khi canh đã chín, cho gia vị, một chút lá và củ kiệu tươi cùng mộc nhĩ đã ngâm nở, làm sạch. Đậy vung khoảng chừng 2 phút là có thể múc canh ra ăn được.

Khi múc canh lên bát, chúng ta sẽ thấy canh có nhiều màu khác nhau: màu vàng của quả trám, màu trắng vàng của thịt gà, màu xanh của lá, củ kiệu, màu tím thẫm của mộc nhĩ, màu vàng nghệ của gừng và mỡ gà. Nước canh rất trong cùng với vị ngọt của thịt gà lẫn vị hơi chua của quả trám, vị cay nhẹ của gừng và hương thơm của kiệu khiến người ăn khó quên.

Món canh này còn là bài thuốc rất tốt cho những người mới ốm dậy, chỉ cần ăn một bát canh trám thôi sẽ cảm nhận được vị giác ngon miệng. Canh gà nấu quả trám là món ăn độc đáo mang bản sắc rất riêng của người Tày vùng Nghĩa Đô (Lào Cai).


3. Trám kho thịt, cá

Cách nấu quả trám đen

Trám đen kho thịt hoặc cá là món được mong chờ trong mùa trám. Quả trám ngon nhất khi được đập dập cả hạt, cái nhân nằm dọc hạt trám sẽ ngấm ra thịt quả, rồi được kho kỹ với thịt ba chỉ... Vị chua chát quyện với miếng thịt nửa nạc nửa mỡ làm miếng cơm thêm ngon và đậm đà. Thịt không còn quá ngấy và béo, quả trám lúc đó hơi chát dịu, chua nhẹ, và ngậy, cái ngậy của thịt ba chỉ và nhân trám tiết ra.

Cá kho trám là món ăn phổ biến của nông thôn miền núi phía Bắc. Khi kho, vị chua của trám ngấm vào làm cá mềm nục có vị hơi chua, còn vị ngọt của tương, chất đạm của cá ngấm vào trám làm mất vị chát, giảm vị chua, miếng trám mang lại vị chua ngọt, béo bùi, ăn mãi không chán.

4. Trám muối, trám dầm tương

Món trám muối là món ăn khoái khẩu nhất của các gia đình người Tày.

Cách chế biến trám muối qua nhiều công đoạn khá tỉ mỉ. Trám được lấy về, rửa sạch sau đó cho vào nồi đun sôi cho trái chín đều. Nếm thử nếu cùi trám tách khỏi hạt và ăn có độ dẻo, thơm là được. Sau đó để trám nguội rồi cho vào chum hoặc vại để muối.

Dùng nước đun sôi để nguội, pha muối hạt vừa mặn đổ ngập quả trám rồi dùng nắp đậy kín chum. Khoảng 2 tuần, trám lên men chua là lấy ra ăn được.

Cách nấu quả trám đen

Trong quá trình ngâm, trám sẽ tiết ra nhựa đen và kết lại thành từng mảng lớn trên bề mặt vại muối. Vì vậy, thỉnh thoảng người ta lại mở nắp ra, dùng muôi hớt bỏ màng nhựa ra khỏi vại rồi bịt kín nắp. Trám muối khi ăn có vị chua nhẹ, giữ được mùi thơm, cùi trám dóc hạt nhưng vẫn có độ dai, giòn và cảm nhận về vị mặn của muối hòa với vị bùi bùi, chua chua, ngọt nơi đầu lưỡi.

Ngoài ra, trám có thể dùng để dầm với tương cũng là một món ăn rất hấp dẫn. Trám ngâm nước muối qua đêm, tách hạt lấy cùi, dùng chày cối giã dập để miếng trám mềm hơn. Dầm trám với tương bần loại ngon, lượng tương vừa đủ ngấm vì ít tương thì miếng trám khô mà nhiều tương thì lại bị mặn. Món này có thể dự trữ hộp kín, để tủ lạnh, ăn quanh năm.


5. Trám đen nhồi thịt

Trám nhồi thịt dùng ăn với cơm có vị lạ, thơm và béo ngậy, rất hấp dẫn.

Trám đen muốn ăn có vị béo, hết chát cần được làm từ hôm trước. Trám mua về đem rửa sạch nhiều nước cho hết nhựa. Cho 1/2 lít nước vào nồi đun sôi, nêm khoảng 3 thìa canh muối vào khuấy đều, nhấc ra khỏi bếp để nguội còn khoảng 75 độ, cho trám vào ngập nước, đậy vung để nguyên tại chỗ (còn gọi là om trám) và để hôm sau dùng. Trám mềm tay rồi vớt ra, bổ dọc thân quả lấy thịt, bỏ hột.

Cách nấu quả trám đen

Thịt xay nhỏ, mộc nhĩ, nấm hướng rửa sạch băm nhỏ, thêm một chút hành khô đập dập. Trộn đều tất cả các nguyên liệu, nêm một chút gia vị. Nhồi hỗn hợp thịt đã trộn vào quả trám và xếp ra đĩa. Cho dầu vào chảo đun nóng, sau đó cho trám vào chảo rán, cẩn thận lật mặt để trám không bị cháy. Khi thịt bên trong đã chín, xếp lần lượt từng quả ra đĩa cho đẹp mắt. Hoặc nếu không thích ăn rán bạn có thể xếp vào đĩa, cho vào chõ hấp chín trong khoảng 7-10 phút. Ăn trám khi còn nóng và chấm kèm nước mắm ớt.

Mùa trám tới nhanh và hết cũng nhanh, bạn hãy tranh thủ làm những món trám đãi cả nhà nhé!

6. Cách chế biến và bảo quản quả trám

Khi chọn trám đen, bạn nên chọn quả thon dài hai đầu, sờ còn thấy cứng, da phấn và mịn chứ không bị nhăn nheo hay bị rộp.

Pha nước nóng già tay, khoảng 60 độ C, cho thêm một chút muối rồi thả trám đã sơ chế vào, đậy vung và để ở nơi tương đối ấm, sau 30 phút là ăn được.

Trám om ở nhiệt độ khác nhau cho các kết quả khác nhau, nước lên tới 70 độ C là trám bị cứng chát. Nếu thấp dưới 50 độ C thì khó chín, mà nếu chín cũng không ngon. Từ 55-62 độ C là trám chín đẹp nhất.

Để giữ trám được lâu hơn, bạn pha nước muối hơi mặn, nóng già, đổ trám đã om vào đó cho chắc lại một chút. Để nguội rồi cất vào tủ mát có thể ăn tới cả tuần. Ngoài ra bạn có thể dùng cách đóng hộp giống như làm mứt.

Nguồn trích "tin tức online"