Hãy đặt người gác cổng review năm 2024

Dạy con vốn trăm đường khó khăn. Uốn nắn trẻ nên người trong bối cảnh mạng ảo bủa vây với "thánh chửi", "anh hùng mạng", "quan tòa bàn phím"... lại càng trắc trở, đầy thử thách

Trẻ đang làm gì trên mạng? Theo dõi người nổi tiếng nào? Có sa đà vào thú vui không lành mạnh hay rơi vào cạm bẫy tinh vi từ mạng ảo? Chúng ta có từng để tâm đến dấu vết của con trên mạng xã hội?... Rất nhiều câu hỏi đặt ra mà phụ huynh nên một lần nhìn lại để không khỏi ân hận vì đã quá chủ quan, dễ dãi khi để con tự do lướt mạng.

Muôn nẻo cạm bẫy

Một thiếu nữ 14 tuổi ở TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk thế chấp ảnh nóng, clip nhạy cảm để vay 45 triệu đồng. Đến khi không có khả năng trả nợ, số ảnh nóng đó bị tung lên mạng xã hội khiến cô và người nhà khốn đốn, khổ sở.

Câu chuyện xảy ra hơn 1 năm trước nhưng vẫn còn mang tính thời sự bởi hiện nay, không ít trẻ vì suy nghĩ nông nổi, hành xử dại khờ qua mạng mà có nguy cơ bị bóc lột và xâm hại tình dục. Chưa kể mối nguy từ lời dụ dỗ "việc nhẹ lương cao", lời rủ rê bỏ nhà ra đi "tìm chân trời tự do" đã đẩy bao đứa trẻ sớm rời xa vòng tay bảo bọc của gia đình để phiêu dạt và chờ giải cứu khỏi "động quỷ".

Hãy đặt người gác cổng review năm 2024

Cha mẹ nên cho con tham gia các hoạt động vui chơi để hạn chế việc sử dụng điện thoại. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Rồi những hành xử bạo lực, thích dùng nắm đấm, ưa kéo bè kéo cánh hỗn chiến, chuộng văng tục... diễn ra như một trào lưu.

Không gì là không thể xảy ra với những đứa trẻ nông nổi, nhận thức non nớt, kỹ năng thiếu hụt lại rất hay tò mò trong khi cái xấu hiển hiện đầy nhức nhối trên không gian mạng. Định hướng cho con, bảo vệ trẻ thế nào? Người ta đã nói nhiều đến việc bảo vệ trẻ trên không gian mạng nhưng thẳng thắn nhìn vào thực tế hiện nay, không khó để thấy rằng "tấm lưới" an toàn cho trẻ trở thành công dân số thông minh đang bị thủng một mảng.

Dù Luật An ninh mạng có hiệu lực từ ngày 1-1-2019; dù nhiều trường hợp tung tin giả, xúc phạm, sỉ nhục người khác trên mạng… đã bị xử lý nhưng "rác" trên mạng vẫn đầy rẫy. Cái xấu vẫn đập vào mắt, chui vào tai con trẻ, khiến tâm hồn chúng vẩn đục ít nhiều. Đáng nói là "tấm lưới" bị thủng xuất phát từ ngay trong chính mỗi gia đình.

Ai bảo vệ trẻ?

Thử nhìn lại, rất nhiều phụ huynh đã quá dễ dãi khi "ném" điện thoại cho con mỗi lúc trẻ quấy khóc, mè nheo; hời hợt khi giao con cho mấy kênh YouTube, TikTok "quản" giúp để rảnh tay làm việc khác mà chẳng lường được trẻ xem gì, theo dõi ai, tiếp thu luồng văn hóa nào…?

Mải miết mưu sinh hoặc ích kỷ vùi mình vào thú vui riêng, nhiều bậc cha mẹ bỏ quên con trẻ đang tuổi lớn, tuổi học đòi, để chúng tự do trên không gian ảo… Gắn chặt với điện thoại và đủ trò trên mạng, trẻ "cuồng" thế giới ảo hơn cả cuộc đời thực, không có thú vui nào khác ngoài lướt điện thoại, cũng chẳng thiết tha gì chuyện tâm sự với cha mẹ. Cứ thế, "rào chắn" bảo vệ an toàn cho trẻ lơi lỏng, mất dần tác dụng.

Thời đại công nghệ, chúng ta không thể tách biệt trẻ với điện thoại và mạng xã hội nhưng hoàn toàn có thể song hành cùng, qua đó định hướng cho con, dạy con biết bảo vệ bản thân trên không gian mạng. Song song với việc cài đặt một số ứng dụng kiểm soát quyền truy cập, chặn kênh có nội dung độc hại, phụ huynh hãy nắm chắc đôi tay con bước vào hành trình trở thành công dân số thông minh.

Cha mẹ hãy phổ cập cho chính mình và con nền tảng kiến thức nhất định, hiểu biết chỉn chu trước khi truy cập mạng. Đó là các quy tắc bảo mật thông tin an toàn, kỹ năng lọc thông tin, từ chối lan truyền hình ảnh tiêu cực, tránh bình luận thiếu chuẩn mực…

Đặc biệt, trang bị cho trẻ các kỹ năng để tránh rơi vào cạm bẫy giăng mắc tinh vi trên mạng ảo. Nói rõ, nói kỹ, nói nhiều lần với trẻ về nguyên tắc không nên chia sẻ thông tin cá nhân, trao đổi hình ảnh nhạy cảm với người khác… Tạo niềm tin vững chắc cho trẻ để chúng tìm điểm tựa tâm sự những rối rắm, sẻ chia những vướng mắc gặp phải trên không gian số.

Việc xây dựng văn hóa ứng xử tử tế, văn minh trên không gian mạng và giúp trẻ trở thành công dân số thông minh rất cần sự nỗ lực miệt mài của người lớn. Không ai khác, chính cha mẹ là người "gác cổng" bảo vệ con trên không gian mạng.

Một điều không thể không nhắc đến chính là hãy cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài đời thực nhiều hơn, không lệ thuộc vào điện thoại. Dành thời gian đưa trẻ tham gia các lớp học vẽ, nhạc, múa, cờ tướng, võ, bơi lội… tại các nhà văn hóa; đi dạo, uống nước cùng con để cùng bàn về một đề tài; chơi đồ chơi xếp hình lego, đánh cờ, tô màu…

Rất nhiều hoạt động đời thực giúp gắn bó cha mẹ và con cái; đồng thời phát triển các kỹ năng của trẻ. Chỉ cần một chút kiên nhẫn và biết sắp xếp, phụ huynh chắc chắn có thể làm được điều đó.

Hiếm có tác giả nào như Harper Lee sống kín đáo và gần suốt cuộc đời chỉ xuất bản duy nhất một tác phẩm, nhưng đã đứng vào hàng tác phẩm được yêu mến nhất. Với Giết Con Chim Nhại, Harper Lee không chỉ có được giải Pulitzer và Huy chương tự do mà còn danh tiếng và lòng ngưỡng mộ của bạn đọc toàn cầu.

Năm 2015, người đọc vui mừng được biết tới sự tồn tại của bản thảo Hãy Đi Đặt Người Canh Gác, tiền thân của Giết Con Chim Nhại. Đây không chỉ là dịp cho chúng ta lần nữa thưởng thức văn phong sắc sảo ý nhị đặc trưng và mãnh lực đạo đức của bà, mà còn là cơ hội hiếm có để hiểu về sự hình thành tác phẩm và công việc nhà văn.

“Nước mỹ những năm 1950, làn sóng đòi quyền bình đẳng cho người da đen đang dâng trào cả nước. Trong vài tiểu bang miền Nam, người da trắng tập hợp để bảo vệ cái mà họ coi là bản sắc bị tước đoạt của mình… Trở về thăm nhà như thường lệ, Jean Louise Finch không ngờ mình sắp bước chân vào giữa cuộc chiến tư tưởng của thập kỷ. Cô sẽ ngỡ ngàng thấy người cha Atticus, vị anh hùng vì lẽ công bình của cô thuở bé, dường như đã đổi màu niềm tin; người thân, bạn bè lâu năm bỗng dưng trở nên xa lạ; thị trấn Maycomb quê hương và chính cô không còn nhận ra nhau. Công lý ở đâu, đúng sai là gì? Khi thành trì lương tâm tuổi thơ cô đã vụn vỡ từng viên đá một, Jean Louise bắt đầu đi tìm một sự thật của riêng mình.”

Câu chuyện cổ tích trong Giết Con Chim Nhại đã nhuốm một màu sắc khác khi nhân vật đột ngột thức tỉnh trong “thế giới nơi ta là người lớn.” Trưởng thành hơn, day dứt hơn, tuy vẫn với chất uy mua hồn hậu ấy, Hãy Đi Đặt Người Canh Gác càng thêm sắc bén với những người đọc thế kỷ 21, khi đang khẩn thiết đặt ra hơn bao giờ hết câu hỏi về khác biệt và khoan dung giữa người với người.

Giới thiệu tác giả Harper Lee

Hãy đặt người gác cổng review năm 2024

Nelle Harper Lee (28 tháng 4 năm 1926 – 19 tháng 2 năm 2016), thường được biết tới với tên Harper Lee, là một nữ nhà văn người Mỹ. Bà được biết tới nhiều nhất qua tiểu thuyết đầu tay Giết con chim nhại (To Kill a Mockingbird). Ngày 5 tháng 11 năm 2007, Harper Lee đã được tổng thống George W. Bush trao Huân chương Tự do Tổng thống Hoa Kỳ (Presidential Medal of Freedom), huân chương cao quý nhất dành cho công dân Hoa Kỳ, vì những đóng góp của bà cho văn học Mỹ.

Vào tháng 2 năm 2015, luật sư của Lee xác nhận xuất bản cuốn tiểu thuyết thứ 2, Hãy đi đặt người canh gác (Go Set a Watchman). Được sáng tác vào giữa thập niên 1950, quyển sách phát hành vào tháng 7 năm 2015 như là phần tiếp theo của Giết con chim nhại.

