Có nên ngoáy mũi cho trẻ sơ sinh

Sau khi tắm bé xong, rất nhiều bà mẹ dùng tăm bông ngoáy tai cho con. Việc này không những không có tác dụng làm sạch tai mà ngược lại, có những hậu quả khôn lường.

Không giống như hầu hết các bộ phận khác của cơ thể, đôi tai không cần phải được làm sạch. Tai là một cơ quan có thể tự làm sạch, vì vậy nó sẽ chăm sóc chính mình. Chắc rằng mẹ chưa biết, ráy tai không phải chất bẩn mà là thành phần giúp bảo vệ phần bên trong tai, nhờ đặc tính kháng khuẩn và giúp nước trượt ra khỏi ống tai một cách dễ dàng. Thông tường, ráy tai tự thoát ra bên ngoài cùng với vi khuẩn và tế bào da chết.

Có nên ngoáy mũi cho trẻ sơ sinh

Mỗi khi đẩy tăm bông vào tai bé, chúng ta không chỉ mang vi trùng mới vào tai của bé mà còn đẩy một số ráy tai vào bên trong. Đây là những ráy tai đang trên đường đi ra, nhưng bằng cách ngoáy, bạn lại đẩy nó vào trong khiến bụi bẩn và vi khuẩn cùng với ráy mắc kẹt lại bên trong.

Ngoài ra, việc lấy ráy tai mỗi ngày bằng tăm bông sẽ làm rụng lông tai, dẫn đến làm hư chức năng tống chất bẩn ra ngoài cửa ống tai, từ đó trẻ hay bị viêm ống tai ngoài và hay có ráy tai hơn.

Hơn nữa, khi tự ngoáy tai cho bản thân, nếu đau là chúng ta dừng, nhưng nếu chúng ta ngoáy tai cho bé, chúng ta không biết điểm dừng, vì vậy dễ gây chấn thương ống tai hoặc chấn thương màng nhĩ trẻ. Màng nhĩ có thể bị thủng với áp lực nhỏ của một cây tăm bông, gây cho bé rất nhiều đau đớn và thậm chí mất thính giác.

Do vậy, các bác sĩ khuyên rằng, trẻ sơ sinh không cần phải lấy ráy tai, mà ráy tai sẽ tự động bị cơ thể đẩy ra ngoài.

Có nên ngoáy mũi cho trẻ sơ sinh

Tương tự như tai, mũi trẻ cũng vô cùng nhạy cảm và không phải cha mẹ nào cũng biết cách làm sạch mũi trẻ. Các mẹ thường dùng tăm bông ngoáy tai và ngoáy mũi trẻ mỗi ngày, nhưng điều này là vô cùng tai hại.

Tăm bông thường có lớp bông rất mỏng, trong khi đó, đầu nhựa lại rất cứng. Nếu lấy gỉ mũi bằng tăm bông, không cẩn trọng có thể làm xước niêm mạc mũi bên trong, thậm chí gây chảy máu mũi. Trên thực tế, nhiều bé bị đỏ ửng niêm mạc mũi, rát, rất khó chịu do tăm bông cọ vào. Chưa kể, bông quấn ở đầu que có thể sẽ bị mắc lại trong mũi bé, còn gây nguy hiểm hơn nữa.

Có nên ngoáy mũi cho trẻ sơ sinh

Khi trẻ có rỉ mũi, gây cản trở trẻ thở, mẹ hãy nhỏ nước muối sinh lý (vài giọt) vào mũi trẻ rồi nhẹ nhàng day dọc sống mũi của bé, rỉ mũi sẽ theo nước muối "trôi" ra ngoài. Không nên dùng que tăm bông ngoáy mũi bé. 

Mời các mẹ tải ngay ứng dụng Bé Yêu TẠI ĐÂY để có thể cập nhật thông tin về chăm sóc bé nhanh chóng mỗi ngày!

Trẻ sơ sinh thường có sức đề kháng không tốt và thường mắc các bệnh cảm sốt. Khi cảm thì thường kéo theo cả sổ mũi. Việc này làm cho bé cảm thấy không thoải mái khi hô hấp, hít thở.

Vậy có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh hay không? Cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh thế nào? Mời các bậc cha mẹ cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm các thông tin cần thiết khi chăm trẻ sơ sinh nhé!

Các cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh

Gỉ mũi ở trẻ sơ sinh thường nhiều và có nhiều dạng là lỏng hoặc khô cứng. Vì vậy, khi muốn lấy gỉ mũi cho trẻ thì các bậc cha mẹ cần lấy gỉ mũi cẩn thận và dùng cách thích hợp để tránh làm bé tổn thương.

Các bậc cha mẹ hãy đọc kĩ các cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh dưới đây và chọn cách thích hợp cho bé.

1. Lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh bằng dụng cụ hút

Có nên ngoáy mũi cho trẻ sơ sinh
Cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh bằng dụng cụ hút

Đối với dịch mũi còn lỏng và trẻ sơ sinh có nhiều dịch mũi thì lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh bằng dụng cụ hút là vô cùng thích hợp. Để thực hiện cách này, bố mẹ cần chuẩn bị một dụng cụ hút chuyên dụng cho trẻ sơ sinh, nước muối sinh lý, một chiếc khăn khô và một khăn ấm.

