Thỏ mẹ mang thai bao nhiêu ngày

Thỏ mẹ thường đẻ vào ngày thứ 30 sau ngày phối giống, có thể sớm muộn hơn 2-3 ngày. Trước khi đẻ 1-2 ngày, thỏ mẹ vào ổ đẻ cào bới ổ rồi nhổ lông trộn lẫn với đồ lót tạo thành tổ ấm rồi đẻ con vào đó, lấy lông đậy kín lại.

Một số thỏ mẹ đẻ lứa đầu không biết nhổ lông làm ổ, hoặc đẻ con ra ngoài ổ đẻ th́ ta cần nhổ lông bụng của nó và lấy đồ lót mềm của ổ khác làm tổ ấm rồi nhặt gom thỏ con đặt vào. Thỏ con sơ sinh không có lông, không mở mắt, không đứng được, nên phải có tổ ấm trong ổ đẻ để bảo vệ chúng khỏi bị chết rét và xây xát da.

Thỏ mẹ mang thai bao nhiêu ngày

Sau khi thỏ đẻ xong, phải kiểm tra đàn con, xem chúng có nằm tập trung không; đàn con có được phủ lông ấm không; đàn con có bao nhiêu con và có con nào chết không. Nếu thấy thỏ con phân tán trong ổ th́ phải thu chúng nằm gọn vào một nơi, lấy đồ lót phủ kín xung quanh thỏ con. Thỏ mẹ chỉ nhảy vào ổ cho con bú một lần trong một ngày đêm. Cho nên sau khi thỏ bú mẹ xong nên để thỏ yên tĩnh bằng cách đưa ổ đẻ ra khỏi lồng thỏ mẹ để tránh thỏ mẹ nhảy vào ổ làm con sợ hăi.

Nếu thỏ đẻ nhiều hơn 8 con/lứa th́ì nên san bớt con sang đàn khác, chỉ nên để tối đa 8 con v́ì nhiều thỏ mẹ chỉ có 8 núm vú. Thỏ con san đến đàn thỏ ít con, nhưng không chênh lệch nhau quá 2 ngày tuổi.

Nên lấy đồ lót của ổ đẻ mới để lót tay đón thỏ đến để thỏ mẹ mới không phát hiện ra mùi lạ th́ì sẽ không cắn con.

Thỏ mẹ đôi khi ăn thỏ con hoặc không cho con bú là do mẹ không có đủ sữa, khát nước. Trường hợp này hay xảy ra ở những thỏ mẹ đẻ lứa đầu, nuôi con vụng. Nếu con mẹ nào ăn con lặp lại lần thứ hai th́ì phải loại bỏ, thay con mẹ khác. Hằng ngày phải kiểm tra đàn con kỹ lưỡng; phải xem chúng có bú no không. Nếu có con nào chết phải nhặt bỏ ra ngay. Nếu thỏ con đói sữa thì phải tìm nguyên nhân để khắc phục kịp thời. Có thể phải cho thỏ con bú nhờ mẹ khác.

Thỏ mẹ nuôi con cần rất nhiều thức ăn và đủ nước uống để sản xuất sữa nhiều. Cho nên phải đáp ứng thoả măn nhu cầu thức ăn và nước uống.

Thỏ con phát triển rất nhanh. Ban đầu thỏ con chỉ ngủ, ít hoạt động ngoài lúc bú mẹ. Khi chúng được 2 tuần tuổi th́ì lông bắt đầu mọc phủ kín ḿnh, mở mắt và đi được. Đến 3 tuần tuổi, thỏ con sẽ ra khỏi ổ và tập ăn thức ăn với mẹ. Từ đó trở đi, thỏ con giảm dần sữa mẹ và ăn được thức ăn ngày càng nhiều. V́ì vậy, khẩu phần ăn của thỏ mẹ phải được tăng dần lên.