II. Review sách Hãy Đi Đặt Người Canh Gác

Hãy đặt người gác cổng review năm 2024

Dưới đây là tổng hợp Review sách Hãy Đi Đặt Người Canh Gác của tác giả Harper Lee. Giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về cuốn sách mà không cần mất thời gian tìm kiếm.

Hãy truy cập Những Cuốn Sách Hay thường xuyên hoặc lưu lại để tiện theo dõi & cập nhật thông tin mới nhất nhé.

1. TRẦN LAN ANH review sách Hãy Đi Đặt Người Canh Gác

Đã mua cuốn Giết Con Chim Nhại và Hãy Đi Đặt Người Canh Gác được vài tháng, nhưng công việc lu bù và cuối tuần qua mới có thời gian, Tôi đã ôm và đọc một mạch và vẫn dễ dàng nhận thấy văn phong sắc sảo và sự đôn hậu đặc thù của Harper Lee. Lối kể chuyện hấp dẫn cùng tài nắm bắt đặc trưng của nhân vật, cảnh vật. Sự phân định trắng – đen, đúng – sai trong thế giới đối đầu chỉ qua một vài chi tiết chọn lọc của bà cũng được phát huy trong cuốn sách này. Một cuốn sách đáng để đọc và chiêm nghiệm.

2. HUY review sách Hãy Đi Đặt Người Canh Gác

“Giết con chim nhại” luôn chiếm một vị trí đặc biệt trong trái tim tôi. Vì vậy dù thế nào đi nữa, “Hãy đi đặt người canh gác” cũng không thể nào thay đổi điều đó, không thể nào khiến tôi giảm bớt tình yêu với Jean, Jem và đặc biệt là Atticus trong “Giết con chim nhại”

Tôi phải cố gắng khách quan để xem đây là một cuốn sách độc lập, để xem Jean hay Atticus trong sách không liên quan gì với những nhân vật tôi luôn luôn yêu quý, nhưng dường như nỗ lực đó thất bại. Nhiều người ghét Jean và Atticus khi họ đã thay đổi niềm tin nhưng đối với tôi, điều đó khiến nhân vật trở nên “người” hơn, gần gũi hơn. Hãy đọc những gì Jack nói về Atticus: “cháu chưa bao giờ nhìn ông ấy như một con người với một trái tim người, và những khiếm khuyết của con người (….. ), ông ấy ít phạm sai lầm, nhưng ông ấy cũng phạm sai lầm như mọi người trong chúng ta.”

Chuẩn mực đạo đức của mỗi người hoàn toàn khác nhau và nó thay đổi theo thời gian, không gian, đôi lúc ta hay áp dụng chuẩn mực đạo đức của mình cho người khác mà không nhìn rõ họ và ta chẳng cùng một hệ quy chiếu.

“Hãy đi đặt người canh gác” còn giới thiệu cho tôi một nhân vật thú vị, đó là Jack, người em trai lập dị của Atticus.

Dù thế nào đi nữa, tôi vẫn cảm thấy vui mừng vì mình được gặp lại những nhân vật mình đã luôn yêu quý, dù họ đã lớn lên, già đi, thay đổi đến độ đôi lúc khiến niềm tin trong tôi vụn vỡ.

3. TĂNG YẾN review sách Hãy Đi Đặt Người Canh Gác

Không biết từ đâu nhưng tôi có một ý niệm mơ hồ rằng những người đã đọc Giết con chim nhại không thích quyển sách này và giờ tôi nghĩ rằng tôi đã nhầm khi tự mặc định như vậy.

Hãy đi đặt người canh gác đặt ra những vấn đề phức tạp và khó hiểu hơn nhiều so với những bài học đơn thuần về cách làm người mà Atticus đã dạy cho Scout lúc còn bé. Với nội dung cơ bản vẫn là về nạn phân biệt chủng tộc nhưng vấn đề tác giả đặt ra đã không còn đơn thuần là bài trừ nữa mà về cuộc chiến đòi quyền bình đẳng cho người da màu khi mà niềm tin của Jean Louise vào tượng đài công lý là bố cô bị lung lay dữ dội. Câu truyện có không ít những đoạn mà Harper Lee đặt ra những vấn đề về Tòa án tối cao, Hiến pháp và Tái chiến,.. gây một ít khó hiểu cho một người không biết gì và quá lười để tìm hiểu như tôi. Vậy nên tôi chắc chắn không thể hiểu được trọn vẹn những ý niệm mà tác giả muốn truyền tải.

Sau tất cả, Atticus vẫn là con người đáng kính, đáng tôn trọng mà tôi từng biết.

“Hòn đảo của mỗi người, kẻ canh gác của mỗi người, là lương tâm của họ.”

P/s: Tôi thực sự thích giọng văn cũng như là cách miêu tả và dẫn dắt của tác giả. Hơn nữa được gặp lại Scout và Atticus như gặp lại người thân quen cũ, một cảm giác thân thuộc dù rằng bối cảnh câu truyện có thay đổi.

P/s2: Không biết có phải do dịch giả không nhưng có những câu thực sự khá tối nghĩa và khó hiểu.

4. I READ review sách Hãy Đi Đặt Người Canh Gác

“Hãy đi đặt người canh gác” – Harper Lee – Mặt tối của người đàn ông hoàn hảo Atticus Finch.

Chúng ta hẳn đều nhớ Atticus Finch trong cuốn “Giết con chim nhại” được viết vào năm 1960 của Harper Lee, một cuốn tiểu thuyết viết về lương tâm của con người: rộng lượng, hiểu biết, đáng tôn trọng, một hình mẫu của một con người chính trực dùng tài năng của mình với tư cách một luật sư để biện hộ cho một người da đen bị buộc tội sai là đã cưỡng hiếp một phụ nữ da trắng tại thị trấn Alabama nơi mà còn rất nhiều những định kiến và căm ghét vào những năm 1930. Hình tượng nhân vật Atticus được Gregory Peck khắc họa trong bộ phim cùng tên vào năm 1962 vô cùng rõ nét – Atticus là một người đàn ông hoàn hảo, một người cha lý tưởng và một người tuân thủ theo các nguyên tắc, một người luôn tin tưởng vào công lý và công bằng. Ngoài đời người ta đặt tên con mình theo tên của Atticus. Rất nhiều người học trường luật và trở thành một luật sư là bởi ngưỡng mộ hình tượng của Atticus.

Vậy mà trong cuốn rất được chờ đợi tiếp theo của Harper Lee là “Hãy đi đặt người canh gác”, Atticus lại trở thành một người phân biệt chủng tộc, đã từng tham gia một buổi họp của nhóm Ku Klux Klan, người mà có thể nói những câu như “The Negroes down here are still in their childhood as a people.” (Những người da đen ở đây vẫn còn ở trong tâm trí tuổi thơ của họ như là những “con người). Hay hỏi con gái của mình rằng: “Do you want Negroes by the carload in our schools and churches and theaters? Do you want them in our world?” (Con có muốn những người da đen lái xe đến những ngôi trường của chúng ta hay đến nhà thờ và nhà hát? Con có muốn người da đen trong thế giới của chúng ta?) Trong “Giết con chim nhại”, cuốn sách đã từng được Oprah Winfrey miêu tả là “cuốn sách quốc dân” của đất Mỹ, Atticus đã tán dương tòa án của Mỹ là những người có chủ trương san bằng việc phân biệt chủng tộc tuyệt vời nhất, tận tâm với lời tuyên bố “all men are created equal.” (Con người đều có sự công bằng như nhau.) Trong “Hãy đi đặt người canh gác”, được đặt vào bối cảnh những năm 1950, trong thời kì của sự quyết định the Brown v. Board of Education, Atticus lại lên án tòa án tối cao, nói rằng ông chỉ muốn thị trấn của ông được “to be left alone to keep house without advice from the N.A.A.C.P.” (thoát khỏi vòng kiểm soát và những lời khuyên được đưa ra từ N.A.A.C.P).

Trong “Giết con chim nhại”, Atticus là hình mẫu lý tưởng đối với những đứa con của mình, Scout và Jem- Sao Bắc Đẩu của chúng, người hung và chính là nơi để chúng soi rọi lương tâm của mình. Vậy mà trong “Hãy đi đặt người canh gác ”, Atticus chính là khởi nguồn của sự đau khổ và sự tan vỡ ảo tưởng của cô gái 26 tuổi Scout (hay chính là Jean Louise, với cái tên của cô được biết đến bây giờ). Được viết với ngôi thứ ba, “Hãy đi đặt người canh gác” phản ánh suy nghĩ của một Scout đã trưởng thành: Cuốn tiểu thuyết là câu chuyện về việc cô trở về thăm nhà ở Maycomb, Alabama từ New York- nơi mà cô đang sống – và cố gắng chiến đấu với sự nhận thức đầy thất vọng rằng Atticus và bạn trai của cô – Henry Clinton, đều có cái nhìn về chủng tộc và sự phân biệt hoàn toàn mâu thuẫn với cô. Mặc dù đây mới là lần xuất bản đầu tiên của “Hãy đi đặt người canh gác” những nó lại được viết trước cả “Giết con chim nhại”. Theo như lời nhà xuất bản bản thảo đã được gửi tới vào mùa hè năm 1957, sau khi biên tập viên đã yêu cầu một bản khác tập trung vào tuổi thơ của Scout 20 năm trước, Harper Lee đã dành thêm 2 năm nữa để viết lại câu chuyện và cho ra đời cuốn “Giết con chim nhại”. Một số chi tiết trong cuốn sách đã trở thành điểm quan trọng trong “Giết con chim nhại” cũng được khắc họa rõ nét trong “Hãy đi đặt người canh gác”. Anh trai của Scout, Jem, được miêu tả sống động trong “Giết con chim nhại” đã chết ngay từ những trang đầu tiên trong “Hãy đi đặt người canh gác, phiên tòa xét xử một người da đen bị kết tội cưỡng hiếp một cô gái da trắng, chính là nội dung chủ chốt trong “Giết con chim nhại”, đã được nhắc lại trong “Hãy đi đặt người canh gác”. (Tuy nhiên trong “Giết con chim nhại” thì người đàn ông bị buộc tội Tom Robinson vẫn bị kết án là có tội, nhưng trong “Hãy đi đặt người canh gác” là được trắng án.)

