Tại sao đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cây trồng và vật nuôi.

Chắc hẳn là chúng ta đã nghe rất nhiều về các ngành nghề như nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp… đặc biệt là nông nghiệp đúng không? Bởi Nông nghiệp chính là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam và hiện nay nước ta vẫn là một nước nông nghiệp. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc nông nghiệp là gì?

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi cũng như khai thác cây trồng, vật nuôi làm tư liệu, nguyên liệu lao động chủ yếu nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu khác cho nền công nghiệp hiện đại.

Thực tiễn lịch sử phát triển các nước trên thế giới đã chứng minh rằng: một quốc gia chỉ có thể ổn định chính trị và phát triển bền vững kinh tế – xã hội khi quốc gia đó đảm bảo an ninh lương thực.

Qua đó cho chúng ta có thể thấy, nông nghiệp đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống con người và nền kinh tế quốc dân.

Những đặc điểm cơ bản của sản xuất nông nghiệp

Nông nghiệp là một trong 2 ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội. Vậy đặc điểm cơ bản của sản xuất nông nghiệp là gì?

Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế được

Đây là một trong những đặc điểm quan trọng giúp phân biệt nông nghiệp với những ngành nghề khác. Chúng ta không thể sản xuất nông nghiệp nếu không có đất đai. Quy mô, phương thức sản xuất, mức độ thâm cạnh và ngay cả việc tổ chức lãnh thổ cũng phụ thuộc nhiều vào đất đai. Chính vì thế, trong quá trình sản xuất, con người phải biết quý trọng đất đai, sử dụng tiết kiệm và luôn tìm cách để cải tạo, bồi dưỡng đất đai, có như vậy, sản lượng và năng suất trồng trọt mới tăng nhanh và đạt kết quả cao nhất.

Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cơ thể sống - cây trồng và vật nuôi

Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các loại cây trồng và vật nuôi. Chúng sinh trưởng và phát triển dựa theo các quy luật sinh hoạt và chịu tác động rất lớn bởi các yếu tố ngoại cảnh, mọi sự thay đổi về thời tiết và khí hậu. Chính vì vậy, việc hiểu biết và thuận theo các quy luật sinh học và quy luật tự nhiên là một đòi hỏi quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp.

Bên cạnh đó, để chất lượng giống cây trồng và vật nuôi được đảm bảo, đòi hỏi phải thường xuyên chọn lọc, chọn những giống tốt và tiến hành lai tạo để tạo ra những giống mới có năng suất cũng như chất lượng cao hơn phù hợp với điều kiện cuartuwngf vùng và địa phương.

Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao

Đây là nét đặc thù nhất của sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong trồng trọt. Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây trồng và vật nuôi tương đối dài, không giống nhau, chủ yếu thông qua hàng loạt giai đoạn kế tiếp nhau. Thời gian sản xuất bao giờ cũng dài hơn thời gian lao động cần thiết để tạo ra sản phẩm cây trồng hay vật nuôi. Sự không phù hợp đó là nguyên nhân gây ra tính mùa vụ. Để khắc phục tình trạng này, đòi hỏi chúng ta phải xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lý và đa dạng hóa sản xuất [như tăng vụ, xen canh, gối vụ], đồng thời phát triển ngành nghề dịch vụ.

Được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp và phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên

Đặc điểm này cho thấy, ở đâu có đất đai, có lao động thì có thể tiến hành sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, ở mỗi vùng, mỗi quốc gia sẽ có các điều kiện đất đai, thời tiết và khí hậu khác nhau. Chính sự không giống nhau đó đã làm cho nền nông nghiệp mang tính khu vực rất rõ rệt và phụ thuộc phần lớn vào điều kiện tự nhiên.

>> Xem thêm: Dịch vụ chứng nhận iso 22000 - Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp đã trở thành ngành sản xuất hàng hóa

Biểu hiện cụ thể của đặc điểm này là việc hình thành và phát triển nên các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp và tích cực đẩy mạnh chế biến nông sản để nâng cao giá trị thương phẩm.

Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân

Vai trò của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân là vô cùng quan trọng. Nó không chỉ đơn giản là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là hệ thống sinh học - kỹ thuật bởi nền tảng để phát triển nông nghiệp là sử dụng các tiền năng sinh học – cây trồng và vật nuôi. Dưới đây là một số vai trò quan trọng của ngành nông nghiệp có thể kể đến:

  • Cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhu cầu xã hội
  • Cung cấp yếu tố đầu vào cho phát triển công nghiệp và khu vực đô thị
  • Làm thị trường tiêu thụ của ngành công nghiệp và dịch vụ
  • Tham gia vào hoạt động xuất khẩu và là nguồn thu ngoại tệ lớn
  • Đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường

Nền nông nghiệp của nước ta hiện nay

Trong 75 năm xây dựng và phát triển đất nước, ở bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào, ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn luôn giành được nhiều thành tựu to lớn, đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước, đồng thời là nền tảng và trụ đỡ vững chắc cho nền kinh tế.

Đặc biệt, trong bối cảnh phải chịu sự tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, thiên tai và cơn đại dịch toàn cầu COVID-19, một lần nữa ngành nông nghiệp đã chứng minh được vai trò then chốt của mình khi không chỉ đảm bảo an ninh lương thực mà kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt tới 41,25 tỷ USD trong năm 2020, cao nhất từ trước đến nay. Qua đó giúp Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu nông sản dẫn đầu châu Á. Đồng thời, vượt qua khó khăn, thách thức đó ngành nông nghiệp đã góp phần quan trọng giúp tốc độ tăng trưởng GDP cả năm khoảng 2,65% - đây là chỉ tiêu chung để đánh giá sự phát triển rất tốt của toàn ngành. 

Không chỉ dừng lại ở sứ mệnh đảm bảo an ninh lương thực, khẳng định vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế, mà hiện nay ngành nông nghiệp Việt Nam còn vươn lên trở thành ngành kinh tế năng động, phát triển bền vững và tham gia sâu vào hội nhập kinh tế thế giới.

Cụ thể năm 2021 sẽ là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, toàn ngành NN&PTNT sẽ nỗ lực chủ động, sáng tạo, chung sức, đồng lòng, hiệu quả để xây dựng nên một nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế và thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về nông nghiệp là gì? Đặc điểm, vai trò của nông nghiệp cũng như nền nông nghiệp của nước ta hiện nay. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác, hãy truy cập vào website của chúng tôi: isocert.org.vn hoặc liên hệ đến hotline 0976.389.199 để được giải đáp các thắc mắc và hỗ trợ chi tiết nhất!

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải Bài Tập Địa Lí 10 – Bài 27: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

– Ở các nước đang phát triển, hoạt động nông nghiệp liên quan đến việc làm, thu nhập và đời sống của đa số dân cư, gắn liền với phần lớn lãnh thổ quốc gia, vì thế phát triển nông nghiệp có vai trò quan trọng đặc biệt đối với sự ổn định kinh tế, chính trị và xã hội của đất nước.

Sự phân bố nông nghiệp trên thế giới phụ thuộc vào sự phân đới tự nhiên.

– Năng suất cây trồng phụ thuộc vào chất lượng đất; những vùng đất phì nhiêu, màu mỡ thường là những vùng nông nghiệp trù phú [đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long…].

– Khí hậu và nguồn nước với các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, gió, bão, lụt, … có ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời vụ, khả năng xen canh, thâm canh, tăng vụ…

– Sinh vật cùng với các loài cây to, nguồn thức ăn tự nhiên, đồng cỏ… là cơ sở thức ăn tự nhiên cho gia súc và ảnh hưởng đến việc xác định cơ cấu vật nuôi cũng như sự phát triển chăn nuôi.

– Các cây trồng, vật nuôi cần nhiêu công chăm sóc [như cây lúa nước] phải phân bố ở những nơi có nhiều lao động.

– Chính sách giao đất, giao rừng ở nước ta đã thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ.

– Tiến bộ khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp tác động đến việc nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng, góp phần chủ động trong sản xuất. Các giống cây trồng, vật nuôi mới đã cho nâng suất cao,…

– Thị trường tiêu thụ tác động tới giá cả nông sản, đến việc điều tiết sản xuất và ảnh hưởng đến chuyên môn hóa [ví dụ tác động của giá cả thị trường thế giới đến sản xuất cà phê, cao su ở nước ta trong những năm gần đây].

– Các trang trại thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long, trang trại cây công nghiệp dài ngày ở Tây Nguyên, đông Nam Bộ,…

– Thể tổng hợp nông nghiệp ngoại thành, xung quanh thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chi Minh,…

– Vùng nông nghiệp đồng bằng sông Hồng, vùng nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long…

Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm: nông – lâm – ngư nghiệp có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế và đời sống xã hội, thể hiện 1 việc:

– Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.

– Đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

– Sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ.

– Các đặc điểm:

   + Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế.

   + Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cây trồng, vật nuôi.

   + Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ.

   + Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.

   + Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hoá.

– Đặc điềm quan trọng nhất: Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế được. Vì, không thể có sản xuất nông nghiệp nếu không có đất đai. Quy mô và phương hướng sản xuất, mức độ thâm canh và cả việc tổ chức lãnh thổ phụ thuộc nhiều vào đất đai.

a] Trang trại

– Hình thức sản xuất cơ sở trong nông nghiệp được hình thành trong thời kì công nghiệp hoá, thay thế cho kinh tế tiểu nông tự cấp, tự túc.

– Đặc điểm:

   + Mục đích chủ yếu: sản xuất nông phẩm hàng hoá theo nhu cầu thị trường.

   + Tư liệu sản xuất [đất đai] thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng của một người chủ độc lập [tức là người có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh].

   + Quy mô đất đai và tiền vốn tương đối lớn.

   + Cách thức tổ chức sản xuất tiến bộ đẩy mạnh chuyên môn hóa chứ không sản xuất đa dạng, đa canh], tập trung vào những nông sản có lợi thế so sánh và khả năng sinh lợi cao hơn và thâm canh [đầu tư vốn trên mỗi đơn vị điện tích, đầu tư những công nghệ sản xuất tiến bộ,…].

   + Các trang trại đều có thuê mướn lao động [thường xuyên và thời vụ].

b] Vùng nông nghiệp

– Là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Đây là những lãnh thổ sản xuất nông nghiệp tương đối đồng nhất về các điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội nhằm phân bố hợp lí cày trồng, vật nuôi và hình thành các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp.

Video liên quan

Chủ Đề