Cơ cấu tổ chức trong tiếng anh là gì năm 2024

Thiết lập cơ cấu tổ chức (tiếng Anh: Establishing an Organizational Structure) là quá trình nhà quản trị cấp cao của tổ chức đưa ra quyết định về bản chất, hình thức và đặc trưng của tổ chức.

Cơ cấu tổ chức trong tiếng anh là gì năm 2024

Hình minh họa (Nguồn: 4Vector)

Thiết lập cơ cấu tổ chức

Khái niệm

Thiết lập cơ cấu tổ chức trong tiếng Anh là Establishing an Organizational Structure.

Thiết lập cơ cấu tổ chức là quá trình xác định cơ cấu và các mối quan hệ về quyền hạn trong một tổ chức để đảm bảo mọi hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu, chiến lược của tổ chức.

Cấu tạo của cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của một đơn vị gồm bốn yếu tố cơ bản sau:

- Chuyên môn hóa là quá trình nhận diện và đánh giá các công việc. Quá trình chuyên môn hóa đòi hỏi phải xác định rõ các công việc phải làm và giao việc cụ thể cho các bộ phận, các thành viên.

- Tiêu chuẩn hóa là quá trình phát triển các qui trình làm việc của tổ chức mà theo đó các thành viên có thể hoàn thành nhiệm vụ của họ theo những tiêu chuẩn thống nhất và thích hợp.

- Sự phối hợp là những thủ tục chính thức và phi chính thức để liên kết các hoạt động trong tổ chức.

- Phân chia quyền hành và trách nhiệm là phân chia quyền ra quyết định và điều khiển hoạt động cho các nhà quản trị ở các cấp bậc khác nhau.

Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức

Chiến lược và mục tiêu của tổ chức: tổ chức thiết kế như thế nào phụ thuộc vào chiến lược và mục tiêu của nó.

Qui mô của tổ chức và mức độ phức tạp của tổ chức: qui mô lớn thì các bộ phận thông thường phải tăng lên tương ứng và mức độ phức tạp của tổ chức cũng tăng lên. Qui mô lớn thì mối quan hệ và sự chuyên môn hóa trong tổ chức cũng tăng lên.

Kĩ thuật – công nghệ: kĩ thuật công nghệ là phương thức mà tổ chức áp dụng để biến đầu vào thành đầu ra. Do đó, áp dụng kĩ thuật công nghệ nào đòi hỏi cấu trúc phải phù hợp và thích nghi. Cấu trúc của một tổ chức áp dụng kĩ thuật hiện đại với dây chuyền công nghệ tự động hóa khác hẳn một đơn vị sản xuất thủ công.

Môi trường: diễn biến sự thay đổi của môi trường cũng ảnh hưởng lớn đến cơ cấu tổ chức. Nếu môi trường ổn định, tình hình sản xuất kinh doanh ổn định thì cơ cấu tổ chức ổn định. Ngược lại môi trường phức tạp, biến động thì doanh nghiệp phải thay đổi chiến lược.

Quan điểm, thái độ của lãnh đạo cấp cao: thái độ, triết lí, phong cách của người lãnh đạo cấp cao cũng tác động đến cơ cấu tổ chức.

Thái độ, năng lực của nhân viên: đội ngũ nhân viên có trình độ học vấn cao thường thích hợp với mô hình quản trị mở, có phân cấp. Những công nhân lao động trực tiếp, kĩ thuật viên có tay nghề cao thường thích hợp với mô hình tổ, đội được phân chia theo trình độ chuyên môn và có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng.

Yếu tố địa lí: việc thiết kế cơ cấu tổ chức còn phải xét đến phạm vi hoạt động của doanh nghiệp theo yếu tố địa lí. Nếu doanh nghiệp hoạt động tập trung ở một khu vực thị trường ở một địa phương nào đó thì không cần thiết kế cơ cấu tổ chức theo khu vực và ngược lại.