“Hãy đi đặt người canh gác” thu hút người đọc vì một trong những lý do sau: – Tại sao câu chuyện về một người phụ nữ trẻ đau khổ về việc phát hiện ra niềm tin mù quáng của người cha của mình có thể trở thành một cuốn tiểu thuyết kinh điển về hai đứa trẻ luôn hết lòng với người cha của mình? – Tại sao một câu chuyện về sự phát hiện về một suy nghĩ xấu xa từ một bậc phụ huynh vốn luôn được kính trọng lại trở thành một câu chuyện mang tính toàn cầu về việc mất đi sự ngây thơ- cả về sự ngây thơ mất đi mà không thể tránh khỏi khi một đứa trẻ trải nghiệm và nhận thức được sự phức tạp của một cuộc sống trưởng thành và quan niệm về sự trong sạch của xã hội khắc nghiệt ngoài kia (được hình tượng hóa trong “Giết con chim nhại” chính là Tom Robinson và người bị coi là rìa của xã hội Boo Radley?)

Cách miêu tả Atticus trong “Hãy đi đặt người canh gác” sẽ khiến người đọc phải chau mày, và đặc biệt với những ai đã là fan của “Giết con chim nhại” sẽ cảm thấy bị mất phương hướng. Scout đã vô cùng sửng sốt khi phát hiện ra, trong chuyến về thăm nhà của mình, rằng người cha mà cô hết mực kính trọng, người đã dạy cô tất cả mọi thứ về công bằng và lòng trắc ẩn, đã trở thành một thành viên của một hội chống lại sự chính trực, phân biệt chủng tộc- phân biệt đối xử với những người da đen, và người đọc chắc chắn sẽ cảm nhận được sự sợ hãi và rối rắm trong suy nghĩ của cô. Tại sao một người trong sạch như Atticus- người được miêu tả trong những trang đầu của cuốn sách như một Atticus của “Giết con chim nhại” lại bỗng nhiên trở thành một người có niềm tin mù quáng như vậy? Những gợi ý về sự thay đổi về thời gian hay hiệu ứng phân cực của phong trào dân quyền dường như là không đủ khi giải thích cho sự thay đổi chóng mặt như thế, người đọc, cũng như Scout không thể tránh khỏi cảm giác đau buồn tột cùng và mất phương hướng.

Mặc dù không còn liên quan nhiều đến “Giết con chim nhại” thế nhưng một phần trong cuốn “Hãy đi đặt người canh gác” viết về tuổi thơ của Scout cũng như mối tình khi trưởng thành của cô với Henry đã thể hiện được dòng chảy của một cuộc sống thường ngày ở một thị trấn nhỏ cùng với những sự mô tả về những nhân vật phụ xuất hiện trong sách. Điều đó gợi cho chúng ta rằng “Giết con chim nhại”, cuốn tiểu thuyết, tập trung nhiều hơn về cuộc sống hàng ngày của Scout và Jem hơn là “Giết con chim nhại”, bộ phim lại tập trung nhiều vào Atticus và phiên tòa của Tom Robinson. Lời khuyên mà Harper Lee đã nhận được từ người biên tập đầu tiên của mình vô cùng sắc bén: chuyển câu chuyện về tuổi thơ của Scout 20 năm trước, mở rộng hơn những gì chỉ được coi là kí ức tuổi thơ trong “Hãy đi đặt người canh gác” sẽ càng nhấn mạnh sự tan vỡ ảo mộng của cô gái Jean Louise với Atticus của hiện tại, 72 tuổi. Sự tan vỡ ảo mộng của Scout trong “Hãy đi đặt người canh gác” dường như là cái cảm giác mà Jem trong “Giết con chim nhại” cảm nhận khi mà Atticus không thể giúp Tom Robinson trắng án. Khi đó Jem đã nhận ra rằng sự công bằng không phải lúc nào cũng chiến thắng.

Một sự khác biệt chủ chốt giữa hai cuốn sách làm cho quyết định của Scout, người kể chuyện trong “Giết con chim nhại” mà Harper Lee đã thể hiện sự xuất sắc dưới ngòi bút của mình đã thu hút được cả hai cách nhìn một là của một cô gái nghịch ngợm mà thông minh – Scout khi 6 tuổi trong “Giết con chim nhại” và sự khôn ngoan khi nhìn lại quá khứ của một cô gái đã trưởng thành. Trong mạch văn của mình, sự bao quát tổng thể đằng sau ngòi bút của tác giả cũng có phần thay đổi. Trong “Hãy đi đặt người canh gác”, cuốn sách dường như tràn đầy sự cảm nhận mình như một người xa lạ của một người con gái khi đã chuyển từ Alabama đến New York sống và bây giờ đang trở về thăm quê nhà. Dường như nó muốn miêu tả rõ nét nhất những điều tồi tệ đang diễn ra ở Maycomb về chủng tộc và sự phân biệt giai cấp, về sự thù địch và sự đạo đức giả, sự nhỏ mọn, bảo thủ của con người. Đã có những lúc, cuốn sách nhấn mạnh rằng do phong trào nhân quyền mà những con người trước khi tin tưởng nhau bỗng nhiên giờ đây lại phải cẩn trọng, soi xét trong từng lời nói của nhau.

Ngược lại trong “Giết con chim nhại”, đại diện cho một sự cố gắng khi nhìn nhận cả những điều tốt và xấu trong cuộc sống của một thị trấn nhỏ, sự căm ghét, lòng nhân đạo, cuốn sách đại diện một mối quan hệ mẫu mực của cha và con gái (mà trong “Hãy đi đặt người canh gác” đã đưa ra lời khuyên cho Jean Louise là hãy hoàn toàn trở thành con người của chính mình) và coi quá khứ không phải là một điều gì đó đã mất mà là một thứ gì đó đáng được trân trọng trong kí ức. Một trong những cảm xúc xuất hiện trong cả “Giết con chim nhại” và “Hãy đi đặt người canh gác” là lời kêu gọi cho sự vị tha – như lời Atticus nói với Scout trong “Giết con chim nhại”: “You never really understand a person until you consider things from his point of view.” (Con sẽ không bao giờ hiểu được một con người cho đến khi con nhìn nhận mọi điều từ quan điểm của chính người đó.) Điều khác biệt duy nhất đó là trong “Giết con chim nhại” chúng ta nên có lòng trắc ẩn dành cho những người bị coi là ngoài rìa xã hội như Boo hay Tom Robison, thì trong “Hãy đi đặt người canh gác” lại mong mỏi sự cảm thông, thấu hiểu dành cho người có những niềm tin mù quáng, sai lầm chính là người mang tên Atticus.

P/S Đề hiểu thêm bối cảnh của câu chuyện thì trong “Hãy đi đặt người canh gác”, Atticus ủng hộ White Citizen Councils, đưa ra luận điểm rằng người Mỹ gốc Phi chưa giành được tư cách công dân và lo lắng rằng điều gì sẽ xảy ra nếu nỗ lực bỏ phiếu cho sự đàn áp không thành công. Trong bối cảnh của cuốn sách khi mà những luật sư Mỹ gốc Phi từ NAACP ở những vùng lân cận đang thách thức sự loại trừ những người Mỹ gốc Phi trong bồi thẩm đoàn, Atticus lo sợ họ cũng sẽ xuất hiện ở Maycomb. Trong nỗ lực để ngăn cản sự giành được quyền công dân cho những người Mỹ gốc Phi trong cuốn sách càng trở nên tế nhị khi mà Atticus nhận đứng ra biện hộ cho một người đàn ông Mỹ gốc Phi buộc tội lái xe trong lúc say rượu và chạy xe qua một người đàn ông da trắng, và lý do là vì ông không muốn vụ án này rơi vào tay NAACP và họ bắt đầu sẽ đưa ra những câu hỏi là tại sao không có những người Mỹ gốc Phi trong bồi thẩm đoàn.

5. LAM ANH review sách Hãy Đi Đặt Người Canh Gác

Số phận kỳ lạ của tác phẩm ‘Hãy đi đặt người canh gác’

Xuất bản sau “Giết con chim nhại” nhiều năm nhưng thực chất “Hãy đi đặt người canh gác” mới là tác phẩm đầu tay của Harper Lee.

Tháng 2/2015, Haper Lee chia sẻ với độc giả: “Vào giữa thập kỷ 1950, tôi hoàn thành một cuốn tiểu thuyết có tên Hãy đi đặt người canh gác. Trong đó xuất hiện nhân vật vẫn được biết đến dưới tên Scout, nay đã là một phụ nữ trưởng thành, và tôi nghĩ đó cũng là một sản phẩm khá tử tế. Biên tập viên của tôi thích thú với những đoạn hồi tưởng về thời ấu thơ của Scout, đã thuyết phục tôi viết một cuốn tiểu thuyết từ điểm nhìn của Scout hồi nhỏ. Tôi mới là một nhà văn tập sự, nên đã làm theo lời chỉ bảo. Tôi không hề biết cuốn sách ấy vẫn còn đến nay, và vừa ngạc nhiên vừa vui sướng khi bạn thân, luật sư của tôi là Tonja Carter phát hiện ra nó. Sau nhiều đắn đo suy nghĩ tôi đã đưa vài người tin cậy xem cuốn sách, và rất vui lòng được biết họ coi cuốn sách này đủ tư cách xuất bản. Tôi vừa hân hạnh, vừa kinh ngạc rằng cuốn sách này sắp được xuất bản sau bấy nhiêu năm.”

Với những nhân vật và bối cảnh quen thuộc, Hãy đi đặt người canh gác được kể từ góc nhìn của Jean Louise đã trưởng thành. Bên cạnh những bài học về thấu cảm và khoan dung như trong Giết con chim nhại, cuốn sách còn là hành trình phân định trắng – đen, tìm đường đi giữa những đúng sai trong một xã hội của những giá trị đối đầu.