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên bố mẹ đặt bé nằm nghiêng từ 30o-45o so với mặt phẳng của giường. Sau đó dùng tay nâng trọn phần đầu của bé, lưu ý là bố mẹ cần đỡ luôn cả phần gáy của bé.
  • Tiếp đến, bố mẹ nhỏ 1 giọt nước muối sinh lý vào mũi bé và chờ một chút để gỉ mũi mềm ra.
  • Đặt dụng cụ hút vào mũi bé và từ từ bóp nhẹ dụng cụ hút để lấy gỉ mũi ra. Bố mẹ chỉ cần thực hiện hút từ 2-3 lần để lấy sạch được gỉ mũi và dịch nhầy trong mũi bé ra ngoài.
  • Sau cùng, bố mẹ dùng khăn khô thấm nhẹ phần dịch mũi còn thừa và dính ở phía ngoài mũi. Và tiếp tục dùng khăn ấm lau nhẹ lại mặt bé và phần mũi để làm sạch hẳn phần dịch mũi.

Một số lưu ý:

  • Bố mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng khi dùng nước muối sinh lý cho bé.
  • Không đặt đầu hút của dụng cụ hút vào sâu trong mũi bé. Thành mũi của bé lúc này vẫn rất yếu, đặt đầu hút quá sâu có thể làm trầy và tổn thương thành mũi của bé.

2. Lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh bằng tăm bông

Có nên ngoáy mũi cho trẻ sơ sinh
Cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh bằng tăm bông

Dụng cụ lấy gỉ mũi cho trẻ thường được các bố mẹ sử dụng là tăm bông. Tuy nhiên, đây lại là dụng cụ được khuyên nên ít sử dụng cho trẻ sơ sinh nếu bố mẹ chưa biết sử dụng đúng cách.

Để thực hiện cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh bằng tăm bông, bố mẹ cần chuẩn bị một số dụng cụ sau:

  • Tăm bông chuyên dụng dành cho trẻ sơ sinh (loại tăm bông có đầu nhỏ và ít lông gòn)
  • Nước muối sinh lý
  • Khăn ấm mềm

Cách thực hiện:

  • Đặt bé nằm yên trên giường hoặc mặt phẳng bất kỳ.
  • Nhỏ một giọt nước muối sinh lý loãng vào mũi bé cho gỉ mũi bớt cứng.
  • Sử dụng tăm bông gỡ gỉ mũi của bé ra từ từ. Bố mẹ cần lưu ý là lấy gỉ mũi từ hướng từ trong ra ngoài để tránh đẩy gỉ mũi của bé vào trong.
  • Sau khi lấy được gỉ mũi cho bé, bố mẹ dùng khăn ấm lau xung quanh mũi bé cho sạch. Vì da bé rất nhạy cảm, nên bố mẹ lau da bé thật nhẹ chứ đừng chà sát nhé!

3. Lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh bằng nhíp chuyên dụng

Trong trường hợp các bé có gỉ mũi khô và quá cứng, bố mẹ nên sử dụng nhíp để gắp gỉ mũi cho bé. Vì nhíp sẽ giúp bố mẹ dễ dàng lấy gỉ mũi ra mà ít làm bé khó chịu.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng nước muối sinh lý loãng nhỏ một giọt vào mũi bé để làm mềm gỉ mũi.
  • Dùng nhíp gắp gỉ mũi ra bên ngoài. Bố mẹ nên dùng khăn giấy có thấm nước để ngoáy nhẹ mũi lại cho bé nếu gỉ mũi quá cứng. Sau đó mới tiếp tục dùng nhíp để lấy gỉ mũi.
  • Bố mẹ cần tránh dùng nhíp để cố khều và lấy các gỉ mũi còn cứng. Điều này có thể làm tổn thuơng niêm mạc mũi của trẻ.
  • Cuối cùng, bố mẹ dùng khăn ấm để lau lại mũi cho bé là xong.

Có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh hay không?

Có nên ngoáy mũi cho trẻ sơ sinh
Có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh?

Thực chất, mũi của trẻ sơ sinh đều có chất dịch nhờn tự nhiên. Lượng chất nhờn này giúp bảo vệ niêm mạc mũi của bé trước vi khuẩn và bụi bẩn.

Tuy nhiên, trong một số thời điểm đặc biệt như thời tiết trở lạnh, hanh khô hoặc bé ốm, bệnh. Lượng chất nhờn trong mũi sẽ được tiết ra nhiều hơn. Việc chất nhờn được tiết ra nhiều hơn này sẽ làm hình thành gỉ mũi trong mũi của trẻ sơ sinh.

Vì vậy, các bậc cha mẹ nên thường xuyên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh. Việc làm này sẽ giúp cho trẻ sơ sinh được hô hấp dễ dàng hơn, không phải hít thở khò khè vì gỉ mũi đọng lại trong mũi. Có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh hay không? Câu hỏi này chắc chắn bố mẹ đều đã biết đáp án là có rồi nhé!

Mong rằng với bài viết này, sẽ giúp các bố mẹ trả lời được câu hỏi: “Có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh hay không?”. Cũng như giúp bố mẹ biết thêm các cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách. Hy vọng các bố mẹ sẽ áp dụng thành công các cách lấy gỉ mũi này để chăm trẻ sơ sinh thật tốt.

Xem thêm: