Tại sao mùng 5 xui

Mùng 5 14 23 là ngày gì? Tại sao lại có quá nhiều điều kiêng kị trong các ngày này? Bạn đã tìm hiểu về vấn đề này chưa? Nếu chưa biết rõ, thì xin mời bạn dành “xíu” thời gian để đọc bài viết này.

[Giải mã] Mùng 5 14 23 là ngày gì?

Chắc hẳn bạn đã nghe qua ông bà hay nói: Mùng 5, 14, 23 đi chơi cũng thiệt huống là đi buôn. Dù đã được nghe nhiều, nhưng không phải ai cũng có thể hiểu lý do sâu xa của nó. Vậy mùng 5, 14, 23 là ngày gì? Phải kiêng cữ những vấn đề nào trong các ngày này? Nếu bạn thuộc “hệ tâm linh”, bài viết này chính là dành cho bạn đó! Còn nếu không? Biết thêm một vài thông tin cũng bổ ích đúng không nè? Tóm lại, đây chắc chắn là bài viết cực kỳ thú vị.

Mùng 5 14 23 là ngày gì?

Mùng 5 14 23 là ngày gì?

Theo sách phong thủy, kinh nghiệm dân gian thì mùng 5 14 23 Âm lịch là ngày được xem là ngày xấu, không may mắn, không mang lại thịnh vượng. Do đó trong những ngày này thường khuyến khích mọi người không nên xuất hành làm việc gì đó, đi xa hay khai trương.

Nhiều trường hợp, dân gian đồn rằng không kiêng thường xuất hành vào ngày mùng 5 14 23 âm lịch thì gặp nhiều bất lợi. Thậm chí là xảy ra tai nạn ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tại sao mùng 5 14 23 là ngày xấu?

Biết ngày mùng 5 14 23 là ngày xấu nhưng rất nhiều người thắc mắc không biết tại sao lại nói như vậy. Vì vậy dưới đây sẽ là lời giải đáp thỏa đáng:

✪ Xét theo dân gian

Mùng 5 14 23 còn được gọi là ngày nguyệt kỵ. Quan niệm 3 ngày này là ngày cực kỳ xấu, không hợp để xuất hành thực ra đã có từ thời xa xưa. Theo tương truyền, vua thường hay đi thị sát dân chúng vào các ngày mùng 5, 14, 23 trong tháng. Theo tục lệ thời đó, người dân không được phép nhìn thấy mặt vua, nếu thấy sẽ bị phạt nặng, thậm chí là chém đầu.

Do đó, dân chúng thường tránh hết mức phải ra đường vào những ngày này. Để tránh bị “xui xẻo”, ai ai cũng chọn cách ở nhà và truyền lại cho con cháu đời sau kiêng kỵ 3 ngày này. Đây cũng là lý giải cho thắc mắc tại sao mùng 5 không được ra đường.

Mùng 5 14 23 là ngày nguyệt kị

=> Tham khảo thêm: Có nên treo đồng hồ đối diện cửa ra vào không?

Không chỉ là lý do này, trước khi giải thích xâu xa hơn. Mình sẽ cung cấp một số thông tin về nguyên tắc phong thủy. Trong đó, phi tinh trong cửu cung bát quát gồm: Nhất bạch – nhị hắc – tam bích – tứ lục – ngũ hoàng – lục bạch – thất xích – bát bạch – cửu tử. Sao Ngũ hoàng thường được cho là xấu nhất, hay mang họa. Thông thường, cứ phi tinh 9 cung là lại quay về Ngũ hoàng. Vậy nó liên quan gì đến ngày mùng 5, 14 và 23?

Bạn có thể thấy là Ngũ hoàng 5: 5 + 9 = 14; 14 + 9 = 23. Như vậy có thể thấy, nếu đếm từ 1 đến 5 thì 5 nhập vào Trung cung, cộng với số 9 là 14 vẫn là trung cung tiếp, cộng tiếp 9 ra 23 vẫn là trung cung. Như vậy, cả 3 lần đều nhập vào Trung ương. Ở Trung ương [trung cung] ngôi Huỳnh sát là cung hung sát, tuy nhiên cung Thái Tuế [ngôi vua] lại chồng lên nó. Có nghĩa là phải tránh bề trên, nếu phạm thượng sẽ hiểm họa khôn lường.  Trong ba ngày này, mùng 5 là ngày xấu nhất.

Mùng 5 14 23 đi chơi cũng thiệt huống là đi buôn

Bên cạnh đó, ngoài ngày mùng 5, thì hai ngày 14, 23 cộng lại đều ra 5 [1+4=5, 2+3=5]. Thế hệ ông cha cho rằng đây là các ngày “nửa đời, nửa đoạn”. Do đó, làm gì trong các ngày này đều nửa vời, không thành. Một yếu tố nữa là đây cũng là ngày “con nước” tức là triều cường – gây ra những dòng hải lưu bất thường. Gây nguy hiểm cho các thuyền bè, nên mới được xem là ngày xấu.

Vậy mùng 5, 14, 23 đi chơi cũng thiệt huống là đi buôn nói về yếu tố nào? Thực tế ở câu này, ông cha ta có ý rằng đi chơi cũng gặp xui xẻo, chứ đừng nói tới những chuyện lớn như là đi buôn bán, khởi hành công việc.  

✪ Xét theo khoa học

Vào những ngày mùng 5, 14 và 23, chúng ta thường bị ảnh hưởng của một lực tương hỗ với Mặt Trăng. Việc này sẽ làm bạn bị tác động đến sức khỏe, tinh thần. Làm cho chúng ta dễ bị mất đi tự chủ, dẫn đến những sai lầm trong làm ăn, hay tính toán vấn đề nào đó.

Có nên xuất hành ngày mùng 5

Như vậy, bạn đã biết được mùng 5 14 23 là ngày gì cũng như lí giải tại sao như vậy? Vậy vào những ngày này thì nên kiêng cử gì?

Mùng 5 14, 23 kiêng gì?

Theo quan niệm dân gian, vào những ngày này, bạn nên kiêng xuất hành. Đặc biệt là không nên làm các việc lớn như khởi hành công việc, buôn bán, hôn lễ, cúng tế…

 Với thắc mắc: Có nên xuất hành ngày mùng 5? Thực tế hiện nay, vào những ngày này chúng ta vẫn đi làm bình thường. Không phải cứ ở “rịt” trong nhà! Vì hiện nay, chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học cụ thể nào, cho rằng những ngày này là xui xẻo cả.

 Tuy nhiên, “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Với những việc đại sự như cưới hỏi, khai trương buôn bán, làm nhà… bạn vẫn nên né tránh những ngày này. Thứ nhất là để “chuẩn” về tâm linh, thứ 2 là để tâm lý chúng ta yên tâm thực hiện.

Trên đây chính là những lý giải mùng 5 14 23 là ngày gì Tinh Hoa Tự Nhiên chia sẻ trong mục đời sống hôm nay! Tùy theo nhu cầu muốn làm gì trong thời gian này, bạn hãy có những quyết định thích hợp với mình nha!

Người xưa có câu: "Mùng năm, mười bốn, hăm ba - Đi chơi còn lỗ huống là đi buôn" để nói vê những ngày kiêng kỵ ra đường. Thế nhưng không phải ai cũng biết về nguồn gốc và ý nghĩa thật sự của nó, và liệu rằng sự thật có giống như lời ông bà căn dặn. 

Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất đối với người Việt. Đặc biệt, những ngày đầu năm lại càng quan trọng hơn bởi thái độ, việc làm trong những ngày này mang ý nghĩa quyết định tài vận của cả một năm dài.

Chính vì vậy, từ xưa, người Việt đã đặt ra khá nhiều điều kiêng kỵ trong ngày Tết, trong số đó không thể quên câu: “Mùng năm, mười bốn, hăm ba – Đi chơi còn lỗ huống là đi buôn”. Theo đó, người Việt quan niệm rằng mùng 5 không nên ra đường, vì sẽ gặp điềm xui xẻo ngày đầu năm.

Có nên ra khỏi nhà vào ngày mùng 5 Tết? [Ảnh minh họa - Nguồn: Internet]

Lí giải cho điều này, có ý kiến cho rằng những ngày Tết phụ - tức mùng 4, 5, 6 - là ngày ''con nước'', tức ngày triều cường. Những ngày này thường sinh ra những dòng hải lưu bất thường, gây nguy hiểm cho thuyền bè ở vùng vịnh Bắc Bộ. Từ đó, người xưa quan niệm những ngày này thường mang đến điềm xui, nhất là những người đang đi xa [do ngày xưa, phương tiện chủ yếu là tàu thuyền].

Bàn về góc độ khoa học, con người sẽ chịu tác động mạnh nhất của lực tương hỗ với Mặt Trăng vào những ngày này. Đừng nghĩ ảnh hưởng này không nặng nề nhé. Nguồn năng lượng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm con người mất tự chủ, dễ xảy ra sai lầm trong tính toán, hành động. Trong thực tế, đã có nghiên cứu chứng minh rằng số lượng các vụ tai nạn vào những ngày này tăng cao hơn những ngày khác.

Ngoài ra, cũng còn một cách giải thích khác cho quan niệm ngày mùng 5 là ngày xui xẻo, dựa trên sách lịch của Trung Quốc.

Ba ngày mùng 5, 14 và 23 là ba ngày kị trong mỗi tháng nên được gọi là "Ngày nguyệt kị". [Ảnh minh họa - Nguồn: Internet]

Theo đó, ba ngày mùng 5, 14 và 23 là ba ngày kị trong mỗi tháng nên được gọi là "Ngày nguyệt kị". Ngày này là ngày ở Trung cung [ngôi Trung ương ở Hà Đồ] mà Trung cung lại là ngôi vua và lấy số 5 làm biểu hiệu. Đếm từ 1 đến 5 thì số 5 được nhập vào Trung cung, rồi cộng thêm vào số cửu cung [tức là số 9] nữa thì được 14 cũng nhập vào Trung cung, cộng thêm số 9 nữa thì được 23 cũng lại nhập Trung cung nữa. Như vậy là ba lần đều nhập Trung cung [mùng 5, 14, 23].

Ngôi Huỳnh sát là hung sát ở Trung ương [trung cung], mà Thái Tuế [ngôi vua] lại chồng lên ngôi Huỳnh sát, cho nên kẻ dưới phải tránh người trên. Nếu không tránh mà phạm tới bề trên phải gặp hung lai.

Một cách giải thích nữa là dựa theo cuốn "Trâu kiết”. Vào những ngày kị, theo lời kinh dạy, đã do sắc của vua [Trung Quốc] bôi bỏ rồi nên chẳng phải câu nệ. Trái lại, theo sách "Hiệp kì" của nhà vua, xét thuyết giải trên cho là có lý nên vẫn để ý [tức là không bôi bỏ]. Nhưng trong thực tế, những ngày này không phải là ngày xấu. Chúng chỉ là các ngày trong tháng mà nhà vua thường xa giá đi kinh lí hoặc tuần tra khắp hoàng thành. Mỗi tháng nhà vua đi ba lần, mỗi lần cách nhau 9 ngày. Khi kiệu của vua đi tới đâu, người dân buộc phải đóng cửa ở trong nhà, không được lén nhìn hoặc đi lại ngoài đường. Nếu phạm phải lệnh này, lập tức bị chém đầu.

Mỗi tháng nhà vua đi ba lần, mỗi lần cách nhau 9 ngày. [Ảnh minh họa - Nguồn: Internet]

Ngày nay, cuộc sống hiện đại cởi mở, nhiều người không còn đặt nặng vào tục kiêng kỵ như trước đây. Với mọi người, mùng 5, 14, 23 cũng là một ngày bình thường và nhiều người vẫn chọn để làm những việc quan trọng. Và thực tế cuộc sống cho thấy rằng, không phải cứ câu dân gian nào cũng áp dụng vào đời sống hiện đại, nhất là lại áp dụng máy móc lại càng không hợp. Với những thông tin có cơ sở lịch sử, văn hóa và cả nghiên cứu khoa học lí giải cho câu nói này nhưng điều đó không có nghĩa là mọi người ai cũng phải đóng kín cửa “cố thủ” trong nhà. Đó chỉ là một câu nói mang tính tham chiếu để chúng ta cẩn trọng hơn khi ra đường nhé.

Video liên quan

Chủ Đề