Hãy đặt người gác cổng review năm 2024
Hãy Đi Đặt Người Canh Gác – tác phẩm viết trước nhưng xuất bản sau Giết Con Chim Nhại của Harper Lee.

Jean Louise Finch, một cô gái 26 tuổi sinh sống và làm việc tại New York, về thăm nhà tại Maycomb, một thị trấn nhỏ miền Nam nước Mỹ. Chờ đợi cô ở nhà là những người thân thuộc: Atticus, người bố luật sư đã về già hiện đang mắc bệnh, bác gái Alexandra với những quan điểm cổ hủ về đạo đức, và Henry Clinton, phụ tá cho Atticus, cũng là người bạn ấu thơ và người theo đuổi cô bấy lâu nay. Nhưng điều cô không ngờ đến là mâu thuẫn của thập kỷ ấy – phong trào đòi quyền công dân, bình đẳng cho người da đen – đã ngóc đầu dậy trong chính gia đình mình và khiến những người thân chợt trở nên xa lạ. Khi những tấm gương anh hùng thơ ấu của cô vai kề vai với những kẻ thù ghét “mọi đen”, cổ xúy phân biệt chủng tộc, Jean Louise sẽ phải nghĩ và làm gì?

Hoàn thiện bản thảo vào năm 1957, cuốn sách là sự phản ứng trực diện trước những sự kiện đã gây sóng gió trong xã hội Mỹ thời bấy giờ: phán quyết của Tòa án tối cao Mỹ trong vụ Oliver Brown cùng các phụ huynh kiện Hội đồng giáo dục của thành phố Topeka, Kansas, kết luận luật các bang cho phép phân cách màu da ở các trường công là vi hiến (17/5/1954). Phán quyết này được coi là một bước ngoặt trong phong trào đấu tranh của người da đen, nhưng trái lại, khiến một bộ phận lớn người da trắng, đặc biệt là ở các bang cực Nam, phản ứng mãnh liệt. Sự ra đời các Hội đồng Công dân bảo vệ “quyền của người da trắng”, mà mô hình đầu tiên thành lập vào 11/7/1954, là một nội dung quan trọng trong tác phẩm đã khắc họa rất xác thực tư tưởng và ngôn ngữ kỳ thị người da màu.

Hãy đi đặt người canh gác là bản thảo tiểu thuyết đầu tay mà Harper Lee gửi đi các nhà xuất bản vào năm 1957. Biên tập viên Tay Hohoff ở J. B. Lippincott & Co. đã nhìn thấy tiềm năng của bản thảo, nhất là trong một đoạn hồi ức thơ ấu của Jean Louise, và đã làm việc sát sao với Harper Lee để phát triển đoạn hồi ức này thành hẳn một câu chuyện mới. Sau ba năm, cuốn sách mới với cái tên Giết con chim nhại được xuất bản (1960) và nhanh chóng thành công vang dội, trở thành tác phẩm kinh điển của văn học Mỹ hiện đại, nhưng tiểu thuyết ban đầu bị coi là đã mất.

Khi bản thảo của bà được tìm lại vào năm 2014, thông tin ấy đã gây xôn xao làng xuất bản thế giới. Phát hành ngày 14/7/2015, Hãy đi đặt người canh gác đã đứng đầu các bảng xếp hạng sách bán chạy suốt 3 tháng trước đó. Trong vòng một tuần, sách bán được 1,1 triệu bản ở Mỹ và Canada (cả sách in, sách điện tử và sách tiếng).

Hình tượng mới về Atticus và Jean Louise cùng tranh cãi xung quanh việc phát hiện bản thảo tiểu thuyết đã làm dấy lên những bàn luận sôi nổi về sự chủ động của tác giả, về quá trình biên tập, và về cách hiểu nhân vật cũng như các tình tiết trong cuốn sách.

Hãy đặt người gác cổng review năm 2024
Nhà văn Harper Lee.

Trong Hãy đi đặt người canh gác, bạn đọc vẫn dễ dàng nhận thấy văn phong sắc sảo và sự đôn hậu đặc thù của Harper Lee. Lối kể chuyện hấp dẫn cùng tài nắm bắt đặc trưng của nhân vật hay cảnh vật chỉ qua một vài chi tiết chọn lọc của bà cũng được phát huy trong cuốn sách này.

Tuy nhiên, ở Giết con chim nhại, người đọc được tiếp nhận một bài học đạo đức tương đối thuần khiết và trực tiếp. Còn trong Hãy đi đặt người canh gác, tác giả đã chuyển sang cuộc hành trình tìm kiếm bản thân của Jean Louise đang trưởng thành, khi trí óc phê phán của cô không chỉ nhằm vào xã hội mà vào cả bản thân mình, trên đường đi tìm một “người canh gác” cho bản thân. Trên tất thảy, cuốn tiểu thuyết mới là một cơ hội tuyệt vời cho người đọc làm quen và đánh giá lại Harper Lee, vượt ra ngoài hình dung về một “nhà văn viết cho thiếu nhi” tài năng như chúng ta từng được biết.

6. TRAN GIA review sách Hãy Đi Đặt Người Canh Gác

Harper Lee đã được bạn đọc trên toàn cầu, những người đấu tranh cho giải phóng loài người, cho sự phân biệt chủng tộc, đối xử bất bình đẳng với người da màu, biết đến qua Giết con chim nhại. Người ta tưởng rằng cả đời bà chỉ viết một tác phẩm nhưng thật may mắn cho chúng ta với sự tồn tại của Hãy đi đặt người canh gác.

Tác phẩm lấy bối cảnh sau khi Jean Louise hay Scout đã 26 tuổi. Cô về thăm Maycom và gaẹp người bạn đời Hank. Ở đây cô ngỡ ngàng khi cha cô Atticus, vị anh hùng thuở bé dường như đã đổi màu niềm tin đã đi ngược lại với những gì mà ông từng đấu tranh dù biết sẽ thất bại, cô không còn nhânn ra bạn bè, phải quấy, đúng sai, Công lý là Công lý hay chẳng?

Scout nhớ lại những kí ức thuở bé với Dill và Jem, nhớ những kỉ niệm khó đỡ ở trường học và sự chán ghét của cô với Toán, sự ngờ nghệch của cô khi biết mình lần đầu có……và khiến người đọc bật cười với sự lo lắng của cô khi nhận thấy việc hôn của người khác sẽ có thai và cách cô tình ngày và chuẩn bị tự tử thật đáng thương.

Scout bắt đầu đi tìm sự thật, cô gặp Cal, bà giúp việc nhà đã góp phần hình thành nhân cách của cô, có vẻ như có sự khác lạ ở đây, người da màu trở nên lạnh lẽo, rợn người, cô đến một hội đồng và bất ngờ khi thấy bố mình và Habm gọi người da đen là “mọi” và đối đầu với họ. Jean Louise như muốn ói cô thấy ghê tởm với việc những người đã từbg sống cho sự nghiệp giải phóng dân tộc giờ lại đi ngược lại điều mình cho là đúng.

Scout luôn tôn trọng bố mình và luôn biết rằng những việc ông làm đều có mục đích như Scout không ngờ…..

Scout gặp bác sĩ Finch và hỏi ra lẽ nhưng sự ậm ừ ở đây khiến cô bực tức và trống rỗng. Cô cãi nhau với Hank và dùng nhữbg tùe cay nghiệt với bố cô_ Atticus.

Sau cùng cô đã lầm mọi người đều đấu tranh cho lý tưởng của mình nhưng hộ cần che dấu điều đó với vỏ bọc tưởng là xấu xa, họ phải vào trong hanv cọp mới bắt được cọp con.

Một xã hội nên được vận hành bởi những người biết vận hành chúng và được điều khiển bkẻi những người có khả năng điều khiển.

Một lần nữa Harper_Lee đề ra vấn đề của nhân loại một cách sắc sảo, để lại cho người đọc nhiều suy ngẫm

Những tư tưởng xuyên suốt tác phẩm được bà đề cập như

“Quyền bình đẳng cho mọi người, không có đặc quyền cho bất kỳ ai”

“Cô lấy làm tiếc cho những người ở lứa tuổi như cô luôn cự cãi cha mẹ vì không cho họ điều này hay tước mất của họ cái kia. Cô lấy làm tiếc cho các bà trung niê n chỉ khám ra sau nhiều phân tích, rằng vị trí niềm băn khoăn của họ ở chính trong họ…. “

“Người da trắng dù ở hoàn cảnh nào, cử xử tồi tệ với người da đen đều là rác rưởi”

Tư tưởng chống phân biệt chủng tộc vượt thời đại, những bài học gia đình, đối nhân xử thế được Harper_Lee đan xen hoàn hảo.

Cảm ơn bà với Giết con chim nhại và hãy đi đặt người canh gác. Ở trên thiên đường bà hãy nở cười vì Scout đã trưởng thành cũng như người đọc luôn nhớ về bà như cây bút vĩ đại cho đấu tranh chống phân biệt chủng tộc.

CẢM ƠN BÀ.

7. CHU NGOC review sách Hãy Đi Đặt Người Canh Gác

Cuốn sách không hề bớt hay hơn “Giết con chim nhại”, có thể vì tác giả ko hề sáng tác, bà kể chuyện. ” Trích dẫn: “bố cô nói người ta phải mất năm năm để tìm hiểu luật sau khi tốt nghiệp trường luật: phải thực hành tiết kiệm trong hai năm, học thủ tục biện hộ Alabama trong hai năm, đọc lại Kinh Thánh và Shakespeare trong năm thứ năm…”

Một ngày Jean-Louis lớn, những bức tường thành lúc bé không còn ngút mắt, lời của bố không còn là Thánh Kinh, suy nghĩ của bố không còn là trời biển, Scout muốn đạp đổ và Scout có thể đạp đổ, Scout hăng hái đạp đổ và phát hiện ra tại sao ông già lại làm vậy, cùng lý do như cách ông già tham gia vụ kiện ở cuốn ” giết con chim nhại” – làm những thứ cần phải làm mà biết rằng nó chỉ là 1 phần của một kết quả to lớn hơn lâu dài, công lý/ văn minh không hề là 1 thứ có được sau 1 đêm, cẩn trọng với layers of truth. Mối quan hệ của Scout với người bạn ấu thơ ít nhiều giống Daisy và Gasby, trong cuốn này cô và anh dẫu học thức ngang bằng nhưng xuất phát điểm gia đình đã thả cho họ những mảnh đất không bằng nhau để vẫy vùng, làm nên 1 hố ngăn cách không bù đắp được.

