Nghị định không đầu là gì năm 2024

Phát biểu khai mạc phiên họp 20 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 13-2, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết tại phiên họp, dự án Luật phòng thủ dân sự, dự án Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) và dự án Luật giao dịch điện tử (sửa đổi) sẽ được cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý.

Trong đó, theo ông Huệ, dự án Luật phòng thủ dân sự được nâng cấp từ nghị định, với cơ sở chính trị rất quan trọng là nghị quyết của Bộ Chính trị về phòng thủ dân sự và yêu cầu cấp bách của nước ta trong việc phòng chống thiên tai, địch họa.

Tại kỳ họp thứ 4 của Quốc hội tháng 10-2022, Quốc hội đã tập trung cho ý kiến, được tiếp thu, cơ quan trình thẩm tra đã có nhiều cố gắng và phải nghiên cứu, cho ý kiến để luật có nội dung càng chi tiết càng tốt, khắc phục tối đa “luật khung luật ống”.

Với các dự án sửa đổi Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Luật giao dịch điện tử, Chủ tịch Quốc hội cho biết thời gian ban hành các luật này đã lâu, yêu cầu mới đối với hai lĩnh vực này đang đặt ra rất cấp bách.

Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng xem xét, thông qua dự thảo Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước; xem xét 3 dự thảo nghị quyết hướng dẫn thi hành Nội quy kỳ họp Quốc hội; nghị quyết về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu, tổ chức của Ban Thư ký.

Cùng với đó là dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thi đua, khen thưởng đối với đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Về dự thảo nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân, theo Chủ tịch Quốc hội, đây là vấn đề khó, mới, cần xem xét về sự cần thiết, tính cấp bách.

Theo ông Huệ, hồ sơ dự thảo nghị định trình lần này đã được Chính phủ nghiên cứu tiếp thu trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tiếp thu đa số ý kiến thẩm tra sơ bộ của Ủy ban Quốc phòng và An ninh.

Vì vậy ông đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung cho ý kiến về sự cần thiết ban hành, trình tự, thủ tục và hồ sơ dự thảo nghị định.

Cùng với đó là tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất trong hệ thống pháp luật, tương thích với điều ước quốc tế có liên quan và các nội dung cụ thể của dự thảo, làm cơ sở để Chính phủ hoàn thiện và ban hành nghị định.

"Đây là nghị định 'không có đầu' nên theo quy định của Luật ban hành văn bản pháp luật thì thẩm quyền thuộc Chính phủ nhưng trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến. Do vậy cần xem còn những vấn đề nào lớn, cần phải xin ý kiến", ông Huệ nói.

Cũng tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của các tỉnh An Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn, Bến Tre, Bình Dương, Đắk Lắk, Quảng Nam, Thái Nguyên, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét việc giao danh mục và mức vốn cho nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (đợt 2).

Xem xét báo cáo tổng kết kỳ họp bất thường lần thứ 2 và thứ 3, Quốc hội khóa XV; báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 12-2022 và tháng 1-2023.

Xem xét, phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm và miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của CHXHCN Việt Nam.

Tại khoản 5 Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định Nghị định là một loại văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ.

Chính phủ ban hành Nghị định để quy định những vấn đề tại Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 như sau:

Nghị định của Chính phủ
Chính phủ ban hành nghị định để quy định:
1. Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
2. Các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; các biện pháp để thực hiện chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ; những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ quan ngang bộ trở lên; nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
3. Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Trước khi ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Nghị định không đầu là gì năm 2024

Nghị định là gì? Nghị định của Chính phủ có thể được dịch ra tiếng nước ngoài trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Nghị định của Chính phủ có thể được dịch ra tiếng nước ngoài trong trường hợp nào?

Dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng nước ngoài được căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015:

Dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài
Văn bản quy phạm pháp luật có thể được dịch ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài; bản dịch có giá trị tham khảo.

Các văn bản quy phạm pháp luật có thể được dịch ra tiếng nước ngoài được quy định tại khoản 1 Điều 102 Nghị định 34/2016/NĐ-CP như sau:

Dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng nước ngoài
1. Các văn bản quy phạm pháp luật sau đây có thể được dịch ra tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác:
a) Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
b) Nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ được ban hành để thực hiện Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc liên quan trực tiếp đến đời sống, việc làm, kinh doanh của người nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
2. Cơ quan chủ trì soạn thảo chủ trì, phối hợp với Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức dịch văn bản quy phạm pháp luật quy định tại khoản 1 Điều này ra tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc dịch văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp ra tiếng nước ngoài nếu thấy cần thiết.
...

Theo quy định nêu trên thì Nghị định của Chính phủ có thể được dịch ra tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác nếu Nghị định được ban hành để thực hiện Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc liên quan trực tiếp đến đời sống, việc làm, kinh doanh của người nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.

Lưu ý: Cơ quan chủ trì soạn thảo chủ trì, phối hợp với Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức dịch văn bản quy phạm pháp luật quy định tại khoản 1 Điều này ra tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch.

Bản dịch Nghị định của Chính phủ ra tiếng nước ngoài phải bảo đảm yêu cầu như thế nào?

Yêu cầu đối với bản dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng nước ngoài được quy định tại khoản 4 Điều 102 Nghị định 34/2016/NĐ-CP như sau:

Dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng nước ngoài
...
4. Bản dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng nước ngoài phải bảo đảm đúng tinh thần của văn bản được dịch, bảo đảm tính chính xác của nội dung văn bản được dịch.

Theo quy định nêu trên thì bản dịch Nghị định của Chính phủ ra tiếng nước ngoài phải bảo đảm đúng tinh thần của văn bản được dịch, bảo đảm tính chính xác của nội dung văn bản được dịch.