Tầm hạn quản trị: tầm hạn quản trị là số lượng cấp dưới mà nhà quản trị có thể quản trị một cách trực tiếp và có hiệu quả. Tầm hạn quản trị có ảnh hưởng đến số cấp quản lí, nếu tầm hạn quản trị hẹp sẽ làm tăng số cấp quản lí, nhiều tầng nấc trung gian. Ngược lại, nếu tầm hạn quản trị rộng sẽ giảm được số cấp quản lí trung gian.

Cơ cấu tổ chức công ty (Organizational structure of the company) là gì? Cơ cấu tổ chức công ty tiếng Anh là gì? Cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp tư nhân? Cơ cấu tổ chức trong công ty hợp danh? Cơ cấu tổ chức trong công ty cổ phần? Cơ cấu tổ chức trong công ty trách nhiệm hữu hạn?

Một doanh nghiệp đủ ổn định để thực thi chiến lược thành công và duy trì lợi thế cạnh tranh hiện tại, đồng thời cũng đủ linh hoạt để phát triển các lợi thế cạnh tranh trong tương lai thì cần có một cơ cấu tổ chức thật vững chắc và linh hoạt. Hiện nay, Luật Doanh nghiệp Việt Nam quy định về bốn loại hình doanh nghiệp chính. Với mỗi loại hình doanh nghiệp pháp luật có những quy định khác nhau về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu những quy định pháp luật về cơ cấu tổ chức của các loại hình doanh nghiệp.

Cơ sở pháp lý:

– Luật Doanh nghiệp năm 2020.

1. Cơ cấu tổ chức công ty là gì?

Cơ cấu tổ chức công ty là hệ thống các thiết chế, chính sách và thông lệ nhằm định hướng, vận hành và kiểm soát công ty. Cơ cấu tổ chức xác định cách thức phân chia, tập hợp và phối hợp các nhiệm vụ công việc trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. Cơ cấu tổ chức công ty bao hàm mối quan hệ giữa nhiều bên thành viên như các thành viên, hội đồng thành viên, Ban Giám đốc,… và hoạt động kiểm sát công ty.

2. Cơ cấu tổ chức công ty tiếng Anh là gì?

Cơ cấu tổ chức công ty tiếng Anh là: “Organizatyonal structure of the company”.

3. Cơ cấu tổ chức trong Doanh nghiệp tư nhân

Luật Doanh nghiệp không quy định về mô hình tổ chức, quản lí doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền quyết định mô hình, bộ máy tổ chức, quản lí doanh nghiệp tư nhân. Luật Doanh nghiệp chỉ xác định chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp. Như vậy, chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lí, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân trực tiếp làm Giám đốc doanh nghiệp tư nhân thì chính chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lí doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ giao kết hợp đồng thuê Giám đốc với người được thuê. Đây là quan hệ ủy quyền, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi người được thuê làm giám đốc khi vượt quá phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ trong hợp đồng thì giám đốc phải chịu trách nhiệm như trường hợp vượt quá phạm vi đại diện trong bộ luật dân sự

4. Cơ cấu tổ chức trong công ty hợp danh

Hội đồng thành viên: Hội đồng thành viên bao gồm tất cả thành viên của công ty, là cơ quan có thẩm quyền quyết định mọi hoạt động của công ty. Hội đồng thành viên là cơ quan của các chủ sở hữu công ty, là cuộc họp mà các chủ sở hữu có quyền bày tỏ ý kiến của mình khi thông qua những vấn đề quan trọng nhất của công ty. Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn đều có quyền tham gia Hội đồng thành viên, nhưng vai trò của hai loại thành viên này khi tham gia họp, biểu quyết là khác nhau. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Công ty hợp danh có Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, có thể do Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm hoặc không kiêm. Không chỉ Chủ tịch Hội đồng thành viên hay Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (trong trường hợp không kiêm) là người đại diện theo pháp luật và có quyền điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, mà các thành viên hợp danh đều có quyền này.

5. Cơ cấu tổ chức trong Công ty cổ phần

Công ty cổ phần được tổ chức dưới hai mô hình sau:

– Mô hình thứ nhất gồm: Đại hội đồng cổ đông; Hội đồng quản trị; Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Ban kiểm soát.

– Mô hình thứ hai gồm: Đại hội đồng cổ đông; Hội đồng quản trị; Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trong Hội đồng quản trị có Thành viên độc lập và Ban kiểm toán nội bộ.

Cả hai mô hình trên mặc dù có những điểm khác nhau về cấu tổ chức, song về cơ bản pháp luật đều quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyên hạn của từng cơ quan quản lí, nghĩa vụ của người quản lí công ty, môi quan hệ giữa các cơ quan quản lí, với cổ đông và với những người có liên quan đến công ty.

Mô hình thứ nhất:

Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty, họ là những người sở hữu công ty. Chức năng của đại hội đồng cổ đông là ra các quyết nghị liên quan đến những vấn đề lớn quan trọng nhất trong công ty, như: Quyết định việc sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty; Thông qua định hướng phát triển công ty; Quyết định loại cổ phần, tổng số cố phần từng loại; quết định việc phân chia lợi nhuận; Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị, Kiểm soát viên. Thông qua báo cáo tài chính hàng năm; Quyết định việc tổ chức lại, giải thể công ty… Đó là những vấn đề quyết định tới sự tồn tại, phát triển của công ty.

Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan quản lí công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thầm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Để Hội đồng quản trị thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình một cách năng động, sáng tạo đáp ứng kịp thời các tín hiệu của thị trường, đồng thời tránh được sự lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, pháp luật phải quy định giới hạn quyền của Hội đồng quản trị, những vấn để gì thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị, những vấn đề gì thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty do Hội đồng quản trị bố nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Giám đốc, Tổng Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty và có thể họ còn là người đại diện theo pháp luật của công ty

Ban kiểm soát công ty Ban kiểm soát là một định chế trong hệ thông quản trị công ty cổ phần do Đại hội đồng cổ đông thành lập. Mọi hoạt động của công ty đều do Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc thực hiện. Thực tiễn đặt ra vấn đề bảo vệ quyền lợi của các cổ đông, vì vậy cần phải có một cơ quan làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lí, điều hành công ty.

Mô Hình thứ hai

Mô hình quản trị công ty này mới được quy định Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định với cơ cấu tổ chức bao gồm: (i) Đại hội đồng cổ đông (như đã nêu trên); (ii) Hội đồng quản trị và (iii) Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trong Hội đồng quản trị có hai loại thành viên: Thành viên điều hành, Thành viên độc lập và có Ban kiếm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Ở mô hình quản trị thứ hai này không có Ban kiểm soát mà thay vào đó là Ban kiểm toán nội bộ, thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện việc kiểm soát đối với việc quản lí, điêu hành công ty.

6. Cơ cấu tổ chức trong Công ty trách nhiệm hữu hạn

Cơ cấu tổ chức trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiêm hai thành viên trở lên bao gồm: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc ( hoặc Tổng Giám đốc) và Ban Kiểm soát (hoặc Kiểm soát viên).

Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn là hội đồng của tất cả các thành viên công ty. Tất cả các thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên đều có quyền tham dự hội đồng thành viên và trở thành thành viên của hội đồng này. Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất trong công ty, thực hiện thẩm quyền và trách nhiệm theo pháp luật và Điều lệ công ty.

Chủ tịch Hội đồng thành viên: Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty.

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Ban kiểm soát, Kiểm soát viên: Ban kiểm soát có từ 01 đến 05 Kiểm soát viên. Trường hợp Ban kiểm soát chỉ có 01 Kiểm soát viên thì Kiểm soát viên đó đồng thời là Trưởng Ban kiểm soát và phải đáp ứng tiêu chuẩn của Trưởng Ban kiểm soát. Ban kiểm soát chủ động và độc lập thực hiện nhiệm vụ và công việc được phân công; đề xuất, kiến nghị thực hiện nhiệm vụ.

Cơ cấu tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu có Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Chủ sở hữu công ty là Chủ tịch công ty và có thể kiêm hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.