8. SƠN LƯƠNG review sách Hãy Đi Đặt Người Canh Gác

“Hãy đi đặt người canh gác” là quyển tiểu thuyết có số phận thật kỳ lạ. Được viết trước nhưng không phải là prequel của Giết con chim nhại, mà lại là sequel, và từ một bản thảo bị từ chối, chuyển mình thành tác phẩm kinh điển đưa tác giả của nó lên đỉnh cao sự nghiệp mà không cần xuất bản thêm bất kỳ một quyển sách nào khác.

Hãy đặt người gác cổng review năm 2024

Người đóng vai trò làm nên số phận kỳ lạ cho quyển tiểu thuyết chính là Tay Hohoff, biên tập viên đã xử lý bản thảo này cho Harper Lee. Bà Hohoff cho rằng nó chưa đủ chuẩn để in thành sách, do lẽ văn bản này “giống như một chuỗi các mẩu chuyện hơn là tiểu thuyết hoàn chỉnh”. Do lẽ “Hãy đi đặt người canh gác” là chuỗi các câu chuyện xen kỹ giữa hiện thực – cô Jean Louise Finch 26 tuổi và quá khứ – em bé “tomboy” Scout 6 tuổi, người biên tập viên nhân dân Hohoff lại ấn tượng hơn cả với phần quá khứ và cho rằng Harper Lee nên viết lại và dùng phần quá khứ này làm sườn chính cho câu chuyện. Harper Lee đã làm thế, vào thế giới có được, và lập tức yêu, Giết con chim nhại.

Hãy đi đặt người canh gác kể câu chuyện Jean Louise trưởng thành, người vốn đã xa Maycomb để sống tự lập ở New York và chỉ trở về nhà mỗi năm, cảm thấy hụt hẫng và thất vọng về thị trấn, về những mối quan hệ cũ, và nhất là về bố Atticus, người từng đứng ra bào chữa cho một người da đen, nay lại trở thành “một tay thù ghét mọi đen”. Cảm giác này trong tiếng Anh gọi là disillusionment, nghĩa là hụt hẫng khi thực tế khác với những gì ta mong đợi.

Sau khi đọc sách, mình cho rằng có lẽ biên tập viên Hohoff cảm giác rằng độc giả sẽ không thể hiểu được vì sao Jean Louise sẽ sụp đổ và thất vọng nhiều đến thế bởi cái nền cho tất cả mọi chuyện – tức thời thơ ấu của cô, thể hiện quá mỏng và yếu. Và khi câu chuyện được viết lại thành Giết con chim nhại, với góc nhìn của Scout, vấn đề đã được giải quyết. Người đọc ngày nay nếu đã đọc Chim nhại và chuyển sang quyển này, sẽ nắm bắt câu chuyện dễ dàng, và hiểu được nỗi thất vọng ê chề đến buồn nôn, căm tức của Jean Louise.

Nhưng ngay cả như thế, chính người đọc cũng sẽ thất vọng với Hãy đi đặt người canh gác, vì cách viết dài dòng và không tạo được không khí như Chim nhại, vì các nhân vật được mô tả chủ yếu bằng lời của người viết hơn là để người đọc tự hình dung và cảm nhận. Nếu vẫn muốn biết quyển này thế nào, những người đã đọc Chim nhại có thể skim và xoáy vào vấn đề chính duy nhất – tại sao bố Atticus giờ lại ghét mọi đen?

Người đọc Việt Nam có thể thử liên hệ chuyện người dân tộc thiểu số bị giải tỏa và được đền bù những khoản tiền khổng lồ. Chuyện thường thấy là người ta sẽ sắm xe và chạy trước khi lấy bằng lái, xây nhà to, thử các kiểu ăn chơi. Người miền xuôi sẽ không kì thị họ, nhưng họ có sẵn sàng đón nhận những người kia dù rủng rỉnh tiền bạc, nhưng thật lòng mà nói, chưa tiến được bằng sự văn minh của mình, hay không? Câu chuyện người da đen cũng vậy. Trong bối cảnh năm 1950 của tiểu thuyết, người ta tin rằng người da đen chưa sẵn sàng để được trao trọn vẹn quyền công dân, vì khi đó, như Atticus cố giải thích cho Jean Louise, các chính phủ tiểu bang “có thể được điều hành bởi những người không biết điều hành nó ra sao không”?

9. BIBI review sách Hãy Đi Đặt Người Canh Gác

Vậy là một lần nữa, Harper Lee soi sáng lòng tôi. Bà đưa ra những tình huống chân thật hết sức, cứ như bà đang sống ở ngay bên cạnh tôi vậy. Để rồi sau đó dẫn lối, từ tốn giúp tôi gỡ rối tơ lòng qua những màn đối thoại có khi quyết liệt, có khi lại nhẹ nhàng sâu sắc của Scout với chú Jack.

Đọc sách xong tôi thấy mình bớt bơ vơ hơn trong cái thế giới-buộc-phải-trưởng-thành này. Tôi thông cảm với Scout và nhìn thấy mình trong cô, lạc lối, trơ trọi với những thay đổi bất ngờ của cuộc sống vốn dĩ đã quá quen thuộc, của những người từ lâu đã là một phần của tâm hồn. Tôi thấy mình trong sự phản kháng mạnh mẽ của Scout trước sự phủ phàng, bẽ bàng và tàn nhẫn của những đổi thay này. Ai lại không nổi điên lên và phát bệnh khi niềm tin của mình bị sụp đổ cơ chứ?! Vậy đó, nhưng sự đổ vỡ không phải là kết cục cuối cùng. Sau tất cả, vẫn có người dắt những-tâm-hồn-lạc-lối này tìm thấy đường đi, dù đó hông phải là đường về. Họ chỉ xác định được phương hướng phải đi, và chấp nhận nó thay vì bỏ chạy. Thế giới người lớn chính xác là như vậy, hổng phải sao? Cũng may là quyển sách kể chuyện nỗi buồn nhưng không thiếu mấy chi tiết hài hước dí dỏm, nói chuyện người lớn nhưng vẫn có bóng dáng trẻ con thơ ngây nên đọc chẳng chán tí nào.

Dù có cái kết mở, chỉ có lối đi chứ hông có đích đến, nhưng vẫn cảm ơn Harper Lee biết là bao! Cám ơn bà đã dùng bút mà tặng đời những điều đẹp đẽ thuần khiết đến như vậy 🙂

III. Trích dẫn sách Hãy Đi Đặt Người Canh Gác

Hãy đặt người gác cổng review năm 2024

Trích dẫn hay trong Hãy Đi Đặt Người Canh Gác

“Hòn đảo của mỗi người, kẻ canh gác của mỗi người, là lương tâm của họ.”

“Quyền bình đẳng cho mọi người, không có đặc quyền cho bất kỳ ai”

“Cô lấy làm tiếc cho những người ở lứa tuổi như cô luôn cự cãi cha mẹ vì không cho họ điều này hay tước mất của họ cái kia. Cô lấy làm tiếc cho các bà trung niê n chỉ khám ra sau nhiều phân tích, rằng vị trí niềm băn khoăn của họ ở chính trong họ…. “

“Người da trắng dù ở hoàn cảnh nào, cử xử tồi tệ với người da đen đều là rác rưởi”

“Bố cô nói người ta phải mất năm năm để tìm hiểu luật sau khi tốt nghiệp trường luật: phải thực hành tiết kiệm trong hai năm, học thủ tục biện hộ Alabama trong hai năm, đọc lại Kinh Thánh và Shakespeare trong năm thứ năm…”

“cháu chưa bao giờ nhìn ông ấy như một con người với một trái tim người, và những khiếm khuyết của con người (….. ), ông ấy ít phạm sai lầm, nhưng ông ấy cũng phạm sai lầm như mọi người trong chúng ta.”

Trích đoạn sách Hãy Đi Đặt Người Canh Gác

Từ khi rời Atlanta, cô đã nhìn ra cửa sổ toa hàng ăn với cảm giác hài lòng gần như mang tính thể xác. Bên tách cà phê của bữa điểm tâm, cô dõi theo những ngọn đồi cuối cùng của bang Georgia chạy lùi xa, rồi bề mặt đất đỏ xuất hiện, cùng với nó là những ngôi nhà lợp tôn nằm giữa những khoảng sân quét sạch , và trong sân là những bụi hoa vân anh không thể thiếu, bao quanh là những vỏ xe hơi quét vôi trắng. Cô cười toe khi thấy cây ăng ten truyền hình đầu tiên trên nóc một ngôi nhà không quét vôi của người da đen; và khi chúng đông dần lên, niềm vui của cô tăng bội.

Jean Louise Finch luôn về quê bằng máy bay, nhưng cô quyết định ngồi xe lửa từ New York về ga Maycomb trong chuyến về thăm nhà thường niên lần thứ năm này. Vì, thứ nhất, cô bị một phen sợ mất vía trong chuyến bay về nhà lần trước: tay phi công quyết định bay xuyên qua một vòi rồng. Thứ nữa, về bằng máy bay có nghĩa là bố cô phải dậy lúc ba giờ sáng, lái xe vượt cả trăm dặm để đón cô ở Mobile, rồi sau đó còn làm việc cả ngày: giờ ông đã bảy mươi hai và vụ này không công bằng chút nào.