Khi thỏ được 5-6 tuần tuổi thì có thể cai sữa mẹ và hoàn toàn ăn thức ăn cứng. Phải chăm sóc hết sức cẩn thận đàn thỏ con mới được cai sữa. Giai đoạn này thỏ con rất dễ bị ốm, chết, bởi vì cơ thể chưa phát triển hoàn hảo lại bị tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh mới như thức ăn, không khí, lồng chuồng… Cho nên, phải quét dọn chuồng rất sạch sẽ, thức ăn nước uống phải sạch và thay mới hàng ngày. Không nên vận chuyển thỏ trong giai đoạn này. Nên để đàn con ở ngay tại lồng chuồng thỏ mẹ đến 8 tuần tuổi mới chuyển đi nuôi vỗ béo ở lồng chuồng khác hoặc xuất bán thỏ giống.

Thông thường nên cho thỏ phối giống lại vào chu kỳ động dục lần thứ hai sau khi đẻ khoảng 16-18 ngày. Như vậy thỏ có thể đẻ được 6-7 lứa/năm. Tuy nhiên, đối với đàn thỏ giống nuôi thương phẩm, khoẻ mạnh và được cho ăn thức ăn dinh dưỡng cao th́ có thể cho đẻ liên tục, tức là cho phối ngay lần động dục đầu tiên, sau khi đẻ 1-3 ngày. Như vậy thỏ có thể đẻ được 8-9 lứa/năm. Nếu gia đ́nh mới nuôi thỏ lần đầu th́ nên cho thỏ đẻ thưa 4-5 lứa/năm là vừa. Khi có kinh nghiệm đáp ứng đủ nguồn thức ăn có dinh dưỡng tốt th́ có thể cho thỏ đẻ dầy hơn.

Khi phối giống luôn luôn đưa con cái đến lồng con đực và theo dõi kết quả phối giống. Nếu con cái chịu đực thì dừng lại, nâng mông để thỏ đực nhảy phối. Nếu thỏ đực giao phối được th́ì ngă trượt xuống một bên con cái, có tiếng kêu. Sau một phút th́ì đưa con cái về lồng của nó và ghi ngày phối vào phiếu để dự kiến ngày thỏ đẻ. Thời gian cho phối giống tốt nhất là buối sáng sớm hoặc buổi chiều tối. Sau khi cho thỏ cái vào lồng thỏ đực khoảng 5 phút mà không phối được th́ì đưa thỏ cái trở lại lồng chuồng của nó và cho phối lại vào ngày hôm sau. Đôi khi thỏ cái có động dục nhưng vẫn cứ nằm sát vào góc lồng chuồng để trốn thỏ đực. Khi đó ta nên giúp chúng phối bằng cách: một tay nắm da gáy con cái, tay kia luồn xuống bụng, nâng mông nó lên để thỏ đực nhảy phối được dễ dàng.

Cách chăm sóc thỏ đực: Yêu cầu đối với thỏ đực là phối được nhiều thỏ cái và đạt tỉ lệ thụ thai cao, thường đạt tỉ lệ trung bình trên 70%. Tránh thỏ đực quá mập mỡ hay quá gầy. Tránh cho thỏ ăn quá nhiều làm cho thỏ đực lười, sản xuất tinh trùng kém. Thỏ đực ngoài cho ăn rau cỏ cần bổ sung thêm lúa, bắp hay đậu. Đối với thỏ đực có thể cho ăn lúa 3 ngày liên tục kết quả phối giống thụ thai sẽ rất tốt. Thức ăn cần giàu đạm và vitamin nhất là vitamin A và E vì chúng có vai trò quan trọng trên cơ sở phát triển tế bào và mô cơ. Thường một thỏ đực có thể phối cho từ 9–12 thỏ cái. Tuổi thỏ đực có thể sử dụng từ 8–12 tháng tuổi.

Tuổi cho thỏ sinh sản: Nên phối cho thỏ ở giai đoạn 8 tháng tuổi đối với thỏ đực và 6 tháng đối với thỏ cái. Ở các trại giống thì thỏ cái sinh sản là 8 tháng và thỏ đực là 10 tháng.

Một thỏ đực có thể nhảy 8–12 thỏ cái (trung bình là 10 con). Thời gian sử dụng thỏ giống tùy thuộc vào: số con thỏ cái đẻ và tình trạng sức khỏe thỏ cái. Nếu thỏ cái đẻ 5 lứa/ năm thì có thể sử dụng trong vòng 3 năm, sau đó thì vỗ béo bán thịt. Còn đối với thỏ đực thì cũng có thể sử dụng trong 3 năm tùy tình trạng sức khỏe và khả năng sai con của nó.

Giống Newzealand, Chinchilla, Californian, English Spo,.....

1. Thỏ Newzealand trắng: Giống thỏ này được nuôi ở nhiều nước và phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới kể cả ở Việt Nam do khả năng thích nghi với các điều kiện sống cao. Giống thỏ này có toàn thân màu trắng, lông dày, mắt đỏ như hòn ngọc, có tầm vóc trung bình, thỏ trưởng thành nặng 4,5 - 5 kg. Mỗi năm thỏ đẻ trung bình 5 - 6 lứa, mỗi lứa đẻ trung bình 6 - 7 con. Một thỏ cái trung bình cho 20 - 30 con/năm. Thỏ cai sữa thường được nuôi vỗ béo đến 90 ngày tuổi thì giết thịt. Như vậy một thỏ mẹ trong một năm có thể sản xuất từ 30 - 45 kg trọng lượng sống nếu nuôi tốt có thể đạt 60 - 90 kg và thêm từ 20 - 30 tấm lông da.

2. Thỏ Californian: Giống thỏ này được tạo ra và phát triển từ Mỹ (khoảng năm 1920) từ 2 giống Newzealand White và Himalyan và sau đó có sự tham gia của giống Chinchilla với mục đích tạo ra giống thỏ có thịt và len có chất lượng cao. Chúng được nhập vào từ Anh lần đầu tiên vào năm 1958. Tuy nhiên đến năm 1960 mới công bố chính thức với số lượng 400 con. Đây là giống thỏ tạo ra được lợi tức cao cho người nuôi thỏ thương phẩm. Đặc điểm của giống thỏ này là có bộ lông màu trắng tuyết, trừ hai tai thỏ có màu đen, mũi, đuôi và 4 chân có màu tro hoặc màu đen. Thỏ trưởng thành có trọng lượng 4 - 4,5kg, con đực nặng khoảng 3,6-4,5 kg, con cái nặng 3,8 - 4,7 kg. Mỗi năm thỏ đẻ khoảng 5 lứa, mỗi lứa khoảng 5 - 6 con. Thỏ này đã nhập vào nước ta ở Sơn Tây (1977) và đã thích nghi với điều kiện khí hậu và nuôi dưỡng chăm sóc. Thỏ Californian có tầm vóc trung bình, tỉ lệ thịt xẻ cao từ 55 - 58% chúng được nuôi phổ biến trên thế giới và đã trở thành giống thỏ nuôi thịt đứng thứ 2 trên thế giới (Sandford, 1996). Tuy nhiên qua thử nghiệm 3 năm nuôi ở ĐBSCL với các loại thức ăn thông thường, giống thỏ thuần Californian tương đối khó nuôi, đẻ kém và tỉ lệ thỏ con hao hụt cao so với thỏ thuần Newzealand.

3. Thỏ Chinchilla: Thỏ Chinchilla lần đầu tiên được trình diễn tại Pháp năm 1913 bởi J.J. Dybowski được tạo ra từ thỏ rừng và 2 giống Blue Beverens và Himalyans được xem như là giống thỏ cho len. Giống thỏ này có 2 dòng: một có trọng lượng 4,5 - 5kg (Chinchilla giganta) và dòng kia khoảng 2 - 2,5 kg lúc trưởng thành. Giống thỏ này đẻ trung bình mỗi lứa từ 6 - 8 con có khả năng thích nghi với các điều kiện chăn nuôi khác nhau. Thỏ có lông màu xanh, lông đuôi trắng pha lẫn xanh đen, bụng màu trắng xám đen.

4. Thỏ English Spot: Giống thỏ English Spot được chọn lọc và phát triển ở Anh Quốc. Chúng có tầm vóc trung bình, trọng lượng trưởng thành 2,5 - 3,5 kg ở cái và đực. Nó có đặc điểm là thân có màu lông trắng với các đốm màu sậm ở trên cơ thể, tai thẳng đứng, mông rộng tròn và hơi lớn hơn phần vai, chân dài và mảnh khảnh. Giống này được nhận biết với các đốm sậm màu ở 2 vòng mắt, má và tai, sống lưng và đuôi. Các đốm này có màu sắc phổ biến là đen, xanh dương, sô cô la, nâu vàng… Giống thỏ này hiện nay cũng tham gia khá phổ biến vào máu của con thỏ lai ở Việt Nam.

5. Nhóm thỏ Việt Nam: Nhóm thỏ ở Việt Nam được du nhập từ Pháp vào khoảng từ 70 - 80 năm trước. Chúng đã được lai tạo giữa nhiều giống khác nhau, nên đã có nhiều ngoại hình và tầm vóc khác nhau, phần lớn có lông ngắn, màu đen, trắng mốc, khoang trắng đen, trắng vàng, trắng xám có thể trọng khoảng 2 kg. Người ta gọi tên theo màu sắc lông như:

+ Thỏ gié thì nhỏ con, nhẹ cân, có trọng lượng 2,2 - 3kg. Nhìn chung nhóm thỏ này có màu lông khoang, lang hay đốm, trắng, vàng đen, xám,…Riêng màu lông ở phần dưới bụng, ngực, đuôi có màu xám nhạt hơn hoặc màu xám trắng. Màu mắt đen, đầu nhỏ, lưng khum trọng lượng trưởng thành 2,5 - 3kg;

+ Thỏ đen có lông ngắn, có màu đen tuyền, màu mắt đen, đầu to vừa, miệng nhỏ bụng thon, bốn chân dài thô, xương thô. Trọng lượng trưởng thành 2,6 - 3,2kg. Một vài nơi có các giống thỏ lông xù màu trắng do có màu của giống Angora.

Đặc điểm sinh sản của hai giống thỏ màu xám và màu đen của Việt Nam có khác so với thỏ mới nhập nội và thỏ lai thương phẩm khác. Chúng vẫn còn bảo tồn tính năng sản xuất của thỏ rừng xa xưa như động dục sớm 4,5 - 5 tháng tuổi, mắn đẻ sau khi đẻ 1 - 3 ngày đã chịu đực phối giống lại, thỏ vừa tiết sữa vừa nuôi con và có chửa nên nếu gia đình có điều kiện tốt thì thỏ sẽ đẻ liên tục, mỗi năm từ 7 - 8 lứa và dao động từ 4 - 11 con/ lứa. Một trong những tập tính của thỏ là thỏ nhổ lông làm ổ đẻ, đối với tập tính này thỏ đen và thỏ xám Việt Nam thể hiện rõ hơn so với thỏ nhập nội. Các thỏ trước khi đẻ thường tự lấy rác, rơm cỏ vào ổ và tự nhổ nhiều lông bụng, lông ngực để trộn thành tổ ấm mềm, để đẻ con trong đó, ít có trường hợp đẻ con ngoài ổ. Sức đề kháng của thỏ Việt Nam và thỏ lai tốt hơn thỏ nhập nội. Nhóm thỏ lai ở vùng ĐBSCL được lai tạo từ các giống thỏ ngoại nhập vào Việt Nam những năm 90 với thỏ lai địa phương, chúng có tầm vóc khá, màu sắc đa dạng pha trộn giữa các giống như Newzealand, Chinchilla, Californian, English Spot…Trong điều kiện nuôi dưỡng còn hạn chế về dinh dưỡng hiện nay với thức ăn thô xanh và bổ sung các loại phụ phẩm thỏ cái trưởng thành (đẻ lứa 3) đạt 3,2 - 3,8kg. Thỏ thịt nuôi từ 4 - 4,5 tháng đạt 2,2 - 2,4kg. Đây là nhóm thỏ được nuôi chủ yếu ở ĐBSCL cho thịt rất hiệu quả vì tận dụng được nguồn thức ăn rau cỏ địa phương.