Cô hài lòng vì mình đã quyết định đi xe lửa. Xe lửa đã thay đổi nhiều so với thời cô còn bé, và trải nghiệm mới mẻ này làm cô thích thú: một vị thần mập mạp dưới dạng người khuân vác xuất hiện ngay khi cô nhấn nút trên vách toa; theo lệnh cô, một chậu rửa bằng thép không gỉ bật ra từ một tấm vách khác, và có cả một bồn cầu mà người ta có thể gác chân lên đó. Cô quyết không để mình bị hoảng vì đủ loại thông điệp được in đầy trong khoang của cô – một buồng nhỏ, họ gọi vậy – nhưng khi đi ngủ đêm hôm trước, chẳng hiểu thế nào mà cái giường bật lên đè dính cô vào vách vì cô không làm theo chỉ dẫn KÉO CẦN GẠT NÀY XUỐNG QUA GIÁ ĐỠ, một tình cảnh được nhân viên khuân vác cứu vãn trong sự ngượng nghịu của cô, vì cô có thói quen chỉ mặc mỗi cái áo pyjama khi ngủ.

May thay, ông ta đang tình cờ đi kiểm tra hành lang đúng lúc cái bẫy bật lên úp chặt cô trong đó. “Tôi sẽ giúp cô ra, cô à,” ông ta nói vọng vào khi nghe cô đấm thình thịch từ bên trong.

“Không, xin đừng,” cô nói. “Chỉ cần cho tôi biết làm cách nào để ra thôi.”

“Tôi có thể quay lưng lại phía cô mà vẫn mở được mà,” ông ta nói, và làm đúng như thế.

Khi cô thức dậy sáng hôm đó, con tàu đang kêu xình xịch và đổi tuyến trong khu vực nhà ga Atlanta, nhưng tuân theo một chỉ dẫn khác trong khoang, cô nằm lại trên giường cho đến khi tàu chạy vụt qua thành phố College Park. Khi mặc quần áo, cô dùng trang phục Maycomb: quần xám, áo cánh đen sát nách, vớ trắng, và giày lười. Tuy còn cách tới bốn giờ ngồi xe nữa, cô đã nghe được tiếng khịt mũi tỏ vẻ không tán thành của bà bác.

Khi cô bắt đầu nhấp tách cà phê thứ tư, đoàn tàu của hãng Crescent Limited hú còi inh ỏi như một con ngỗng khổng lồ gọi bạn cùng bầy lên phía Bắc rồi rầm rập vượt sông Chattahoochee để vào địa giới bang Alabama.

Sông Chattahoochee rộng, phẳng, đầy bùn. Hôm nay nước xuống thấp; một dải cát vàng bồi lắng đã thu hẹp dòng sông thành một dòng rạch nhỏ. Có thể vào mùa đông nó sẽ reo vu vu, cô nghĩ: mình không nhớ được một câu nào trong bài thơ đó. Thổi tiếng sáo xuống những thung lũng hoang vu chăng? Không. Ông ấy viết gởi cho một thú nước, hay là một thác nước?

Cô kiên quyết kềm nén một cơn khoái chí ồn ào khi nghĩ rằng Sidney Lanier hẳn cũng ít nhiều giống người họ hàng mất từ lâu của cô, Joshua Singleton St. Clair, người có những khu bảo tồn văn học riêng trải dài từ Black Belt tới thị trấn Bayou La Batre. Bà bác của Jean Louise thường nêu Joshua ra với cô như một tấm gương trong gia đình không dễ bị thờ ơ gạt bỏ: ông là một nhân vật xuất chúng, ông là một thi sĩ, cuộc đời ông bị cắt ngang ở thời kỳ rực rỡ nhất, và Jean Louise nên nhớ rằng ông là một niềm tự hào của gia đình. Những bức ảnh chụp ông có ảnh hưởng tốt cho bộ mặt của gia đình – Joshua trông giống một thi sĩ Algernon Swinburne luộm thuộm.

Jean Louise mỉm cười một mình khi nhớ lại bố cô đã kể cho cô nghe phần còn lại của câu chuyện. Cuộc đời người bà con Joshua bị cắt ngang, đúng vậy, không phải bởi bàn tay của Chúa mà bởi những nguyên lão nghị viên chào đón Caesar.

Khi ở Đại học Alabama, Joshua học chăm quá và suy nghĩ nhiều quá; thực tình, ông học đến nỗi nghĩ mình bước thẳng ra từ thế kỷ mười chín. Ông diện áo choàng Inverness và đi đôi ủng cao tới gối do ông nhờ một thợ rèn đóng theo thiết kế của ông. Joshua bị các giới chức ngăn trở khi ông bắn vào ông hiệu trưởng của trường đại học, người mà theo quan điểm của ông chẳng hơn gì một chuyên gia xử lý nước cống. Điều này hiển nhiên là đúng, nhưng không thể làm căn cứ cho việc tấn công bằng một vũ khí chết người. Sau biết bao tiền bạc chạy vòng chỗ này chỗ nọ, Joshua được chuyển tới bên kia thành phố và đưa vào cơ sở dành cho người mất khả năng chịu trách nhiệm hành vi dân sự của bang, nơi ông sống đến hết đời. Họ bảo xét ở mọi mặt ông đều biết phải trái, cho đến khi có ai đó nhắc đến tên ông hiệu trưởng, lúc đó mặt ông rúm ró lại, ông thường chuyển sang tư thế con sếu và giữ nguyên như thế đến tám tiếng hoặc lâu hơn, và không có điều gì hoặc bất cứ ai có thể khiến ông hạ chân kia xuống cho đến khi quên đi ông ta. Vào những ngày sáng sủa Joshua đọc sách bằng tiếng Hy Lạp, và ông để lại một tập thơ mỏng được in không bán tại một nhà in ở Tuscaloosa. Thơ ấy đi trước thời đại đến độ chưa ai giải mã được, nhưng bà bác của Jean Louise trưng bày nó một cách tự nhiên và nổi bật trên một cái bàn phòng khách.

Jean Louise bật cười lớn, rồi nhìn quanh xem có ai nghe thấy không. Bố cô rất giỏi phá hoại những bài giảng của bà chị về tính ưu việt bẩm sinh của bất kỳ ai trong họ Finch: ông luôn kể cho con gái phần còn lại của câu chuyện, lặng lẽ và trịnh trọng, nhưng đôi khi Jean Louise nghĩ cô nhận ra một ánh báng bổ không lẫn vào đâu được trong đôi mắt Atticus Finch, hay đó chỉ là ánh sáng chiếu vào mắt kính của ông? Cô chẳng đời nào biết được.

Vùng nông thôn và đoàn tàu đã chuyển sang bề mặt nhấp nhô, và cô chẳng nhìn thấy gì ngoài đồng cỏ chăn nuôi và những con bò đen suốt từ cửa sổ toa tàu đến chân trời. Cô ngạc nhiên tự hỏi vì sao cô chưa bao giờ nghĩ quê hương mình là đẹp.

Nhà ga Montgomery nép vào một khúc sông Alabama uốn lượn gắt, và khi cô bước khỏi tàu để duỗi chân tay, cuộc trở về gần gũi với vẻ buồn tẻ, những bóng đèn, và những mùi kỳ lạ của nó dâng lên đón cô. Có điều gì thiêu thiếu, cô nghĩ. Những hộp giải nhiệt cho trục bánh xe, chính thế. Một nhân viên đi dọc đoàn tàu với một cây xà beng. Có tiếng lẻng kẻng rồi tới tiếng xì-xì-xì, khói trắng bốc lên khiến người ta những tưởng mình đang ở trong đĩa hâm thức ăn. Những món đó bây giờ giải nhiệt bằng dầu rồi.

Nỗi sợ hãi ngày xưa bỗng dưng gặm nhấm cô. Cô đã không tới nhà ga này hai mươi năm rồi, nhưng khi còn bé trên đường lên thủ đô với Atticus, cô đã kinh hãi e rằng đoàn tàu lắc lư sẽ lao xuống bờ sông và nhấn chìm mọi người. Nhưng khi lại lên tàu để về nhà, cô đã quên mất.

Đoàn tàu lịch kịch chạy qua những rừng thông và hú còi chế nhạo một đầu máy kiểu cũ đáng đưa vào viện bảo tàng có ống khói hình phễu được sơn màu vui mắt nằm trên tuyến đường nhánh tại một khoảng rừng trống. Nó mang bảng hiệu một công ty khai thác gỗ, và con tàu Crescent Limited có thể nuốt chửng nó mà vẫn còn rộng chỗ. Greenville, Evergreen, ga Maycomb.

Cô đã bảo nhân viên soát vé đừng quên cho cô xuống đúng ga, và vì nhân viên ấy là một ông đã cao tuổi, cô dự đoán trò đùa của ông: ông sẽ chạy như giông gió tới ga Maycomb và dừng tàu sau khi vượt khỏi cái ga xép chừng một phần tư dặm, rồi khi chào tạm biệt ông ta sẽ nói xin lỗi, suýt quên mất. Xe lửa giờ đã thay đổi; nhưng nhân viên tàu lửa thì không. Vui đùa với các thiếu nữ ở những ga lẻ chỉ dừng lại theo yêu cầu là một dấu hiệu của nghề này, và Atticus, người có khả năng tiên đoán hành vi của mọi nhân viên tàu lửa từ New Orleans tới Cincinnati, sẽ theo đó đứng đợi chỉ cách chỗ cô xuống tàu không quá sáu bước.

Quê nhà là hạt Maycomb, với một đường biên giới đã được điều chỉnh dài khoảng bảy mươi dặm và rộng ba mươi dặm ở chỗ nở lớn nhất, một vùng hoang vu lác đác những khu dân cư nhỏ xíu mà lớn nhất trong đó là Maycomb, trung tâm của hạt. Trong lịch sử của nó, cho đến tương đối gần đây, hạt Maycomb vẫn tách biệt với phần còn lại của đất nước đến độ nhiều công dân của nó, không biết đến những xu hướng chính trị của miền Nam trong chín mươi năm qua, vẫn bỏ phiếu cho ứng viên Cộng hòa. Không chuyến tàu nào đến đó – ga Maycomb, một danh hiệu chỉ có tính ưu ái, nằm trong hạt Abbott, cách đó hai mươi dặm. Dịch vụ xe buýt thì thất thường và có vẻ chẳng đi đến đâu, nhưng Chính phủ Liên bang đã mở một hai xa lộ gì đó qua đầm lầy, qua đó đem lại cho cư dân một cơ hội có lối thoát miễn phí. Nhưng hiếm người tận dụng mấy đường sá này, và việc gì phải thế chứ? Nếu không có nhu cầu gì nhiều thì ở đây vẫn luôn dư dả.

Hạt và thị trấn này được đặt tên theo một đại tá Mason Maycomb, một con người bởi lòng tự tin không đúng chỗ và thói bướng bỉnh ngạo mạn đã gây rối trí và nhầm lẫn cho những đồng đội của ông ta trong những cuộc chiến với dân da đỏ Creek. Lãnh thổ nơi ông ta hoạt động hơi có đồi núi ở phía Bắc và bằng phẳng ở phía Nam, ở rìa vùng đồng bằng duyên hải. Đại tá Maycomb, do tin rằng dân da đỏ ghét đánh nhau ở đồng bằng, đã lùng sục mọi vùng phía Bắc lãnh thổ này để tìm họ. Khi ông tướng cấp trên biết được rằng Maycomb đang lang thang trên những ngọn đồi trong khi dân Creek ẩn náu trong mọi đám cây thông ở phía Nam, ông ta phái một giao liên người da đỏ tới gặp Maycomb mang theo thông điệp: “Về phía Nam đi, đồ quỷ tha ma bắt nhà ông.” Maycomb lại tin đây là một âm mưu của dân Creek để bẫy ông (bộ không có một thằng quỷ mắt xanh, tóc đỏ chỉ huy chúng sao?), ông ta cho tống giam anh da đỏ giao liên, và tiến xa hơn nữa lên phía Bắc cho đến khi lực lượng của ông ta bị lạc đường vô vọng trong vùng rừng nguyên sinh, ngồi đợi ở đó cho tới hết cuộc chiến trong nỗi hoang mang tột độ.

Sau khi nhiều năm tháng đã trôi qua đủ để đại tá Maycomb tin rằng thông điệp nọ suy cho cùng có lẽ là sự thật, Ông bắt đầu hăng hái kéo quân về phía Nam, và trên đường đi quân của ông ta gặp dân định cư đang di chuyển vào sâu trong lục địa, họ cho biết những cuộc chiến với dân da đỏ đã sắp kết thúc. Binh lính và dân định cư đã gần gũi nhau đủ để trở thành tổ tiên của Jean Louise Finch, và đại tá Maycomb tiếp tục đi tới chỗ ngày nay là thành phố Mobile để bảo đảm rằng những chiến tích của ông ta được ghi nhận đầy đủ. Lịch sử thành văn còn lưu lại không trùng khớp với sự thật, nhưng còn đó những dữ kiện, vì chúng được truyền miệng qua bao năm tháng, và mọi người dân Maycomb đều biết.

“… lấy hành lý, thưa cô,” nhân viên khuân vác nói. Jean Louise theo ông ta từ toa hàng ăn về khoang của mình. Cô lấy ra hai đô la trong cuộn tiền: một cho công phục vụ thường lệ, một cho việc giải thoát cô tối qua. Đoàn tàu, dĩ nhiên, chạy như giông gió qua khỏi ga và dừng lại cách đó chừng bốn trăm mét. Ông nhân viên soát vé xuất hiện, nhe răng cười, và nói ông xin lỗi, suýt quên mất. Jean Louise nhe răng cười đáp lại và bồn chồn chờ ông khuân vác đặt cái bục lên xuống màu vàng vào chỗ. Ông ta đưa tay đỡ cô bước xuống và cô đưa ông ta hai tờ giấy bạc.

Bố cô không đón cô.

Cô nhìn dọc đường rầy về phía nhà ga, thấy một người đàn ông cao đứng trên thềm nhà ga nhỏ xíu. Anh ta nhảy xuống và chạy đến đón cô.

Anh nồng nhiệt ôm choàng lấy cô, đẩy cô ra xa, hôn mạnh vào môi cô, rồi hôn cô một cách dịu dàng.

“Ở đây không tiện, Hank,” cô thì thầm, rất vui trong lòng.

“Suỵt, em bé,” anh nói, giữ yên khuôn mặt cô. “Anh sẽ hôn em ngay bậc thềm tòa án nếu anh muốn.”

Người sở hữu quyền hôn cô trên bậc thềm tòa án là Henry Clinton, người bạn lâu năm của cô, chiến hữu của anh cô, và – nếu anh cứ hôn cô như thế này – sẽ là chồng cô. Hãy yêu người bạn muốn nhưng hãy cưới người cùng loại với bạn đã là một châm ngôn gần như thành bản năng trong cô. Henry Clinton cùng loại với Jean Louise, và bây giờ cô không thấy châm ngôn ấy khắc nghiệt lắm.

Họ khoác tay nhau đi dọc đường rầy để nhận lại hành lý của cô. “Bố Atticus thế nào?” cô hỏi.

“Bàn tay với vai ông ấy hôm nay đau mấy cơn luôn.”

“Bố em đâu lái xe được lúc như vậy, phải không?”

Henry khép nửa chừng những ngón tay phải và nói, “Ông ấy không nắm lại được quá mức này. Bác Alexandra phải cột dây giày và cài cúc sơ mi cho ông khi tay ông bị như vậy. Ông ấy cầm dao cạo còn không nổi nữa.”

Jean Louise lắc đầu. Cô đã quá tuổi để muốn nổi đóa về sự bất công trong chuyện này nhưng cũng quá trẻ để có thể chấp nhận chứng bệnh tê bại của ông mà không phản ứng lại theo kiểu nào đó. “Người ta không làm gì được sao?”

“Em biết là không mà,” Henry nói. “Ông ấy uống bốn năm gram aspirin mỗi ngày, vậy thôi.”

Anh nhấc cái vali nặng trịch của cô lên, và họ đi trở lại phía xe. Cô tự hỏi mình sẽ cư xử ra sao khi đến lượt cô bị đau hết ngày này sang ngày khác. Khó mà giống Atticus được: nếu hỏi ông thấy trong người ra sao ông sẽ nói cho ta hay, nhưng ông không bao giờ than thở; tâm tính của ông vẫn như cũ, nên để biết sức khỏe của ông thế nào, phải hỏi thẳng ông.

Cách duy nhất Henry biết được chuyện đó là nhờ ngẫu nhiên. Ngày nọ khi họ ở hầm tàng thư của pháp đình lục tìm một hồ sơ nhà đất, Atticus đang lôi ra một cuốn sổ thế chấp nặng trịch thì mặt ông bỗng trắng bệch và đánh rơi nó xuống. “Chuyện gì vậy?” Henry hỏi. “Viêm thấp khớp. Nhặt lên giùm bác được không?” Atticus nói. Henry hỏi ông bị bao lâu rồi; Atticus bảo sáu tháng. Jean Louise biết chuyện này không? Không. Vậy chắc ông nên nói cho cô ấy biết. “Nếu cháu cho nó biết, nó sẽ về đây lo chăm sóc bác. Thuốc chữa duy nhất cho bệnh này là đừng để nó hạ gục cháu.” Đề tài đó được khép lại.

“Muốn lái không?” Henry hỏi.

“Đừng ngốc thế,” cô nói. Tuy là một tài xế đáng nể, cô lại ghét phải vận hành thứ cơ khí nào phức tạp hơn một cây kim băng: những cái ghế xếp để hóng mát ở bãi cỏ là một nguồn bực bội sâu sắc với cô; cô chưa bao giờ học được cách chạy xe đạp hay đánh máy chữ; cô câu cá bằng cần. Môn thể thao ưa thích của cô là đánh golf vì những nguyên tắc cốt yếu của nó chỉ gồm một cây gậy, một trái bóng nhỏ, và một trạng thái tinh thần.

Với vẻ ghen tị ra mặt, cô nhìn kiểu ung dung làm chủ chiếc xe của Henry. Xe cộ là đầy tớ của anh ấy, cô nghĩ. “Có bộ phận trợ lực lái hả? Hộp số tự động luôn?” cô nói.

“Chắc chắn rồi,” anh nói.

“Thế, nhỡ mọi thứ bị tắt ngúm và anh không còn số để sang nữa. Lúc đó rắc rối lớn, phải không?”

“Nhưng mọi thứ sẽ không bị tắt ngúm.”

“Sao anh biết?”

“Vậy mới gọi là niềm tin chứ. Xích lại đây nào.”

Niềm tin vào General Motors. Cô ngả đầu vào vai anh.

“Hank,” cô nói tiếp. “Thế thực ra là có chuyện gì?”

Đây là một trò nói đùa quen thuộc của họ với nhau. Một vết sẹo hồng chạy từ chỗ dưới con mắt bên phải của anh, đâm vào cạnh mũi, và chạy xéo qua môi trên. Bên trong cái môi ấy là sáu cái răng cửa giả mà ngay cả Jean Louise cũng không thuyết phục anh vạch ra cho xem được. Từ cuộc chiến anh trở về với hàm răng như thế. Một người Đức, chủ yếu muốn bày tỏ sự giận dữ lúc kết thúc cuộc chiến hơn là vì bất cứ lý do gì khác, đã dộng báng súng trường vào mặt anh. Jean Louise quyết định xem đây là một câu chuyện khả dĩ: với nào là các loại súng bắn quá chân trời, rồi máy bay B-17, bom V, và các thứ tương tự, có lẽ Henry chưa từng bước vào tầm phun nước bọt của quân Đức.

“Được rồi, cưng,” anh nói. “Bọn anh xuống một hầm rượu ở Berlin. Đứa nào cũng đã quá chén và bắt đầu xảy ra đánh lộn – em thích nghe những chuyện tin được, phải không? Bây giờ em sẽ lấy anh chứ?”

“Chưa đâu.”

“Tại sao?”

“Em muốn được giống bác sĩ Schweitzer và chơi tới năm ba mươi.”

“Ông ấy chơi hẳn rồi,” Henry nói yếu xìu.

Jean Louise nhúc nhích dưới cánh tay anh. “Anh hiểu ý em mà,” cô nói.

“Ừ.”

Không có chàng trai nào, dân Maycomb thường nói, đáng quý hơn Henry Clinton. Jean Louise đồng ý. Henry xuất thân từ miệt phía Nam của hạt. Cha anh rời bỏ mẹ anh ngay sau khi anh ra đời, và bà đã làm ngày làm đêm trong cái cửa hàng nhỏ xíu ở ngã tư để cho anh theo học các trường công ở Maycomb. Henry, từ năm mười hai tuổi, ở trọ đối diện nhà Finch, và tự hoàn cảnh này đã đặt anh ở tầm cao hơn: anh là chủ nhân của chính mình, hoàn toàn thoát khỏi uy quyền của những cha mẹ, đầu bếp và người trông coi sân vườn. Anh còn lớn hơn cô bốn tuổi nữa, hồi đó điều này rất đáng kể. Anh chọc ghẹo cô; cô ngưỡng mộ anh. Lúc anh mười bốn tuổi mẹ anh mất, hầu như chẳng để lại gì cho anh. Atticus Finch coi sóc số tiền ít ỏi có được từ việc bán cửa tiệm – những chi phí đám tang cho bà mẹ nuốt gần hết số đó – ông lặng lẽ bổ sung vào đó bằng tiền riêng của mình, và kiếm cho Henry một chân bán hàng trong cửa hàng Jitney Jungle sau giờ học. Henry tốt nghiệp và nhập ngũ, hết chiến tranh anh vào đại học theo ngành luật.

Cũng vào quãng thời gian đó, anh trai của Jean Louise chết bất ngờ, và sau khi cơn ác mộng ấy qua đi, Atticus, vốn luôn nghĩ sẽ để lại văn phòng luật cho con trai, nhìn quanh tìm một chàng trai khác. Thật tự nhiên khi ông chọn Henry, và dần dà Henry trở thành phụ tá của Atticus, đôi mắt và đôi tay của ông. Henry vẫn luôn kính trọng Atticus Finch; rồi điều đó hòa với tình cảm trìu mến và Henry xem ông như một người cha.

Anh không xem Jean Louise như em gái. Trong những năm anh xa nhà đi chinh chiến và học đại học, cô đã thay đổi từ một tạo vật mặc quần yếm, bướng bỉnh, vác súng hơi thành một hình ảnh hợp lý của một con người. Anh bắt đầu hẹn đi chơi với cô vào đợt về thăm nhà kéo dài hai tuần hằng năm của cô, và tuy cô vẫn đi đứng như một cậu trai mười ba tuổi và cự tuyệt hầu hết mọi thứ trang điểm nữ giới, anh vẫn nhận thấy có nét gì rất nữ tính ở cô đến độ anh đem lòng yêu cô. Cô dễ nhìn và dễ gần trong phần lớn thời gian, nhưng cô không phải người dễ chịu theo bất cứ nghĩa nào của từ này. Cô bị một tình trạng chộn rộn tinh thần mà anh không thể hiểu ra, nhưng anh biết cô là người dành cho anh. Anh sẽ bảo vệ cô; anh sẽ cưới cô.

“Chán New York chưa?” anh hỏi.

“Chưa.”

“Cho anh được làm gì tùy ý trong hai tuần này và anh sẽ khiến em chán nó ngay.”

“Đấy là một đề nghị thiếu đứng đắn hả?”

“Phải.”

“Vậy quỷ bắt anh đi.”

Henry dừng xe lại. Anh vặn tắt nút khởi động, quay đầu lại, và nhìn cô. Cô biết lúc nào anh chuyển sang nghiêm túc về chuyện gì đó: mái tóc húi cua của anh dựng đứng như một cái bàn chải giận dữ, khuôn mặt của anh ửng đỏ, vết sẹo sẫm màu hơn.

“Em yêu, em có muốn anh trình bày giống kiểu của một quý ông không? Thưa cô Jean Louise, hiện tôi đã đạt một vị thế kinh tế đủ để nuôi hai người. Tôi, giống như Israel ngày xưa, đã lao động bảy năm trong các vườn nho trường đại học và đồng cỏ văn phòng luật của cha cô để…”

“Em sẽ bảo bố Atticus đòi thêm bảy năm nữa.”

“Thật đáng ghét.”

“Với lại,” cô nói, “đó là Jacob kìa. Không, họ là một. Cứ sau ba câu là họ lại đổi tên. Bà bác của em ra sao rồi?”

“Em biết thừa bác ấy vẫn khỏe cả ba mươi năm nay mà. Đừng đổi đề tài.”

Đôi lông mày của Jean Louise khẽ nhướng. “Henry,” cô nói nghiêm trang, “em sẽ yêu đương với anh nhưng em sẽ không lấy anh.”

Chuyện đó cực đúng.

“Đừng có mãi là đứa nhỏ trái tính như vậy, Jean Louise!” Henry lắp bắp, và quên bẵng những kết cấu mới nhất của General Motors, chộp lấy cần số và đạp vào bàn đạp côn. Chúng không nghe lệnh anh, anh vặn mạnh chìa khóa khởi động, nhấn vài cái nút nữa, và chiếc xe to tướng lướt chậm rãi và êm ái theo xa lộ.

“Tăng tốc chậm, phải không?” cô nói. “Không hợp với kiểu chạy xe trong thành phố.”

Henry nhìn cô gay gắt. “Ý em muốn nói gì?”

Một phút nữa thôi chuyện này sẽ thành cãi cọ. Anh đang nghiêm túc. Cô nên làm anh bực bội, vậy anh sẽ im lặng, để cô có thể suy nghĩ về chuyện đó.

“Anh kiếm đâu ra cái cà vạt kinh khủng đó vậy?” cô nói.

Được rồi.

Cô gần như yêu anh. Không, không thể như thế được, cô nghĩ: hoặc yêu hoặc không. Tình yêu là thứ duy nhất trên đời này không thể lập lờ nước đôi. Có nhiều loại tình yêu, chắc chắn rồi, nhưng dù là loại nào thì đây cũng là việc hoặc có, hoặc không.

Cô là mẫu người, khi đối diện với một lối thoát dễ dàng, luôn chọn lối khó khăn. Lối thoát dễ dàng ra khỏi chuyện này là cưới Hank và để anh làm việc nuôi cô. Sau vài năm, khi con cái cao tới cỡ thắt lưng, có thể sẽ xuất hiện người đàn ông mà lẽ ra cô phải kết hôn từ đầu. Rồi lại có những lần tự vấn, kích động và bực bội, những lần nhìn nhau thiết tha trên những bậc thềm nhà bưu điện, và cảnh khổ sở cho tất cả mọi người. Trò quát tháo và hy sinh cao cả qua đi, chỉ còn lại chăng là một chuyện tình vớ vẩn tiều tụy khác theo kiểu Câu lạc bộ ngoại ô Birmingham, và một địa ngục riêng tư tự xây với những thiết bị điện mới nhất của hãng Westinghouse. Hank không đáng phải chịu chuyện đó.

Không. Trước mắt cô muốn tiếp tục đi theo con đường sỏi đá của kiếp phụ nữ độc thân. Cô bắt tay phục hồi hòa khí trong danh dự:

“Anh yêu, em xin lỗi, thật sự xin lỗi,” cô nói, và cô thật lòng như thế.

“Đâu có gì đâu,” Henry nói, và vỗ đầu gối cô. “Chỉ có điều đôi lúc anh muốn giết em đấy.”

“Em biết mình đáng ghét.”

Henry nhìn cô. “Em là người kỳ lạ, cưng ạ. Em không thể che giấu.”

Cô nhìn anh. “Anh đang nói chuyện gì đó?”

“Ồ, thông thường là, phần lớn phụ nữ, trước khi tóm được đám đàn ông, vẫn bày ra khuôn mặt tươi cười, tán thành trước họ. Họ che giấu những ý nghĩ của mình. Còn em thì, khi em muốn trở nên đáng ghét, em yêu, em đáng ghét.”

“Để người đàn ông có khả năng nhìn ra điều mà họ sắp lâm vào đó thì công bằng hơn, không phải sao?”

“Phải, nhưng em không thấy rằng không đời nào em bắt được một ông nếu làm thế?”

Cô ngậm lời trước điều hiển nhiên, rồi nói, “Làm sao em tập làm một phụ nữ quyến rũ được?”

Henry bắt đầu thích thú với đề tài này. Ở tuổi ba mươi, anh thích đi cố vấn người ta. Có lẽ bởi vì anh là luật sư. “Trước hết,” anh nói một cách bình thản, “hãy giữ miệng. Đừng tranh cãi với đàn ông, nhất là khi em biết em có thể thắng hắn. Cười nhiều vào. Hãy làm hắn cảm thấy mình vĩ đại. Bảo cho hắn biết hắn kỳ diệu đến mức nào, và phục vụ hắn.”

Cô mỉm cười tươi tắn và nói, “Hank ơi, em đồng ý với mọi điều anh nói. Anh là người trí tuệ nhất mà em gặp được trong bao năm qua, anh cao mét chín, và em châm thuốc lá cho anh được không? Cái đó thế nào?”

“Dễ sợ.”

Họ lại là bạn bè.

……

Trên đây là các trích dẫn, trích đoạn trong sách Hãy Đi Đặt Người Canh Gác – Harper Lee. Nếu các bạn thấy hay và hữu ích thì đừng quên mua sách giấy để ủng hộ Tác giả và Nhà xuất bản nhé!

Hãy đặt người gác cổng review năm 2024

Nội dung trên đây được sưu tầm từ nhiều nguồn trên internet. Hãy bấm nút Chia sẻ để giới thiệu sách đến bạn bè!